Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

9.2.22

tháu cáy

 



Ngôi sao của quỷ và Người tuyết tiếp tục series thanh tra Harry Hole, tôi rất thích hình tượng tác giả xây dựng cho Harry: nghiện rượu bất cần ngang bướng kiêu ngạo mù quáng... chỉ cho thấy một điều chắc chắn là, người này sẽ đi đến cùng, không nửa vời, chỉ cần lăn tăn một tiểu tiết nhỏ trong vụ án, họ cũng sẽ không buông tha nỗi ám ảnh. Tôi không chút thất vọng với tác giả trinh thám Bắc Âu Jo Nesbo yêu thích của mình, nếu phải thất vọng thì đau đớn lắm, phước thay 🙂


Ngôi sao của quỷ đọc trước nhé, giải quyết xong với nhân vật hai mang Prince Hoàng Tử [các mắt xích chóp bu hơn thì chưa] - người liên quan đến cái chết đồng sự Ellen của Harry Hole ở Chim cổ đỏ, còn Người tuyết có lẽ đã có thêm vài sự kiện ngay sau Ngôi sao của quỷ vì đến phần này, phòng làm việc của Harry đã có thêm 2 đồng sự quá cố, tuy nhiên ở phần này xuất hiện một nữ đồng sự mới của Harry, có nhiều nét tính cách và khả năng tư duy giống Harry. Chi tiết đến già nửa Người tuyết Harry mới phát hiện ra thân phận của nữ đồng sự, Jo Nesbo cố tình tạo ngã rẽ cho mê cung vụ án hơi vụng, với độc giả đọc trinh thám nhạy chút là phát hiện ra sớm rồi


ở cả 2 phần này, hung thủ là những nhà viết kịch già dơ, tình tiết chồng chéo như một bức tranh ghép khó chơi, thậm chí khi đã cố gắng phân loại và bắt đầu từ những phân mảng chi tiết ít ỏi đã biết để đi tìm cái chưa biết thì vẫn đầy bất ngờ. Có một nguyên tắc với những hình tượng điều tra phá án bằng trực cảm và tư duy như "thôi miên ý thức" kiểu Harry Hole, là: ta không biết mình tìm gì cho đến khi ta thấy nó, trong quá trình tìm kiếm, cái ta chủ định tìm không thấy cũng quan trọng ngang cơ cái ta không tìm mà thấy và đừng cố ấn một miếng ghép mà ta nghĩ rằng khớp rồi tiếp tục đi theo chiều hướng ấy để đặt giả thuyết, dù đôi khi đặt ra giả thuyết của giả thuyết cũng là gợi ý không tồi [nghĩ về điều không thể theo cách có thể]


mê cung dựng ra trước mắt, phải vào mê cung thì mới có con đường dẫn ra khỏi mê cung, ngay cả khi biết rất rõ mê cung ấy là dead line và đối mặt với ta là kẻ tháu cáy lão luyện


tôi thường không đọc được tiểu thuyết tình cảm hay truyện ngôn tình vì nó cho tôi cảm giác chúng không phải những câu chuyện tình yêu, thậm chí cảm xúc đuội chuội đuột. Khi đọc truyện trinh thám, thì tôi lại có cảm giác đây là những gì mà khi người ta yêu, người ta có thể bị số phận giật phắt ném vào, hay cho lên sân khấu như sắm vai chính của vở kịch, như 2 phần này trong series Harry Hole thì chuyện tình - ngoại tình, chẳng hạn. Chưa nói đến việc, đọc và hình dung biểu cảm, tâm lý, hành động của các nhân vật trong thể loại trinh thám [mà thật sự có thể loại hay sao :)))], dù là nhân vật thoáng qua, luôn khiến tôi có cảm giác một thế giới sặc sỡ màu sắc, hình ảnh. Nó sặc sỡ vì nó thật, không giả tạo nhờ nhợ. Tôi đặc biệt thích trinh thám Bắc Âu bởi chất văn của nó, chậm mà nhanh, một người bị ám ảnh bởi các giấc mơ như tôi, lặng im nhìn chữ khi nghe Harry nói, chỉ 2 câu thoại cộc lốc với sếp khi vừa chớm thoát cơn say "Không muốn ngủ. Không muốn mơ" [Giấc mơ sẽ là cứu cánh khi ta chấp nhận được sự đoạ đày của nó], hay tôi nhớ ở một quyển trinh thám nào đấy nhân vật thanh tra chìm đắm vào ảo ảnh ký ức để mất em mình trong bão tuyết... nó khiến tôi phải dừng lại 


lúc trẻ tôi nói với một người khi anh ấy ốm yếu bệnh tật rằng cuộc sống của em sẽ ra sao khi không có anh; khi trưởng thành hơn, nhìn cái nhìn ngang bằng có phần chếch xuống câu chuyện của mình nhưng do người khác viết ra, tôi nhận ra, ở vị trí người bạn của mình, anh đã đảo câu nói ấy thành, cuộc sống của em sẽ ra sao khi có anh và tôi hiểu những gì anh nói với tôi khi anh còn minh mẫn. Tôi bắt gặp tình thế này trong Người tuyết 🙂, mindset giới luôn vậy. Đến một lúc, tôi nhận ra mindset của mình càng lúc càng xa giới nữ, trước tôi thường thấy mình có phần giống cô gái nhân vật chính trong Kiêu hãnh & Định kiến, còn giờ, thế giới thống khổ Kafka có lẽ mới là lâu đài của tôi 


Không có nhận xét nào: