Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

30.12.16

Con thuyền bị rò, vá lại khó lắm phải không



Arundhati Roy xinh đẹp sinh năm 1961, bà giành Man Booker 1997 cho tiểu thuyết đầu tay The God of small things, bà nói: "The God of small things (bản dịch tiếng Việt của Thanh Vân - Chúa Trời của những chuyện vụn vặt) được dựng ở một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Kerala, Ấn Ðộ. Nhiều khung cảnh trong The God of small things dựa trên kinh nghiệm của tôi về Kerala. Ðó là nơi duy nhất trên thế giới mà các tôn giáo gặp nhau: Ấn giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Mác-Xít... vừa sống chung vừa triệt hạ nhau. Ðối với tôi, tôi không nghĩ có nơi nào trên thế giới tốt hơn để viết một tác phẩm về những kiếp người"
Tôi đọc Chúa Trời của những chuyện vụn vặt trong một cơn no phè các đầu sách hay cuối năm, bội thực đến mức khiến độc giả bấn loạn cân nhắc phải đọc quyển nào trước đây, dùng tiền mua sách nào trước đây :p. Và trong cơn thừa mứa sách chưa đọc ấy, tôi đã nhìn đến chồng sách văn học Ấn Độ, chỉ để kịp nhớ ra rằng, tôi đã có lúc để ý đến nền văn học đất nước này như thế nào và tôi đã để rơi tõm trạng thái quan tâm của mình nhạt nhẽo ra sao ;). Chúa Trời của những chuyện vụn vặt là câu chuyện bi thảm về một gia đình từ cái nhìn của một cô bé 7 tuổi Rahel, bắt đầu từ chuỗi hồi tưởng quá khứ 23 năm trước của một Rahel 30 tuổi, từ Mỹ trở về chỉ để thấy gia đình ly tán, một người anh song sinh câm lặng và một ngôi nhà đang tiếp tục đổ nát ở Ayemenem, miền Nam Ấn Độ, nơi xảy ra những căng thẳng về chính trị và chủng tộc. Đó cũng là câu chuyện “về hai đứa trẻ sinh đôi" Estha và Rahel vĩnh viễn đánh mất tuổi thơ ấu trên khúc ngoặt một dòng sông để rồi khi 30 tuổi trở về cả hai đã trở thành một Câm Lặng và một Trống Rỗng; về chuyện luật lệ bị “xáo trộn”, chuyện “Sophie Mol chết đuối trong một trò chơi nghịch ngợm trẻ con"; chuyện Ammu, mẹ của Estha và Rahel “ban ngày yêu các con, ban đêm yêu đàn ông", một chàng trai thuộc đẳng cấp Paravan thấp hèn.
Câu chuyện mà Arundhati Roy kể vừa chung vừa có tính địa phương, về tình yêu và sự điên loạn "kẽ nứt của lịch sử", cái chết và nỗi đau khổ, niềm hy vọng, lịch sử-giai cấp, sự dối trá và tình dục bị kìm nén...
Bằng một lối viết đảo lộn trật tự thời gian và không gian, một khoảnh khắc một sự kiện một ngày một đêm có thể được lặp đi lặp lại nhưng mỗi một không gian, thời gian lặp lại lại xuất hiện những chi tiết mới, mỗi mẩu nhỏ của câu chuyện được viết rời rạc, người đọc sau mỗi chương lại nhặt ra các chi tiết để ghép vào mảng màu đang còn thiếu, hoàn thành và bóc tách câu chuyện. Câu chuyện trở đi trở lại trước và sau khi Sophie Mol, cô em họ lai Ấn-Anh của Rahel và Estha từ Anh về thăm nhà nội. Đôi mắt ngây thơ nhìn cuộc đời của hai anh em song sinh đột nhiên phải mở lớn trước những biến cố lạ lùng, đau đớn "mọi chuyện đều có thể thay đổi chỉ trong một ngày" từ việc Estha bị gã bán nước giải khát lợi dụng cho trò thủ dâm bỉ ổi đến những đối xử không công bằng, ích kỷ của người lớn, và cái chết của Sophie Mol, tình yêu thương, mẹ của chúng, Ammu và Velutha yêu nhau, một mối tình vụng trộm và là kẽ nứt lịch sử: vượt giai cấp vì Velutha, người thợ mộc trong gia đình, là một người thuộc giai cấp thấp nhưng được cả hai đứa bé và mẹ Ammu yêu mến... khiến chúng ghi nhớ và nhận ra thần chú của mình xác tín đến mức nào "a/ Mọi việc đều có thể xảy ra cho bất cứ ai Và b/ tốt hơn cả, là phải sẵn sàng"
Như tác giả từng bộc bạch về lối viết đảo lộn và trở đi trở lại một không gian, thời điểm: "Tôi không nghe nhạc khi viết. Mà là nghĩ về các mẫu thiết kế. Tôi vốn học ngành kiến trúc. Viết cũng như kiến trúc. Khi xây dựng những cao ốc, có những mẫu thiết kế được lặp đi lặp lại. Những mẫu này giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu trong một không gian vật lý nào đó. Tôi khám phá ra rằng viết cũng thế. Với tôi, cái cách mà các con chữ, các dấu ngắt câu, các đoạn rơi trên giấy rất là quan trọng - một loại đồ họa của ngôn ngữ. Ðó là lý do tại sao những chữ và những tư tưởng của Estha và Rahel lại có vẻ tức cười, nghịch ngợm trên trang giấy. Tôi sáng tạo theo mẫu thiết kế của chúng. Các con chữ có khi tách, chẻ ra lại có khi dính lại.Tôi thích lập lại, dùng lại các con chữ vì cái đó giúp tôi cảm thấy an toàn. Chúng giúp ta thoát khỏi cơn "sốc" của cốt truyện - là cái chết, những cuộc đời bị phá hỏng, khoảng cách rùng rợn của khung cảnh, là những điên rồ, mơ hồ, xúc động..."
"God của những chuyện vụn vặt là nghịch đảo của God, God là điều lớn lao không kiểm soát được, God của những chuyện vụn vặt chính là cách trẻ em nhìn sự việc". Arundhati Roy nhập vai trẻ em để có cái nhìn, cách phán đoán, yêu và ghét theo cách của trẻ thơ bởi trẻ em là đối tượng biết thương thuyết với thế giới theo cách của riêng chúng, từ đó bà dựng nên câu chuyện có tác động mạnh mẽ. Qua đôi mắt ngây thơ và trong sáng, hai đứa trẻ Rahel và Estha vẽ lại cuộc sống trong bóng dáng sự đứt gãy, đổ nát của những người lớn quanh chúng. Nó là bức tranh chân thực về những xung động trong mỗi cá nhân, xung đột trong một gia đình, từ đó, phóng chiếu đến những vấn đề lớn về giai cấp, luật pháp, xã hội, văn hóa và lịch sử Ấn Ðộ. Một Ấn Ðộ truyền thống và một Ấn Độ hiện đại vênh nhau xô lệch, mà cuộc sống mỗi nhân vật phải gánh gồng sức nặng của lịch sự cứ như đè mãi xuống không có ngày dừng. Tất cả những vấn đề lớn ấy lại xuất phát từ những chi tiết nhỏ bé, vụn vặt, có phần buồn chán tẻ nhạt trong cuộc sống hàng ngày
Tôi ấn tượng nhất trong cuốn tiểu thuyết này là hình ảnh dòng sông  "không như nó vẫn ra vẻ thế". Arundhati Roy dùng nhãn quan của những đứa trẻ miêu tả thế giới đen kịt bùn của dòng sông, của Ấn Độ phức tạp đầy huyền bí mơ màng với trôi nổi sông hồ và những khát khao bị kìm nén
Con thuyền bị rò, vá lại khó lắm phải không

p/s: bản dịch tiếng Việt ẩu như mọi quyển sách ở cùng giai đoạn (câu cú lủng củng, trình bày không nhất quán, lỗi chính tả...), lúc đọc tôi đã luôn có cảm giác hình như bản dịch tiếng Việt là bản dịch bị rút gọn, bị cắt cúp nhưng tôi hơi đâu mà đi so sánh với bản tiếng Anh khi mà tôi chả thể nào đủ kiên nhẫn mà đọc cho hết một trang tiếng Anh :)) (trừ truyện thiếu nhi ehehe). Sau khi gấp sách, các cụ có tin không, tôi đã đọc hết 130 trang dạng file một luận văn thạc sỹ văn học chuyên ngành Văn học nước ngoài năm 2012 về "Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời của những chuyện vụn vặt" của Arundhati Roy" đấy nhá, thật là vice car dice, luận văn thì luận văn, không có gì mới mẻ đột phá cả, nhưng đã khẳng định bản dịch bị lược bỏ ở một vài chỗ (người làm luận văn đã check). Lúc đọc 2-3 trang đầu Chúa trời của những chuyện vụn vặt, tôi đã nghĩ, ờ hờ hờ, dịch mượt đấy. Thế mà mọi thứ lại có thể chuyển dịch rất nhanh từ mượt sang mấp mô lổn nhổn và cuối cùng là rơi rụng lả tả :v. Tôi luôn đánh giá rất cao công tác biên tập.


17.12.16

Thế giới phải phá thì thế giới mới thành



Hôm trước ông bạn thân của mình nói chuyện bảo trường Kim Liên của bà xây lại đấy, tòa nhà to lắm hoành lắm. Rồi từ chuyện trường Kim Liên thì đá sang trường Lê Quý Đôn và ổng ngạc nhiên là bà học Kim Liên mà không biết Lê Quý Đôn ở đâu à? Con bạn già thản nhiên bảo: tôi thấy bọn học Lê Quý Đôn đi xe về hướng í, mé đường í, chứ thực ra "í" nó là ở đâu thì tôi bó tay. Ổng lại bảo thế từng í năm học ở đấy, bà cũng không đi về hướng í à? Đi làm gì, tính tôi không nhớ được đường, đi sợ lạc, với lại chả để làm gì
Từ dòng suy nghĩ ấy, con bạn già vỗ đét đùi một phát. Mà đúng nhé, tính tôi là đặc cái tính của bọn con gái í, kiểu thế giới của nó là sự nhìn thấy í, kiểu chỉ thích ở thế giới quen thuộc và tưởng tượng về chính những cái có thể nhìn thấy được í, chứ bọn con trai là bọn nó không ì ra đâu, bọn nó không dừng ở thấy hay không thấy mà bọn nó phải lên đường (Anh NL có bài viết rất hay về chủ đề sự nhìn thấy trong thế giới huyền ảo của bọn con gái và không nhìn thấy ở thế giới của bọn con trai, hình như là Sách của bọn con trai)
Nói tiếp, tôi là điển hình của bọn con gái, thích ở trong thế giới quen thuộc, phòng riêng, góc riêng... thậm chí đeo khẩu trang nhìn chằm chằm vào gương và tưởng tượng về các thế giới khác đã và vẫn đang tồn tại. Tôi thích việc làm ấy. Và bất cứ khi nào tôi cảm thấy vênh quá nhiều giữa thế giới bên trong mình và thế giới bên ngoài đang sống, thì tôi đi mở cửa, mở đại một cánh cửa bằng cách đọc sách, đi vào một thế giới khác, bước vào thế giới khác, miễn sao khác thế giới mà tôi đang không chấp nhận được sự "vênh" tại thời điểm ấy
Nhưng sự nhìn thấy, tức tưởng tượng của một đứa "con gái" là tôi lại được định dạng bởi sở thích, thích những thứ ở thế giới của bọn con trai: tôi thích mình bước chân vào thế giới bắt đầu từ sự không nhìn thấy, được đi lạc, thế giới lên đường của bọn con trai với những đêm đạp xe zông ngoài phố, phá phách nghịch ngầm ấm ớ, truy tìm kho báu, khám phá biển sâu, đi những vùng đất cấm kỵ, thế giới của những bản đồ vùng đất, của những ngôi nhà kỳ quái, thế giới sâu trong rừng hoặc thậm chí, ngoài bìa rừng (dù bản thân mèo biết xem bản đồ và xác định đường hướng, tỏ ra nguy hiểm vice car dice, và dù rất thích truyện cổ Andersen, nhưng có thể nói truyện về thế giới tưởng tượng của bọn con gái với hoa hoét hay đồ vật nhảy múa... là những truyện khiến tôi buồn ngủ muốn đọc nhanh cho qua hết một cơn mê nhất đấy, Cô bé bán diêm thì tình cảm của tôi hoàn toàn khác nhé, lúc khác nói :v)
Dài dòng thế chỉ để giới thiệu Làng Thiên Nga Đen của David Mitchell, một cuốn tiểu thuyết có lẽ đen đủi khi xuất hiện bản dịch ở VN bởi cái mác Nxb VHTT, và nếu bỏ qua được cái mác nxb thì cũng chấp nhận được tiếp quả sách ẩu :v, phải rất kiên nhẫn mà đọc thì mới bỏ qua được những lủng củng câu cú và trình bày của sách (tôi phục cái độ lầy của tôi thật í)
Nhưng không sao, tôi thuộc cung số trời nén, ẩu nữa thì vẫn đọc được :v. Sách càng có cái vỏ bọc bình dị che đậy cái giễu cợt đau đớn thì gặp người đọc lì như tôi là chuẩn cbn rồi. Chỉ muốn nói là tôi thích nó, bởi, tôi đã mở cánh cửa sống trong thế giới của bọn con trai 13-14 tuổi được mấy ngày vừa rồi :p và nhận ra thế giới của "chúng" chẳng lúc nào ngừng phá hủy chính những gì mà nó không ngừng tạo nên.
ps: đúng như quan niệm cổ xưa có nói í nhẻ, nhân tố nam/đực không bị sự sắp xếp hỗn độn oánh ra khỏi Trung Tâm Thế Giới nên lúc nào cũng có thiên hướng lao ra ngoài để khám phá, tìm kiếm, chinh phục, nhẻ nhẻ nhẻ. Đọc quyển này thấy một ít Bắt trẻ đồng xanh.

6.12.16

biếm họa



Bạn nào quan tâm đến biếm họa ở Việt Nam thì đọc Biếm họa Việt Nam của họa sĩ Lý Trực Dũng nhé, quyển sách này là lược sử về mảng biếm họa, chân dung các họa sĩ vẽ biếm họa...
hihi, nhờ đọc nó mà mình mới biết Nhất Linh sáng tác ra Lý Toét, Nhất Linh vẽ Lý Toét sau đó họa sĩ Nguyễn Gia Trí - cũng là người vẽ nhân vật Xã Xệ, sửa đổi đôi chút. Cũng nhờ đọc quyển này, xem tranh biếm họa đặc trưng của mỗi họa sĩ được tác giả khắc họa chân dung thì mình mới biết rất nhiều tranh biếm họa ngày xưa xem ở Tuổi trẻ cười, Văn hóa-Thể thao, rồi các tranh biếm họa được lưu truyền trên FB hiện nay... là của tác giả nào.
Sách làm rất công phu tỉ mỉ, giấy đẹp nhưng không biết do kỹ thuật in hay bảo quản của mình không tốt mà lúc đọc toàn phải ngồi tách trang do dính vào nhau, chữ trang này dính mờ vào trang kia, màu tranh của trang kia dính sang trang này, giá bìa cao (đúng thôi, giấy sách chất lượng thế cơ mà) và vào mảng mỹ thuật ít được chú ý nên đã vào hàng sách ế của Nhã Nam :( Đám đông thờ ơ khiến lòng sách chao chát fết.

À, mà bonus phát: người Việt Nam đầu tiên có tranh biếm họa đăng báo là Nguyễn Ái Quốc nhé, đăng trên báo Le Paria số thứ 2 (1922), hẳn hai bức luôn :)

30.11.16

Trừ tuyệt



2 tháng vừa rồi đọc lê lết Kim Các Tự, nhiều lúc có cảm giác ngày lại ngày đi trên sa mạc, ngày lại ngày và không có hồi kết. Tôi không tìm ra cách gì chữa lành cho tình yêu của mình ngoài việc đọc một tiểu thuyết cực đoan cự tuyệt thế giới như Kim Các Tự, đã có lần tôi nghĩ: cái quái gì thế này, Yukio Mishima chường ra thế giới này Kim Các Tự chỉ để mà cự tuyệt à. Tôi không cần ai đó chữa lành cho mình, tôi chỉ cần trong lúc mình đang liếm láp vết thương thì có ai đó hiện hữu bên tôi thôi. Tôi không cần ai đó cố công băng tường vào thế giới của tôi để tôi lại phải phòng thủ cầm chày giã tỏi chờ sẵn để mà bưởng cho họ một bưởng ngã lăn quay ra chết phía bên kia tường. Tôi dùng chính cách thức bệnh hoạn dị hợm của nhân vật chính trong Kim Các Tự, tôi chọn cách thức ấy bởi không tìm được một phương cách nào khả dĩ hơn, sòng phẳng với bản thân chỉ còn có cách ấy: giết chết chính điều mình từng xây đắp trong tâm tưởng, phải tự bước ra khỏi đám sương mờ.

Yukio Mishima viết Kim Các Tự (Kinkakuji) dựa trên một sự kiện có thật năm 1950 khiến cả nước Nhật quan tâm: ngôi chùa Kinkakuji hơn 500 năm tuổi ở Kyoto bị một chú sadi (chú tiểu) phóng hỏa đốt cháy rụi. Mishima dựng nên nhân vật chính chú sadi với nội tâm đầy xáo trộn bị ám ảnh bởi cái đẹp không sao có được và con đường từ lúc manh nha ý định cho đến khi chắc chắn đưa chú sadi ấy đến chỗ hủy hoại cái đẹp một cách điên cuồng và tuyệt vọng. Câu chuyện mang đầy yếu tố nội tâm lung lạc nhằm lí giải động cơ đốt chùa của kẻ yêu cái đẹp "điều quan tâm của tôi, vấn đề thực sự của tôi chỉ là cái đẹp mà thôi", cái đẹp tách rời cậu ta khỏi cuộc đời và che chở cậu ta trước cuộc đời, "Khi tập trung tư tưởng vào cái đẹp, người ta có thể chạm trán với những tư tưởng hắc ám ở trong thế giới này mà không hay biết gì hết. Tôi dám nói rằng nhân gian vẫn có phong thái như vậy"
Mizoguchi chú sadi trong Kim Các Tự của Yukio Mishima là một thiếu niên xấu xí, mắc tật nói lắp. Cậu là con trai một tăng lữ của một ngôi chùa nhỏ, từ bé cậu đã được nghe cha kể về vẻ đẹp của Kim Các Tự ở Kyoto. Hình ảnh ngôi chùa trong tâm trí đã khiến cậu say mê nó lúc nào không hay. Lần đầu tiên nhìn thấy ngôi chùa, Mizoguchi thấy đó chỉ là một tòa kiến trúc xấu xí tầm thường soi bóng xuống mặt ao đầy bèo, Kim Các Tự trong tưởng tượng của cậu đẹp hơn nhiều Kim Các Tự trong hiện thực. Sau khi được tiếp nhận như một chú tiểu sống trong ngôi chùa, Mizoguchi dần cảm nhận được vẻ đẹp mãnh liệt của nó. Cậu bị ám ảnh đến mức nhìn thấy cái gì đẹp cậu cũng so sánh với Kim Các Tự, cậu xa rời và khinh miệt cuộc đời, Kim Các Tự như án ngữ ở mọi cái đẹp trong cuộc sống thường ngày của cậu, ngay cả khi gần phụ nữ thì Kim Các Tự cũng hiện lên, Kim Các Tự ám ảnh cậu đến mức cậu cho rằng Kim Các Tự là nguyên nhân gây ra sự vô lực của mọi người, cậu xa lánh sự vô lực mà mọi người tiết ra nồng nặc và việc không được người khác hiểu thấu chính là lý do tồn tại của cậu. Kết hợp với những kiến giải về cuộc sống, cái đẹp, cũng như công án thiền đầy tính triết lý tự kỷ của người bạn thọt Kashiwagi đã gây nên nhiều xáo động lung lạc trong tâm hồn Mizoguchi. Càng lúc Mizoguchi càng bị cầm tù trong vẻ đẹp của Kim Các Tự, cậu manh nha ý định đốt chùa, ý định ấy ngày càng rõ khi quân đội Hoa Kỳ oanh kích trên bầu trời Nhật Bản, cậu như bừng tỉnh quyết tâm "ta phải hỏa thiêu Kim Các Tự" và sẽ cùng chết với ngôi chùa. Sau khi đốt nó, cậu từ bỏ ý định giết mình, trong cậu ngập tràn một cảm giác tự do và ham sống như bước ra khỏi một màn sương mộng ảo
Cái đẹp tuyệt mỹ thường khiến lòng người hóa điên, cái đẹp khi ấy mang vẻ đẹp bi đát quá sức chịu đựng, vẻ đẹp không thể với tới, trác tuyệt đến mức làm người ta hóa điên trong cõi thực hư, nó báo hiệu cái chết yểu rằng vẻ đẹp này sẽ sớm tự hủy, cái đẹp này rồi sẽ sớm tàn lụi. Quanh Mizoguchi những gì thuộc về cái đẹp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cuối cùng đều bị hủy diệt đầy thảm khốc. Cô gái Uiko đại diện cho cái đẹp diệu vợi của phụ nữ bị nhân tình bắn chết. Tsurukawa người bạn của chú tiểu là hình ảnh của cái đẹp trong sáng nhưng rốt cuộc tự giết mình. Kim Các Tự vẻ đẹp tuyệt mỹ toàn bích khiến chú tiểu hóa điên mà đốt cháy rụi. Yêu Kim Các Tự đến mức tôn thờ nên tâm trí Mizoguchi bị giam hãm trong chính vẻ đẹp của nó, chỉ đến khi thiêu trụi được ngôi chùa thì chú mới được giải thoát khỏi cái đẹp không sao với tới. Kết cục bi thảm của cái đẹp như một sự giải thoát đối với kẻ yêu cái đẹp đến cuồng vọng.
Nếu quả thực trên đời này tồn tại cái đẹp đến mức khiến con người ta cuồng vọng thì chúng ta hẳn phải bứt rứt lắm đấy vì tại sao vẻ đẹp này đã tồn tại trên đời từ lâu mà ta không hay biết, nếu nó thực sự có tồn tại ở đó thì chẳng phải chính sự tồn tại của ta xa lạ với cái đẹp hay sao :p. Còn nếu cuộc đời chỉ có sinh và diệt, sinh và diệt là một, có cùng ý vị như nhau, cuộc đời thiếu tất cả những gì gọi là tự nhiên hay thiếu những cái đẹp như Kim Các Tự, nếu cuộc đời như vậy thì có giống một thứ co quắp thiếu thốn không nhỉ :p

"Cái làm cho thế giới thay đổi hình dạng, chính là sự hiểu biết. Chỉ có sự hiểu biết mới làm thay đổi thế giới này đồng thời lại vẫn để thế giới này trong trạng thái bất biến. Khi nhìn thế giới với con mắt của sự hiểu biết, cậu sẽ thấy thế giới thực ra vĩnh viễn bất biến và đồng thời cũng vĩnh viến biến mạo... con người có được sự hiểu biết làm võ khí để có thể chịu đựng được cuộc sống. Đối với súc vật những cái đó lại không cần thiết. Súc vật không cần ý thức hoặc cái gì tương tự để có thể chịu đựng được cuộc đời. Nhưng con người cần phải có một cái gì đó và với sự hiểu biết con người có thể làm cho chính cái tính cách không sao chịu nổi của cuộc đời trở thành một võ khí mặc dù lúc ấy cái tính cách không sao chịu nổi của cuộc đời không thể giảm bớt lấy mảy may... Ngoài cách ấy ra thì chỉ còn điên cuồng hoặc cái chết...Cái đẹp là ảo ảnh, thực ra không có cái gọi là cái đẹp, điều đã đem cho ảo ảnh một sức mạnh như thế, điều đã làm cho ảo ảnh có nhiều hiện thực tính như thế là sự hiểu biết, quan điểm của sự hiểu biết thì cái đẹp không bao giờ là niềm an ủi. Nó có thể là một người đàn bà, nó có thể là một người vợ nhưng chẳng bao giờ nó là niềm an ủi hết. Tuy nhiên, từ sự kết hôn giữa cái đẹp vốn không bao giờ là niềm an ủi với sự hiểu biết đã này sinh một cái gì đó. Nó thường mong manh như bọt nước và tuyệt đối vô vọng. Song, đã có một cái gì đó ra đời. Đó là cái mà thế gian gọi là "nghệ thuật".

"- Bạch Thày, giữa con người của con dưới mắt người đời và con người của con dưới mắt chính con, con người nào thực sự vững bền?
- Chẳng mấy chốc cả hai sẽ cùng đi tới chỗ trừ tuyệt. Dù cho con có cố gắng tự mình thuyết phục là con người của mình bền vững đến đâu đi chăng nữa, cái con người của con chẳng chóng thì chầy cũng sẽ phải trừ tuyệt. Trong khi con tàu đang chạy thì hành khách đứng im một chỗ; nhưng khi con tàu ngừng lại thì hành khách lại bắt đầu đi từ điểm ấy. Chạy mãi cũng có lúc chấm dứt và ngừng mãi rồi cũng có lúc chấm dứt. Cái chết mới là sự nghỉ ngơi tối hậu, song ngay cả sự nghỉ ngơi tối hậu ấy, mình cũng không thể biết là sẽ tiếp tục trong bao lâu nữa"


29.11.16

touch my own skin and hope that I'm still breathing



Mở đầu Anna Karenina, Leo Tolstoy viết: "Mọi gia đình sung sướng đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại khổ sở theo cách riêng"
Tôi chưa bao giờ thực sự đọc Anna Karenina, chưa bao giờ đọc cho hết nhưng câu mở đầu thì tôi luôn nhớ. Tôi nghĩ đến nó rất thường xuyên. Tôi hay để tâm đến các gia đình "có vấn đề", thật sòng phẳng thì tôi nghĩ mình thô bỉ và lạnh lùng, tôi muốn biết những rạn vỡ càn quét mỗi gia đình đến mức độ nào, họ đối mặt thế nào, họ thành ra thế nào trong và sau rạn vỡ, họ còn lại những gì... Nhẫn tâm quá nhỉ.
Tôi chú ý đến Bụi lý chua máu vì vẫn như mọi khi, nó là sách ế. Hồi mới xuất bản nó ế lắm, và lúc tôi gặp lại đầu sách này ở 176 Thái Hà thì nó cô đơn cũ kỹ lẻ loi sứt mẻ nằm dưới cùng ở trệt sát đất như lặng lẽ ngắm nhìn những sách kinh tế, kỹ năng hào nhoáng mới tinh phù phiếm bao xung quanh mình. Vậy là tôi chính thức mở cửa nhòm ngó. Ngay ở mép gấp bìa trước, tôi đọc lướt vài dòng và biết mình sẽ muốn đọc nó. Đọc lướt bìa sau "bụi lý chua bất thường... gia đình sống trên ngọn đồi... thám tử ám ảnh sâu sắc về quá khứ... những rạn nứt gia đình không còn hy vọng cứu vãn", tôi thở dài vượt qua, rạn nứt không còn hy vọng cứu vãn ư, không thể cứu vãn được nữa à :(
Bụi lý chua máu của Arnaldur Indridason đến từ Iceland có một mở đầu khác hẳn mạch mào đầu  của trinh thám Bắc Âu chậm chậm lan man, chỉ bằng một câu văn: "Anh ta nhận ra ngay đứa trẻ chưa đầy một tuổi đó... đang ngồi gặm một mẩu xương người". Chỉ bằng một câu văn có mùi tội ác như vậy, người đọc được đưa thẳng đến sự việc cần làm sáng tỏ của quyển sách: một bộ hài cốt được phát hiện, có thể đã ở sâu dưới đất 60-70 năm, nó của ai, ai đã bị giết và tại sao, ai đã chôn nó, kẻ sát nhân là ai, câu chuyện thực sự là gì...
Arnaldur Indridason viết rất khéo. Câu chuyện không sa vào lan man, có lẽ đây là chủ định của tác giả vạch rõ từng tuyến truyện nhỏ để kết cấu thành một câu chuyện có dung lượng vừa khéo. Câu chuyện về một gia đình năm người: một cặp vợ chồng và ba đứa trẻ, sống trong cái tù túng bi đát của bạo lực gia đình được tác giả sử dụng làm cái tâm chính để từ đó đảo đi đảo lại nan đề này. Bạo lực trong gia đình làm những đứa trẻ thành ra như thế nào, giá trị tuyệt đối của đứa trẻ ấy sau này được lấy cốt lõi từ giá trị âm hay dương... cách ông lồng ghép chi tiết về những rạn vỡ trong các gia đình khiến người đọc cứ âm thầm đi theo và bùi ngùi. Và sẵn đây, tôi đồ rằng công của dịch giả rất lớn, trên sách ghi Phương Phương dịch, với tôi đây là một bản dịch mềm mại, nhiều văn chương, kết hợp với kỹ thuật viết, câu chuyện vừa đủ của tác giả, những điều không vui thực như cuộc sống ở quanh ta, vậy thì, sao thế nhỉ, tôi ngạc nhiên đấy, sao sách lại ế thế :v (fét thôi, ngạc nhiên gì, chuyện này là bình thường)
Cái tôi thích nhất ở tác giả này là kết cấu câu chuyện rất không trinh thám và cách ông xây dựng hình ảnh các nhân vật điều tra. Một tiểu thuyết trinh thám hiện đại nhưng đi quá già nửa quyển sách, không xuất hiện các yếu tố khoa học hình sự, không DNA không da không móng không tóc không lý lịch không hồ sơ không báo cáo, chỉ có một đội khảo cổ hết ngày này đến ngày khác đào đào bới bới quét quét phẩy phẩy từng tí đất một trên bộ xương với tốc độ như khai quật mộ cổ để đưa bảo tàng chứ không phải điều tra hình sự; chỉ có tư duy logic của con người lồng ghép, suy luận, loại trừ để tìm ra thông tin chuẩn. Hình tượng thám tử Erlendur và đồng nghiệp (nhân vật đồng nghiệp cũng rất sống động) không đến mức ấm ớ ngớ ngẩn như sở thích anh hùng điều tra phá án của tôi nhưng mà sở thích không hề biến mất mà nó chỉ thay đổi hình dạng :v. Erlendur cũng vẫn có cái kiểu ấm ớ ngớ ngẩn, hướng điều tra của ông bắt đầu từ linh cảm và suy tư khi đứng ở khu đất tìm thấy bộ xương nhìn lên phía trên đồi và thấy bụi lý chua thì tự hỏi ai đã trồng chúng, lý chua dại mọc ở Iceland ư, rồi ngẫn ngẫn nói chuyện với bộ xương: "Anh có còn sống không?" khi tự bới được xương bàn tay như chĩa lên trời cầu cứu hay suy tư về chính nơi mình sống, về việc làm cha mẹ, về khái niệm gia đình... ông quan tâm đặc biệt tới các vụ mất tích ở cả quá khứ và hiện tại vì ông bị ám ảnh có một người em trai mất tích trong bão tuyết, rất sòng phẳng với bản thân, dám nhìn nhận thực tế về những rạn nứt bên trong mình, về việc mình chia tay vợ (vợ mình đã bao giờ là người yêu của mình chưa), về việc bỏ gia đình mà đi và sự xa cách với hai con, ông cảm nhận được sự lặng yên ngự trị cuộc đời mình, thuộc dạng người tự chữa lành vết thương cho mình mà không thèm đếm xỉa đến sự an ủi (thật tâm hay xã giao) của người khác, nếu bạn tỏ vẻ tôi hiểu mà trước vấn đề riêng của ông thì ông ta sẽ rất sẵn lòng và thản nhiên nói anh chị làm sao mà hiểu được vì đến tôi còn không hiểu được chuyện của mình cơ mà; nếu bạn an ủi thời gian sẽ xoa dịu vết thương thì ông ấy là người dám lấy kinh nghiệm cá nhân đối mặt với mất mát để đưa bạn chạm vào thực tế mà nói rằng thời gian á, thời gian chả chữa lành được vết thương nào cả. Ông quyết liệt tách bạch các khái niệm, không thích cào bằng sự việc, tội ác là tội ác, giết người sẽ vẫn là giết người cho dù bao năm tháng đã trôi qua, nên có thể độc giả cũng có ý nghĩ như người đồng nghiệp của ông rằng: tại sao ta phải mất công vì một bộ xương đã nằm dưới đất 60-70 năm trong khi còn rất nhiều tội ác phơi phơi cần được làm rõ ngoài kia... Ông thuộc kiểu người sống lâu trong bầu không khí ảm đạm u ám của mùa đông đến mức đã lãng quên mùa xuân có thể đẹp thế nào, còn mùa hè trở nên quá nhiều ánh sáng và phù phiếm với ông. Điểm khác biệt là Erlendur có những thời điểm đột biến đi thẳng được tới mối quan tâm của mình, khả năng tập trung cao độ, tác phong nhanh gọn dứt khoát, có xu hướng hành động tốt hơn các anh điều tra khác ấm ớ ngớ ngẩn mà mình thích ở trinh thám Bắc Âu :v

Tôi đã rất nhiều lần xoay khớp cổ như chuẩn bị lao vào chiến đấu khi đọc quyển sách 400 trang này, chỉ bởi người mẹ trong truyện thật dũng cảm, bà chấp nhận những trận đòn tra tấn thể xác và tinh thần của chồng để bảo vệ các con, bà chấp nhận rút lui vào thế giới của mình một cách tủi hổ đầy quả cảm, đóng cửa nỗi đau của mình để bảo toàn thế giới của các con. Một người mẹ dũng cảm. Tôi khâm phục, cảm động và trân trọng nhân vật người mẹ này, nên không tránh được việc một đứa bất cần như tôi, ngồi đọc  mà xoay khớp cổ chuẩn bị đối đầu, lòng nóng như thiêu vì đó là cách tôi chọn, tôi chống trả bất chấp hệ lụy, tôi luôn luôn tìm một con đường để sớm kết thúc mọi tồi tệ mà không màng đến việc điều gì còn lại hay còn lại gì sau tất cả.
Bụi lý chua máu ở nhà tôi cũng lâu đấy, nhưng tôi cứ canh đi hội sách để vợt Vết bớt màu cà phê sữa. Tôi muốn đọc vài đầu sách liền nhau của một tác giả, để thử mò mẫm sự liên kết giữa những thứ họ viết con người viết của họ và con người cá nhân, để xem họ lên hay xuống tay viết, để biết họ chế biến có công thức hay không và đặc biệt, cái gì ám ảnh họ thực sự.
Gần đây, tôi hơi ngạc nhiên vì một người bạn fb tôi chưa từng gặp mặt có thể áng được cái "gu" trinh thám của tôi, và chỉ ra đích danh một tác giả trinh thám Bắc Âu sẽ khiến tôi quan tâm trong khi ở mảng trinh thám, tác giả này xuất hiện ở VN mờ nhạt, độc giả ít ỏi. Tôi cũng vẫn đang để ý tác giả này dù chưa thực sự đọc, thế mà anh bạn kia chỉ ra đúng cái ông tác giả ít người đọc này làm tôi chột dạ phết, ơ hay cái ông này, tự tin thế, nêu đích danh ông tác giả và cái mẹt mình cứ như đi dép xốp chạy đại náo trong lòng mề mình đọc vị í nhẻ. Có thể xem năm nay là một năm tôi đọc rất ít sách, ít hơn hẳn, chả khám phá ra thêm nhà văn nào để yêu, mảng trinh thám lại càng ít. May thay được anh bạn kia lôi ra ông tác giả này, chỉ chỉ vào cái mẹt mình như kiểu: nài, cô đọc ông nài đê, anh thấy đúng khẩu vị của cô đấy

24.11.16

mùa đông trong tôi - 1, Đêm tối và ánh sáng

Thế giới buổi sáng của tôi là thế giới khi đứng trước gương tán lớp kem che bọng mắt quầng thâm, tô son lên môi và tán mờ mờ cái màu chocolate lên hai bên lông mày. Chỉ cần như vậy thôi, 5 phút phù phiếm gây mê hoặc và khiến tôi vô cùng mệt mỏi với chính mình có thể giúp tôi chuyển dịch thế giới từ gương mặt uể oải sang long lanh hơn mấy phần. Tô son xong tôi thường tự cười mỉm một cái với hình ảnh trong gương, thói quen ấy chỉ muốn khẳng định một cách nhanh chóng nhưng vờ vĩnh rằng, trông mình có vẻ ổn (mọi người vẫn nói tôi rất ăn son phấn mà). Phần lớn thời gian trong ngày, chúng ta thua cuộc. Đúng rồi, phần lớn thời gian tôi mệt mỏi, tôi chỉ thấy mình khỏe mạnh tự do nhất khi đêm về, tôi gỡ bỏ hết lớp lang của mình, thoải mái là mình cứ như khi ở một mình là tôi đang được yêu thương, gồm cả ích kỷ là chính tôi ngay cả với con mèo: tao không thích bị làm phiền, nhưng nếu tao muốn có tí hơi sự sống ở da thịt tao thì tao cứ phải được ôm, mài có cào thì tao vẫn cứ làm điều tao thích
Người đầu tiên tôi nhìn thấy hôm nay là một người bạn, cậu ta phải chịu đựng câu kêu rên quen thuộc bao năm qua của tôi với hầu hết những người tôi quen thân: đã sinh ra Tú, sao còn có cái gọi là mùa đông uhuhu uhuhu. Cũng vẫn người ấy, 1 tiếng sau dí hai cái tay lạnh vào tai má cổ tôi khiến tôi rụt đầu rụt cổ như một con rùa muốn chui vào mai và không quên nhắc tôi mặc ấm vào nhé, ngoài đường lạnh lắm. Rồi thấy tôi cứ lăm lăm nhìn vào gương thắt cái nơ áo thì hỏi tôi: Tú chuẩn bị đi đâu à, Tú đi đâu à? chắc do thấy trang điểm, trong khi tối qua nhìn quả mặt chi chít mụn của tôi thì bảo bố chữa bệnh cho Tú, thế không chữa được mụn à :v. Lúc nghe đến mụn cũng tự ti phết đấy, nhưng AQ tự nghĩ bụng bảo dạ chứ: hạnh phúc cho anh là được nhìn thấy người ta lúc cuối ngày đấy, lúc í gỡ bỏ hết trang điểm, bao nhiêu mặt nạ bao bố bịt bọc người ta bỏ xuống hết, như thế là vinh dự lắm đấy cái đồ rồ ạ
Tôi thường vẫn nghĩ mình mệt mỏi vì thế giới này, vì các mối quan hệ, vì công việc, vì việc làm sao mà cứ phải sống hay làm sao lại cứ sống giữa thế giới buổi sáng vừa lung linh vừa rẻ rúng và cái thế giới của riêng mình khi đóng cánh cửa phòng vào... :p tôi nhầm nhé. Chỉ cần ngồi lặng im 15' và chỉ tập trung vào việc thở thì nhận ra cơ thể có thể toát mồ hôi vào buổi sáng đầu đông chỉ bởi nó phải gồng gánh chính việc thở của mình; không phải bởi yêu một người có thể vô cùng đau đớn, khiến ta như được bồi thêm và cũng khiến ta mất đi sức nặng trọng tâm; không phải bởi mệt mỏi vì ta là chính ta hay ta không là ta; không phải bởi ai hay việc gì xảy đến. Mà chỉ tại việc thở của ta, riêng việc gồng gánh mình đã là quá sức chịu đựng rồi.
chỉ tại thế thôi

20.11.16

Chuyện cái quạt, ổ điện, máy sấy tóc, xe đạp và vết loang trên sàn

1,
- K: ối, sao quạt vù vù thế này, (ấn ấn ấn quạt vẫn vù vù)
- tú: à, nó hỏng số rồi
- K: mai dậy sớm ta sửa cho tú
- tú: không không, kệ nó
2,
vì phòng chỉ có một ổ điện đầu giường, tú rút đèn ngủ lấy ổ điện cắm máy sấy tóc, đang ngồi sấy tóc trong bóng tối, K. lại kêu quạt vù vù
- K: quạt cứ vù vù, K lạnh
- tú: đây, để tú chắn quạt cho, đắp chăn vào (nói xong kéo chăn đắp cho bạn)
- K: mai ta sửa quạt
- tú: thôi mà, không sao mà
- K: (lui ra sau đắp chăn trong bóng tối) phòng gì mà thiết kế đầu giường có mỗi cái ổ cắm
- tú: (vẫn sấy tóc) thôi mà, đợi 2' nữa tú sấy tóc xong thì lại có đèn sáng mà
- K: mấy hôm nữa ta chạy lại đường điện, ta sửa quạt nữa
- tú: (tắt máy sấy) thôi mà, quạt chạy một số tú vẫn dùng được, đầu giường một ổ cắm tú thấy không sao, tú quen quạt một số quen một ổ cắm rồi, không sao mà, đừng động vào cái gì, đừng thay đổi gì cả, K. có hiểu không, tú không muốn thay đổi gì cả
- K: (vỗ lưng tú) sao thế, K. chỉ nói thế thôi mà, rồi, không sửa thì không sửa, làm gì mà bắn cả tràng :))
- tú: (im lặng, vì thấy mình tự nhiên nói cả tràng vô cớ)
3,
- K: xe đạp để đây vướng nhỉ
- tú: ừ, đi ra đi vào toàn quệt đổ xe suốt í
- K: để ta khoan cho một cái thanh, xong treo xe lên
- tú: thôi, không không, không thay đổi gì cả, xe tú vẫn để đây, không sao mà
4,
- K: cái quạt này cứ vù vù
- tú: thì nó hỏng số mà, lúc nào chả vù vù vù hihihi
- K: K. sửa cho tú được không?
- tú: không, tú không muốn sửa gì
- K: sửa nhanh thôi, K. sửa được không?
- tú: tú nói không rồi mà (quay lưng ngồi thiền)
 15' sau nghe tiếng lịch kịch xoảng
- K: tú, K. vừa làm đổ đèn tinh dầu của tú đấy, tú vẫn thiền được à?
- tú: (hoa im lặng)
- K: (cầm cái tay đang thiền của tú) hihihi, sao tú nghiêm túc thế, vừa đổ đèn tinh dầu đấy
- tú: (hoa im lặng)
- K: (cầm tay tú lúc la lúc lắc)
- tú: (hoa im lặng)
2' sau
- tú: mà này, đổ đèn tinh dầu ra sàn, K. không lau sàn cho tú à? (vì không nghe thấy âm thanh dọn dẹp sau tiếng xoảng)
- K: không, hihihi, nó bị thấm hết vào chăn rồi, còn ít trên sàn chắc không sao, chăn càng thơm
- tú: hummm (thả chân không thiền nữa)
- K: hihihi may quá không thiền nữa hihihi
- tú: (lườm bạn xong nhìn vết dầu loang trên sàn hết sức nhẹ nhõm)
- K: hihihihihi


tôi rất sợ người khác bước vào thế giới của mình vì (...)

5.11.16

thế giới vô thanh




Khoảng 6 năm trước mình đi làm thêm trên Đinh Lễ, 35k/buổi, làm được bao nhiêu là mua sách hết, có thể nói thế quái nào một tháng có hơn 1tr cả đóng học, cả xăng xe cả mua sách mà vẫn cứ đủ, vẫn có tiền ăn bánh ngọt mí kinh chứ, trong khi các bạn nữ cùng lớp may 2-3 cái áo đã hết gấp đôi chỗ tiền đi làm thêm của mình rồi. Hồi í nhận lương chia các khoản ra xong, để 200-300k trong ví, ra khỏi nhà là thấy cả một khối chắc nịch yêu đời thênh thang, cbn chứ, thế mà các bác csgt cứ tuýt còi mình vào để hỏi thăm mấy trăm k còm cõi. Thuở ấy chắc bài học quý gía nhất với mình là nhận ra ta là thần hộ mệnh của chính ta :v
Quyển sách này được mua trong giai đoạn ấy vì nhà sách mình làm dán nhãn giảm 40% cho đầu sách này, mà mình thì bệnh mãn tính đọc sách ế. Nó ở nhà mình 6 năm qua, không biết bao lần xếp lại sách mình đều nghĩ sẽ đọc nó nhưng cứ lần qua lần qua lần mãi. Thế mới nói đọc sách có sách vân vân vân với sách cũng phải có duyên, vì nếu mình đọc nó sớm hơn thì hẳn mình sẽ không thấy từng cái đẹp li ti tiểu tiết của nó :p, tuổi gìa cũng có cái đẹp của nó í hị hị hị hị khửa khửa khửa
bởi vì rằng, Nữ công tước Marianna Ucria là tiểu thuyết lấy bối cảnh thế kỷ XVIII về một nữ công tước không thể nói, không thể nghe, lý do bị tước đi hai cánh cửa cuộc đời thì bi kịch vô cùng, các bạn phải tự đọc thôi, lúc đi được 2/3 quyển sách thì cả nhân vật và người đọc mới khám phá ra bí mật đau đớn kia. Thái độ của nữ công tước thật đáng ngưỡng mộ, dường như sống với ít cánh cửa mở ra thì người ta biết chấp nhận thế giới, số phận hơn. Nữ công tước sống dựa vào thính giác và khứu giác, một cuộc đời mất đi âm thanh chỉ còn sự lặng im bị bó chặt vào truyền thống và sự ép buộc có thể được quan sát và miêu tả đẹp đến như vậy, vừa như sẵn sàng cho sự táo bạo cũng vừa như buông xuôi trước những bó buộc, đặc biệt là các câu văn tác gỉa Dacia Maraini tả về cảm nhận mùi hương hay khả năng hiểu thấu suy nghĩ của người khác của nhân vật nữ công tước. Nếu đọc quyển sách này sớm hơn, tôi đảm bảo mình không biết cái đẹp của nó.
Và đặc biệt, quyển sách này là các cuộc đời, các tiêu bản về cuộc đời của những người phụ nữ, hôn nhân không tình yêu, tình yêu tình bạn, độ lùi của thời gian trong mắt phụ nữ... Bạn đọc nó và cảm nhận về những miền xa xăm, như ta đang nhìn ta là một ai đó trong một thế giới khác, lấy chồng khi 12-13 tuổi, 18 tuổi là mẹ của 3 đứa con, chớp mắt ta lên chức bà nội bà ngoại ở tuổi chưa đến 30, chớp mắt sau ta đã phải nhuộm những lọn tóc bạc, rồi tình yêu đến muộn khi ta vừa như có tất cả vừa như không có gì, ta quay cuồng loay hoay với chính mình trong vương quốc của lặng im và tự vấn về sự im lặng của mình, cả hai đều cho ta cảm giác mất mát, có đáng sợ không :)
Ta có phải là kẻ tàn tật với các giác quan đang bị tha hóa cùng thế giới này không hay ta vẫn đang cố công không đánh mất mình trong chính mắt mình :)

ps: tác gỉa Dacia Maraini đã sống cùng nhà văn Alberto Moravia trong khoảng 20 năm, lại thêm một lý do chí ní chí ní vì đã đọc quyển sách này muộn, chứ 6 năm trước thì mềnh chả biết Alberto Moravia là cái ông nhà văn khỉ nào nữa :v

2.11.16

ốc mượn hồn



sinh ra là loài thân mềm nhỏ bé mà đèo bòng vỏ cứng xoắn vặn. Là một thể dạng khung cửa nào bình yên ta nhốt một đời. Đến tận cuối hành trình tồn tại, một số được phục vụ thú vui ăn uống của con người, là thêm một đoạn trường. Vẫn phải gạn đục khơi trong, ăn nước gạo ăn mặn ăn chua ăn cay, thậm chí ăn cả cái vị tanh của kim loại thì mới được vớt lên chờ thời khắc cho vào nồi và nở bung trắng xóa cùng sả, lá chanh. Thế rồi rốt cuộc ăn đủ chua cay mặn ngọt để nhả bùn đắng cay, nhả ra hết bi ai trong từng thớ thịt thì thịt đúng là vô vị nhạt, người ta ví von: nhạt như nước ốc. Lại phải viện tới thứ nước chấm chua cay mặn ngọt và thứ đồ ăn kèm chua chát khế, sung để mua vui một vài trống canh.
Đời con người và thân phận một con ốc hay nhiều loài, có khác không. Ngồi nhể từng con ốc chấm chấm ăn ăn, tôi lại nghĩ, lẽ nào từ hư không, tôi từng là con ốc mượn hồn người, một luân hồi chuyển kiếp giờ làm người mượn hồn ốc dung nạp bùn đất-thải bùn đất bằng chua cay mặn ngọt-nạp vào thớ thịt nhạt vị mặn ngọt chua cay chát...thế rồi kẻ ăn ồ à chà chà xuýt xoa xuýt xẩy tiếng ngon ngon. 
Mỗi một là một mua vui vài trống canh cho mỗi một khác. Là những bụi tro của muôn ngàn vụ nổ cô độc không được biết đến cấu thành nên, chúng ta hoàn toàn là một đám đông cô đơn, sinh ra là để chết đi thậm chí vẫn chưa biết được ý nghĩa của mình trong sa mạc này, sống từng ngày là đi dần đến cái chết, còn sống là còn đau. Bi đát lớn lao trong niềm hạnh phúc không nhận ra nỗi khổ làm người, không biết ta là ai, ta là người hay ốc, là hổ hay người, là người hay bướm
Điều duy nhất còn lại, vẫn là sa mạc.

vĩ thanh: Lốc lăn lông lốc vào bếp chỉ bởi sáng đi chợ nhìn thấy một con ốc nằm chơ lơ ở vỉa hè, liền nghĩ chúng ta cùng nhau mua vui cũng được một vài trống canh, ốc nhỉ.
Nhà ít người, tự làm ở nhà xong, ăn xong, rửa dọn xong, nghĩ bụng, nhất định lần sau ra hàng, ăn thì ít mà làm thì kích rích :p

