Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

27.4.17

Chết cũng không dễ như sống



Romain Gary tiếp :p
(các cụ bội thực chưa, người ta gọi là rồ sách, ma sách ám đấy :p)
Tôi mở màn có thể rất ngu, dân không chuyên mà. Tôi bắt đầu nhé, bắt đầu bằng cái autofiction (tự hư cấu):”Tự hư cấu về bản thân mình, dựa trên một số/nhiều yếu tố tiểu sử có thật, làm lạc lối, rối trí người đọc, gây ra những bất ổn về cảm nhận/nhận biết/đạo đức về sự thật". Người đặt ra thuật ngữ autofiction là Serge Doubrovsky trong tiểu thuyết Fils (tôi không biết ông này đâu, có đọc gì đâu mà biết). Nhưng nói tới autofiction là vì khái niệm này tận những năm 1970 (Fils in năm 1977) trong khi Romain Gary của tôi đã sử dụng kỹ thuật này từ năm 1960 qua tiểu thuyết được dịch ở VN dưới tên Lời hứa lúc bình minh, chưa nói đến Chó trắng (1970) cũng dùng kỹ thuật này. Ở Lời hứa lúc bình minh, Romain Gary trở thành nhân vật trong tiểu thuyết, dùng tiểu thuyết để tự hư cấu. Nhà văn trở thành nhân vật trong văn bản, các mối quan hệ nhà văn-nhân vật, nhà văn-văn bản, đời sống thực-hư cấu… được thiết lập, và từ đó nó gây ra một sự rối trí ở người đọc, đôi khi lạc lối và cảm giác đi lòng vòng quanh co rồi lại trở về chỗ cũ cho những độc giả có sự quan tâm đặc biệt tới nhà văn ấy. Trong trường hợp của tôi là Romain Gary, sự kết hợp của chứng nghiện viết và nói dối bệnh lý, một con tắc kè hoa màu mè hài hước và sầu muộn đau đớn được trộn quánh lại với nhau, đôi lúc tôi cảm thấy vô cùng rối trí. Nhưng không sao, chưa tới mức ma sách ám mặt xám ngoét đâu, tôi đã đọc 5 quyển tiểu thuyết của Romain Gary nhưng cái may mắn của tôi, là cho tới tận lúc này, vừa kết thúc Bao người chờ đợi (Nền giáo dục Châu Âu) thì với tôi, vẫn không gì tuyệt vời được như Lời hứa lúc bình minh, tức là tôi vẫn chỉ chọn giai đoạn Roman Kecew là Romain Gary làm giai đoạn tôi chuyên chú, giai đoạn Emile Ajar như một sự quan tâm đầy đủ để bao quát tác giả tôi yêu thích mà thôi.
Bao người chờ đợi (Nền giáo dục Châu Âu hay Giáo dục Châu Âu) là tác phẩm đầu tay của Romain Gary, tôi đọc phộc tu, quyển đầu tiên của ông lại là quyển thứ 5 tôi đọc cho cả 2 bút danh, 2 giai đoạn sáng tác. Tiểu thuyết đầu tay được viết trong giai đoạn Romain Gary làm phi công lái máy bay ném bom, viết trong lúc nghỉ giữa các giờ lái (hơn 65 giờ bay và thực hiện 24 phi vụ thành công), tức là câu chuyện có thể ngừng bất cứ lúc nào vì không biết còn sống để tiếp tục viết hay không và đúng là Bao người chờ đợi được kết cấu như vậy, có thể ngừng ở bất kỳ đâu, tính liên kết trong tác phẩm đầu tay của Gary không cao, mỗi nhân vật, tình tiết, mỗi mẩu chuyện là một chương ngắn gọn, dẫn dắt người đọc hình dung cuộc kháng chiến chống phát xít Đức của nhân dân Ba Lan. Các nhóm kháng chiến tiến hành đấu tranh rời rạc, không có sự lãnh đạo chung, thậm chí bắn nhầm lẫn nhau. Câu chuyện diễn ra vào mùa đông trong những cánh rừng Ba Lan đầy tuyết phủ và những căn hầm dưới tuyết, với thức ăn duy nhất là khoai tây, những nhóm du kích Ba Lan, nhân dân Ba Lan trải qua những câu chuyện, hoàn cảnh của riêng mình, từ đó họ học được bài học, sự giáo dục của mình: họ phục kích, bắn chết lính Đức nhưng người đó lại chính là người có khả năng làm cho một cậu bé “phe mình” hiểu thế nào là âm nhạc, là nghệ thuật, là điều tuyệt diệu của cuộc sống; một người cha thân Đức nhưng con lại đi theo kháng chiến, mỗi người theo đuổi một ý thức riêng, số phận của một nòi giống là phải sống chứ không phải chết đẹp hay chỉ vì muốn viết “Tự do muôn năm” trên tường các nhà xí; một cô gái trinh sát hy sinh trinh tiết làm nô lệ tình dục cho lính Đức để moi tin; một ông lão lên án con mình vì chiến thuật rút quân không ở lại giữ làng… tất cả những cái chưa làm trọn, chưa làm đủ các việc cần phải làm, có thể là bài học cho nền giáo dục Châu Âu, chỉ ra con đường, cách thức để giải phóng Châu Âu khỏi họa phát xít dựa trên những thiếu hụt của các câu chuyện du kích Ba Lan (Tiểu thuyết này được viết khi chiến tranh chưa kết thúc):”Không có cách nào khác để bắt buộc những con kiến phải tránh xa con đường quen thuộc xưa nay. Chúng leo qua vật chướng ngại không chủ ý và vội vàng… Phải có gì khác hơn là một cuốn sách mới làm cho chúng tránh xa con đường, con đường mà hàng triệu con kiến khác đã đi theo trước chúng, mà hàng triệu con kiến khác đã vạch ra. Thử hỏi từ bao nhiêu thiên niên kỷ nay rồi chúng nó đã phải vất vả như vậy và còn phải biết bao nhiêu thiên niên kỷ nữa chúng sẽ còn phải vất vả, cái giống ngộ nghĩnh, bi thảm và không biết mệt này… Đấu tranh và cầu nguyện, hy vọng và tin tưởng dùng để làm gì? Thế giới mà trong đó những con người đau khổ và chết đi cũng chính là cái thế giới mà trong đó những con kiến đau khổ và chết đi: một thế giới ác nghiệt và khó hiểu, trong đó điều duy nhất đáng kể là phải mang đi thật xa một cọng cỏ mơ hồ, một mẩu rơm, đi xa hơn nữa bằng mồ hôi trên trán và nước mắt lẫn máu, luôn luôn xa hơn nữa! Không bao giờ được dừng lại để thở hoặc để hỏi tại sao…”
- Bao người chờ đợi có những đoạn với tôi được viết đẹp tuyệt vời, tất nhiên với Romain Gary thì cái đẹp là đau đớn, là chương gần cuối có đoạn Đôbơranxki viết và đọc cho mọi người nghe, có đầu đề: Ngoại ô Xtalingrat, về dòng sông Vônga ôm lấy, xoáy nước quanh xác của những người lính và chương có đoạn về cậu bé Do Thái nhìn Gianếch ăn khoai tây trong cào xé của cái dạ dày trống không, chính chú bé ấy chơi đàn vĩ cầm trong giá lạnh, chết khi đang ôm chặt cây vĩ cầm trong tay hoặc đoạn đối thoại của Gianếch với người đàn ông Đức trước khi chết, người đã cho cậu biết âm nhạc nghĩa là như thế nào (nó là tiếng sét, là sự trúng bả)
- Cách đây khoảng 9 tháng, tôi có đọc một tiểu thuyết của Hà Lan, Còn chị còn em (Tessa de Loo) cũng có đề cập đến những suy nghĩ rằng người dân Đức cũng chịu chung số phận là nạn nhân, ở Bao người chờ đợi, nó được nói dưới dạng những câu hỏi: "Làm thế nào mà nhân dân Đức có thể chấp nhận những điều đó? Tại sao họ không vùng lên? Tại sao họ chịu lãnh vai trò đao phủ? Có thật lương tâm Đức bị tổn thương, bị chế giễu vì không có một chút gì nhân đạo, đã vùng lên và đã từ chối khuất phục chăng?”
- Bao người chờ đợi của tôi là bản bên trái, còn bản bên phải là của bồ câu xe đạp xanh. Hôm trước tôi có nói chuyện với anh bạn, anh hỏi tôi đọc chưa, tôi bảo mình đọc được mấy chục trang rồi dừng, lúc ấy tôi cũng không thể nhớ được lý do tại sao mình dừng đọc, khi mà đây là Romain Gary của tôi cơ chứ, tối hôm ấy về lấy sách ra đọc, hiểu ngay ra vấn đề, đó là tên nhân vật bị phiên âm kiểu Gianếch, Dốxka... tên ngắn như thế này thì tôi nhớ được, nhưng về sau có rất nhiều tên phiên âm ra dài là dài, kiểu đọc phải thành 4-5-6 âm í, và tôi không thể nhớ được, nên tôi buông sách 
- Tôi hình dung lại việc viết của Romain Gary qua những quyển tôi đã đọc:
Giai đoạn Romain Gary: Bao người chờ đợi (1945), Lời hứa lúc bình minh (1960)
Giai đoạn Emile Ajar: Chó trắng (1970), Quất Quít (1974), Cuộc sống ở trước mặt (1975)
Thì có đặc điểm tôi nhận thấy rõ nhất: Giai đoạn Romain Gary là cái gì đấy khiến người đọc xúc động bị sét đánh bị trúng bả bị mũi tên xuyên bị bỏ bùa, nó là cái, nói như Flaubert “luôn cố gắng đi vào tâm hồn sự vật” và nó có tính nhịp điệu rõ rệt hơn hẳn giai đoạn Emile Ajar, giai đoạn Ajar thổi bùng và lóe lên gấp gáp, là hài hước nhưng chua cay sầu muộn trộn quánh lại và ông không biết làm gì hơn là ném chúng, nhét chúng vào việc viết như trốn chạy, viết một cách cẩu thả, viết cho xong, như trong Chó trắng:”khi anh vấp phải một cái gì đó mà anh không thể làm thay đổi được, không thể giải quyết được, không thể vực dậy được thì anh loại trừ nó ra. Anh tống nó vào trong một quyển sách. Sau đó anh không bị nó đè nặng lên mình nữa. Anh ngủ được hơn” và như vậy, giai đoạn Ajar là giai đoạn hễ cứ có nhu cầu được phân lập, được tách biệt, được tha hóa thì tức khắc ông bắt tay vào việc viết, viết như một cách thức sáng tạo một thế giới mới, như giai đoạn lột da ở rắn. Nên tôi sẽ đặc biệt chú trọng giai đoạn Romain Gary vì với tôi đây mới là giai đoạn ông là nhà văn mà tôi yêu, sắp tới đây, rất có thể Goncourt của Romain Gary sẽ xuất hiện bản dịch tiếng Việt, với tôi thì đúng là nhìn thấy khủng long bạo chúa <3 p="">

từng sợi tóc

khi tôi quan tâm tới người đàn ông nào, tôi thường để ý những người phụ nữ gắn bó với họ. Đó là lý do tôi đọc Dacia Maraini sau 6 năm có quyển sách này trong nhà
vào một ngày cảm thấy mình mềm mại như hôm nay, tôi muốn đọc lại quyển tiểu thuyết nữ tính monh manh sương khói Nữ công tước Marianna Ucria, để như được chui ra từ một hốc nào đấy nhìn ngắm không phải thật gần mà là đủ xa cuộc đời nhân vật cũng như những mô hình số phận, dù là hư cấu, để được lặng im chứng kiến sợi chỉ thời gian treo trên từng sợi tóc của mình.
sự lặng im của phụ nữ là như thế, chúng tôi có nó hay kiếm tìm nó, là như thế

21.4.17

hứng chịu sự cô đơn, hay là tại sao tôi đọc sách ế :p



sách ế là sách không ai mua; sách bán chạy, sách được mua nhiều chưa chắc đã được đọc, nói gì đến sách ế :v. Thế sao lại có người đọc sách ế? Người khác thì tôi không biết, nhưng nếu lấy việc hiểu mình mà suy ra thế giới thì tôi giải thích ngắn gọn: 1, sách ế, tôi muốn đọc nó để lý giải vì sao nó ế. 2, tôi vốn ít khi đặt niềm tin vào đám đông nên sách bán chạy tôi ít đọc, sách ế thì tôi hẳn là sẽ đọc
Nói vui chuyện ấy để nói về đọc bà Colette. Một người bạn chuyên mua sách ế (cao thủ sách ế hơn tôi 8-9 phần công lực) đã ném cho tôi Nàng mèo như một lời nguyền kiểu "đọc hết chỗ sách gần 20q ấy đi rồi tôi sẽ cho cô quyển sách mà cô đang tha thiết năn nỉ" (may quá, thoát được lời nguyền của phù thủy zồi). Nàng mèo kể câu chuyện về một anh chàng cô đơn, ích kỷ và đầy chất thơ hăm ba hăm tư tuổi, nuôi và yêu tha thiết ả mèo của mình. Chả hiểu người đàn ông quyến rũ như thế lại bước vào hôn nhân làm cái của khỉ gì, nhất là với bộ mặt bước vào hôn nhân như bị kết án chứ :))). Lại gặp đúng cô vợ trái dấu thế là đâu có mấy tháng thì chia tay chia chân. Đúng kiểu chúng ta không mơ cùng giấc mộng. Là một phụ nữ vừa gìa vừa ế vừa nuôi một ông mèo cũng vừa gìa vừa ế (do hoạn rồi, mất ngọc rồng sung sướng rồi, anh méo có cần cái gì nữa ngoài ăn như heo), y thị đưa ra kết luận: hôn nhân có thể tiến triển rất tốt hoặc rất xấu, chả ai thực sự biết thế nào thì hơn, nhưng mà cái đó đó (rất tốt hoặc rất xấu í) không bao gìơ cùng đi một hướng hớ hớ hớ :v
Câu chuyện của Nàng mèo không có gì đặc sắc, nhưng tại sao tôi lại đọc tiếp luôn một quyển khác cùng tác gỉa Colette
Vì: 1, tâm lý nhân vật nam được xây dựng lạ lẫm so với những nhân vật nam tôi từng biết. Tôi thích nhân vật này, nhất là bộ dạng bị kết án của anh ta kể từ lúc chuẩn bị cưới đến khi "đang trong hôn nhân", một bộ mặt bị kết án khiến tôi tò mò
2, giọng văn của Colette viết về mèo, về tình bạn người và mèo, về khu vườn, cây cối, ánh trăng... qua  con mắt của nhân vật nam chính rất gợi cảm, nữ tính, đôi chỗ đọc mà tay phải mơn man trên sách như vuốt ve vì độ gợi cảm của nó, cứ như thể nam chính yêu con mèo như yêu một nàng tên Mèo :*
3, Nàng mèo vỏn vẹn có hơn 200 trang thì dịch gỉa Phương Quỳnh dành 50 trang cuối sách, có tham khảo các nguồn để viết về Colette, vì đọc 50 trang này mà tôi đã rất tò mò về Colette, và có ngay câu trả lời tại sao bà ấy có thể viết về khu vườn, các cây hoa, loài mèo như chúng đang ở ngay trước mắt bà, và đặc biệt, sao bà lại xây dựng được nhân vật thoát khỏi lối mòn như thế :)
Chắc là cũng có duyên với sách ế thật, nên đang lúc đọc dở Nàng mèo, đi ngoáy sách cũ lại gặp luôn Chừa yêu, bản dịch của bác Huỳnh Phan Anh. Tôi gần như không biết gì về dịch gỉa HPA nhưng như những gì tôi để ý thì bác HPA chịu khó dịch các tác gỉa mới với mảng văn học dịch, dịch những quyển không mấy nổi của tác gỉa ấy... nó được xem như hình thức đất vỡ hoang, tôi trân trọng những việc làm như vậy.
Chừa yêu cốt truyện lan man hơn Nàng mèo nhiều, cái may của tôi là đọc Nàng mèo trước nên có 50 trang về Colette, nhờ đó khi đọc Chừa yêu nhận ra rằng những chi tiết trong con người cá nhân của Colette được bà đưa hết vào tiểu thuyết thành nhiều con người trong trang sách, gần như cá tính, sự kiện, những nỗi buồn, thất vọng, ước  muốn, cô đơn, mệt mỏi, sự bướng bỉnh... của bà đựơc đưa hết vào sách qua các nhân vật nữ; những sự kiện lưu dấu ấn của bà trong dư luận cũng vậy nhưng được bẻ lái và không ai thực sự biết sự thật có đúng như dư luận hay không, hay sự thật nằm ở trong chính các tác phẩm của bà (chuyện có quan hệ đồng tính, chuyện yêu con riêng của chồng, chuyện những mối tình giằng xé, chán chường, phi luân theo quan niệm thời kỳ ấy...)
Colette là sự kết hợp của hai nhân vật nữ trong Chừa yêu: Annie nổi loạn khóc vì những thiếu vắng, nô lệ cho thân xác của chính mình, luôn luôn chọn sẽ đi, đi để tiếp tục tìm kiếm đam mê cũng như sự bội bạc  và Claudine, nhân vật xưng tôi, sẵn sàng sống với hình ảnh lụi tàn của mình một cách kiêu hãnh dù sự kiêu hãnh ấy phải hứng chịu trọn vẹn sự cô đơn.
Đọc sách ế là một sự kiên nhẫn đến lì lợm, thế còn người đọc những dòng viết linh tinh về sách ế thì sao :p
chắc chắn là dị nhân :v
g9world <3 p="">

16.4.17

xung động ăn cắp

Quyển sách đầu tiên tôi lấy trộm là năm lớp 6. Từ nhà tôi đi bộ ra nhà sách rất gần, nhà sách cũng chính là nơi tôi thích đến nhất. Bố tôi rất nghiêm khắc, ông dạy chúng tôi như thể lũ trẻ này đang sống trong môi trường quân đội. Không thể có những việc sai trái như ăn trộm/cắp, nhưng rồi thực tế đấy, tôi đã làm chúng, một thời gian dài. Việc làm này diễn ra lần đầu, không hề có lý do cụ thể. Tôi nhìn thấy quyển truyện cổ tích ấy và muốn thử lấy nó, không một chút nào nghĩ tới hậu quả. Ra khỏi nhà sách, không ai biết quyển sách đã bị lấy trộm, tôi như có một bí mật vô cùng lớn. Một thế giới của riêng mình tôi, chỉ có tôi biết, tôi hoàn toàn tự do trong thế giới ấy. Tôi lặp lại việc này nhiều lần, sách, đồ chơi nhỏ nhỏ xinh xinh, từ điển...trang phục tôi thích nhất khi đánh xoáy các món là chiếc áo có mũ (đến giờ tôi vẫn đặc biệt thích loại áo này), rất dễ dàng, nhét vào mũ và ra khỏi cửa, thản nhiên như không, âm thầm sung sướng và hồi hộp cho một phi vụ nữa.
Rồi tôi cũng bắt đầu bị mất sách, các món đồ chơi bị thất lạc. Tôi hiểu tôi bị mất gì đó là như thế nào. Lần bị giật mất cặp xách trên đường, vào một ngày trốn học. 3 cậu choai choai ấy đã dùng chính cái cặp của tôi để che biển số xe Dream, phóng lên cầu và cười sảng khoái. Tôi vui cỡ nào khi thành công trong việc trộm sách thì 3 cậu choai ấy cũng vui vậy đó. Độ tuổi ấy, tôi vẫn thó sách và đồ chơi, nhưng ít hơn. Càng muốn trốn tránh thực tế, tôi càng bị hút vào việc lấy trộm. Phải đến khi học điều dưỡng, môn Nhi, đi thực tế khoa Nhi, tôi bắt đầu biết yêu trẻ nhỏ. Vì yêu nên mới tìm hiểu, lúc ấy thứ tôi quan tâm là tâm lý bệnh Nhi. Sau này, hai cô sinh đôi cùng cha khác mẹ với tôi, cũng mắc chứng xung động ăn cắp này, rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân thấy rõ nhất của hai em là việc bị cha mẹ bỏ rơi. Tôi không bị vậy, nhưng từ nơi nào đó, tôi thấy lạc lõng với cha mẹ, nên hiểu, vì chúng sẽ có cảm giác của việc muốn một thế giới khác, muốn làm điều ấy để nghĩ chúng có khả năng thay đổi thực tế, có khả năng có được điều chúng muốn. Nhắc nhở, bảo ban...dù biết sẽ vẫn tái diễn, việc làm ấy thưa dần thưa dần, cho đến khi trưởng thành hơn, rồi sẽ chấm dứt thôi. Tôi nghĩ vậy.
Sau này, cửa hàng của tôi cũng đôi ba lần mất cắp, tôi nghĩ về vòng tròn luân hồi nhân quả. Tôi phải nhận lại những gì tôi đã gieo. Một cách thẳng thừng, cô sinh viên đi xe đạp mini ấy lấy món đồ của tôi, có thể vì quá thích mà tiền không đủ hay cần nó cho việc làm thêm. Cây son dùng thử của tôi đáp ứng tâm lý hoảng loạn của phụ nữ lần đầu làm mẹ. Ipod của tôi mất vì tôi đã tạo cơ hội cho hai ông tướng ấy nảy sinh lòng tham...
Mỗi khi nghĩ lại việc mình từng ăn cắp như thế nào, tôi hay tủm tỉm cười. Việc làm ấy ở thuở bình minh cuộc đời là một việc khiến tôi vui vẻ. Tôi không quan tâm tới hậu quả, tuổi trẻ ngông cuồng và rồ dại. Nếu lúc ấy có một ánh sáng dù nhỏ thôi, cũng đủ nhen nhóm thế giới tối đen trong tôi, có thể nó vẫn tối, nhưng không tồn tại lâu. Theo thời gian, nó sẽ tự khép lại, như bao thế giới khác trong chúng ta, mở ra và khép lại. Không có gì đáng lo. Nếu có ánh sáng thì chỉ nên là một thông điệp. Đừng trừng phạt vì nó có thể rất buồn, một vết thương lần hồi, làm cách chi thì cũng sẽ ở đấy, tấy đỏ và sẹo lồi chằng chịt, thế giới ấy đóng sập lại, càng tối đen hơn, góp thêm một điên rồ vào đám đông điên loạn, không ích chi.
Bệnh dịch buốt lòng. Thời tiết sốt ruột.

160414

10.4.17

Trẻ em trong ngọn lửa chiến tranh




Trẻ em trong ngọn lửa chiến tranh của họa sĩ Nhật Bản Chihiro Iwasaki, rất ít chữ, tranh sử dụng chủ yếu màu chì trung tính, tối giản nét vẽ nhưng người đọc có thể cảm nhận đôi mắt ngây thơ buồn, đôi môi hồng đã từng vui cười và trái tim trong sáng của trẻ em in hằn lên cánh hoa Anh thảo đỏ nở quanh phòng tranh của tác gỉa như đang thì thầm thổn thức "Cuộc đời chúng mình chỉ biết có chiến tranh"
"Trong ký ức bọn trẻ chỉ có
Máy bay B52
Rừng cây cháy trụi
Máy bay "Thần sấm"
Lửa cháy rừng rực
Làng xóm tan hoang
Con tắc kè chạy trốn
Cây dừa gẫy gập"
Quyển sách được xuất bản trong chương trình hợp tác của quỹ tưởng nhớ họa sĩ Chihiro Iwasaki và Nhà xuất bản Iwasaki. Tất cả nguồn lợi từ việc bán sách được dùng để hỗ trợ những trẻ em Việt Nam nạn nhân của chất độc màu da cam.

4.4.17

M là ai

Bài này M viết đầu 2007, lúc í mình và M chưa gặp nhau hoặc rồi mà mình không biết, vì yêu nhau 5 năm, 5 năm sau ngày M mất thì mình mới biết mình là người thứ 3 mà không hề biết gì. Người phụ nữ kia cũng vì nhớ thương mà tìm từng mẩu kí ức, nhờ đó tìm ra mình. Với mỗi người M vẫn là M nhưng dưới căn cước khác.
Từ cuối năm 2016 biết được việc này, mình cũng lần từng mẩu kí ức, ghép lại để biết thực sự thì mình đã yêu một người như thế nào, ai thực sự đã chết :(
Lâu lắm rồi không buồn, mình tưởng rằng ngày mình biết M yêu không chỉ mình mình là ngày buồn nhất, nhưng hóa ra không phải. Vẫn chưa biết buồn nhất là khi nào và đến bao giờ
Đọc cho lắm trinh thám vào Lốc ngu ạ :)))
-------------
Poverty at Vietnam

Poverty Alleviation of Noong Con Village, Lau Chau Province, Vietnam
Noong Con is an isolated rural village located in a mountainous area in the Lai Chan Province of Vietnam, which is about 50 kilometers away from other communities. Since the mountains are barren, soil is infertile and water is scarce. Rain is the main source of water supply for human consumption and agricultural production. Rainfall is seasonal which starts from March – June and August – November. 
The villagers only grow corn, which is mainly their food. Their corn harvest is low because of their infertile soil and low rain water supply. They do not grow rice, vegetables and fruits to supplement their corn food. Once in a while, they go out to far away markets to barter left over corn for some salt, sugar and other simple goods. 
Naong Con’s three villages is comprised of about 60 families, with each family having 10-12 children. Because of poor nutrition and high disease incidence, there is high death mortality. It is for this reason that parents desire to have big families. 
Since the community is settled in between mountains, the people do not have infrastructure facilities such as roads, electricity and radio communication. It takes about two walking days to reach the area. The isolatedness of the community is aggravated by the villagers’ inability to speak the Vietnamese language. The villagers use an ethnic language that is not easily understood. There are some village leaders though who can understand a bit the Vietnamese language. They are the middlemen for communication with outsiders.
Apparently, the villagers’ literacy is poor. There is no education program of the community. Another besetting problem is behavioral in nature. Generally, there are problems of laziness and alcoholism. Agricultural labor and other hard works are done by only a few more industrious women. 
The Vietnamese government initiated health, economic and health programs. One water well and toilet facilities were installed in each of the three villages but these were not used. The literacy program was not successful due to language barrier. Another development program was the giving of money loans for some economic activities, but this too failed because the villagers only practice barter economy.
This project conceptualizes an integrated community development program to address the holistic poverty causes of Naong Con village. As shown by the results of initial rapid rural appraisal, there are problems on health, literacy, infrastructure facilities and social behaviors. A participatory approach is deemed necessary in order to reduce resistance of the villagers on development program initiatives.


It comprises three small villages with 60 families and having total population around 600 people. This village is about 50 Km away from the other communities and the villagers depend on agricultural activities of corn growing. Since this is rural and mountainous area where people live in between mountains so that they do not have proper infrastructure facilities such as roads, electricity, radio etc. Since these are barren mountains the soil is infertile and water availability is very low. Therefore people tend to grow only corn which is their main food source. These mountains are lack in water sheds so that villages get water mainly from the rain. The rainfall is seasonal which starts from March up to June and August to November. After the harvesting season they usually have festivals of New Year for long period. These people use their own ethnic language and they can not speak Vietnamese language. They have village leaders selected among the community by whom they will communicate with the outsiders. This community members do not use money because they only have goods exchange system from far away markets.

The villagers of this community are suffering from extreme poverty because of poor health, no proper agricultural system, illiteracy, lack of infrastructure and various social problems.

Since these people consume only corn as their main meal, majority suffer from nutritional problem. Due to the low maternal nutrition, infant mortality rate is also very high. The literacy rate is very low among the community because they do not have a school or any other education source in the community. Even though, they engage in agricultural activities, they do not aware on modern technology and the integrated farming methods. In addition, they have social problems such as laziness, drug addiction of male and only women and children are engaged in the hard work.

The government extension officers and health officials have already started several development programs in the community which were unsuccessful, mainly due to communication problem. They have started a project to introduce water wells for the quality water, but these villagers are reluctant to practice that system because they rely on their own way.

Considering above, for alleviating the poverty of this community, health status, literacy, infrastructure and social status of the people should be improved. The most important in this process is to reduce the gap of communication by training the selected people from the community. Thereafter a joint programs of government and community can be conducted by introducing various development programs such as introduction of integrated agriculture, provision of agricultural technology, nutrition and health promotion, informal education, instilation of infrastructure and awareness for the social development.