25.10.16

bạn/ là/ vũ trụ/ muôn đời giãn nở/ đối với tôi



bạn/ là/ vũ trụ/ muôn đời giãn nở/ đối với tôi
(thơ của Sóc Ulysses)

Mình thì ngàn lần thích đọc truyện của Kate DiCamillo, ngàn lần thật đấy. Còn câu chuyện Những cuộc phiêu lưu sáng chói của Flora và Ulysses là quyển đầu tiên của Kate DiCamillo mà mình đọc có nhiều sắc thái hòa vào nhau, nó vừa  hài hước khiến ta cười haha tủm tỉm mà lại buồn bã khiến ta rơi thụp vào suy tư, vừa dữ dội phấn khích mà lại nao nao ấm lòng (nhất là khi hôm nay Hà Nội âm u mưa gió se se kiểu lòng dạ rất mất mát chứ), vừa tinh quái với những tưởng tượng như đọc truyện tranh phiêu lưu hành động mà lại dịu dàng mềm mại như có ai nắm tay. Câu chuyện này nhẹ lòng hơn những quyển trước mình đã đọc của Kate DiCamillo :), trước đấy nó là nỗi buồn mơn man nhè nhẹ trong lòng dù kết thúc có hậu
Những anh hùng xuất hiện như thế nào nhỉ? Một tai nạn, một sự kiện vô tình xảy đến và a lê hấp người nhện người mèo người siêu năng lực xuất hiện. Chiếc máy hút bụi Ulysses đã phăm phăm hút phụt một chú sóc vào và kẹt cứng. Chỉ chờ có thế Flora cô bé cuồng truyện tranh Những cuộc phiêu lưu sáng chói của Incandesto đã ra tay giải cứu sóc và máy hút bụi. Tất nhiên siêu anh hùng ở đây không phải Flora, mà là chú sóc, chú khỏe siêu phàm, chú nhấc bổng máy hút bụi, chú biết đánh máy chữ, chú biết bay, chú biết dọa chết khiếp một con méo mập hỗn láo, chú biết làm thơ, chú thích thơ. Và chú viết sai chính tả nữa ;). Thật ngưỡng mộ quá đi <3 .="" p="">Cô bé Flora có sóc Ulysses làm bạn được tung mình theo không biết bao nhiêu cuộc phiêu lưu sáng chói, mà nhờ đó, từ một cô bé hoài nghi sống giữa mọi người mà Flora đã biết cảm nhận những tình cảm ấm áp hơn, biết thế nào là trái tim bao la, biết chia sẻ sự cô đơn của mình với một cô đơn khác :*
Thế giới là một nơi bất trắc, ta nhìn được nó hay không thì nó cũng bất trắc. Cảm giác bất trắc hoài nghi sẽ càng tăng lên gấp bội khi ta ở ngay cạnh những người thân của mình mà ta vẫn bị lãng quên, đúng nghĩa bị trục xuất í. May mắn trong cuộc đời vẫn có thứ gọi là tình yêu và sự tử tế cữu vãn tất cả lêu lêu lêu. Và như thế, ta nghiêng mình chắt bớt cô đơn đi.

bạn

vũ trụ
muôn đời giãn nở
đối với tôi

pi ét: minh họa của sách phải thốt lên rằng tuyệt cú mèo. Sách có lỗi chính tả dãn/giãn, câu trước anh ấy, câu sau ông ấy cho cùng một nhân vật.

23.10.16

buồn ngủ quạ




thật tiếc thời gian khi đọc một quyển sách cẩu thả. Câu chuyện chỉ ở mức tầm tầm, phẩm chất văn chương yếu ớt quá, lại thêm quả làm sách cẩu thả; cẩu thả ở đây là câu cú lủng củng, biên tập ẩu, nhiều câu không hiểu dịch giả dịch cái gì mà luẩn quẩn tối nghĩa thế, nhầm lẫn loạn lên đoạn trước là anh trai của nhân vật chính thì đoạn sau đã trở thành em trai, và mình rất nghi ngờ đây là bản lược dịch chứ không phải dịch đầy đủ, còn nếu nó là bản dịch đầy đủ thì phải nghĩ rằng có những nhà văn viết chữ nhưng với bước nhảy của cóc :v
thật ra, mình không kỳ vọng mấy vì đến cái tầm này rồi, linh cảm bất an hoặc biết nó hay ngay cả khi chưa đọc là việc không phải quá khó. Thế đấy, tuổi già cũng có lúc không quá bi đát, nhẻ :v
thế tại sao đã linh cảm bất an mà còn mua còn đọc làm zề? í hị hị hị hị khửa khửa khửa, là vì nó là một quyển ế chỏng. Chỉ vậy thôi :p

11.10.16

thế giới đã mất



Tôi mua Thần chết trong rừng bởi nó là một quyển trinh thám ế chỏng. Tôi đọc nó vì nghĩ ít nhất đời sách của nó không bạc bẽo nếu thêm được dù chỉ là một người đọc tèng nhèng như tôi :p. Tôi biết mình sẽ thấy nó là một quyển trinh thám "được của nó" bởi nhân vật chính là một cô gái bị liệt tứ chi, bị mù, bị câm, chỉ còn thính giác; một nhân vật chính đặc biệt như vậy cơ mà.
ơ, thế mà tôi lại chuẩn ca này đấy :v

Elise bị liệt tứ chi, mù, câm, chỉ còn thính giác. Trong một lần được bà giúp việc đẩy xe ra khỏi nhà, Elise vô tình quen biết cô bé Virginie 7 tuổi và cô bé ấy kể với Elise về cái chết của những cậu bé trong vùng, trong đó có cả anh trai cùng cha khác mẹ với cô bé, cô bé kể cứ như nó được chứng kiến hoặc được nghe kể lại và cô bé nói thủ phạm chính là "Thần rừng".
Elise quan tâm tới những cái chết này bởi chính cô cũng bị Thần rừng đưa vào danh sách phải chết, bởi Thần rừng đã tiến hành lấy quả tim của một cậu bé chỉ cách cô mấy trăm mét. Cô được nghe cảnh báo về cái chết gần mình nhưng không thể làm gì bởi cô mù, cô câm và cô bị liệt.
Người đọc bị cuốn vào chuỗi vụ án rối mù với cảm giác rất bất lực như một người mù, câm và liệt. Phỏng đoán cái chết đến mà không thể nói hay làm gì; mất thị giác, hoảng sợ rối loạn vì như sống trong đêm đen đặc quánh của người mù... nên dù suy luận ra thủ phạm nhưng không sao ghép được bức tranh hoàn thiện cho đến những trang cuối nhân vật chủ chốt thuật lại tuần tự thì từng mảnh ghép mới vào đúng chỗ của nó.
Mình tiếc nhất là với cốt truyện rất được như thế này, xây dựng nhân vật đặc biệt và rõ nét như thế nhưng văn lại ít chất Pháp quá, nhiều khi đọc thủng thẳng và tự cười vì đúng là phụ nữ viết trinh thám và phụ nữ này đúng là dân mê phim Mỹ, như giới thiệu thì tác giả người Pháp và là dân điện ảnh (mình cười ý nghĩ dân mê phim Mỹ vì nhiều đoạn viết bong bóng Mỹ vãi)
Câu chuyện này minh chứng cho một câu văn hài hước chao chát của Romain Gary đại ý rằng: người mù dễ thương bởi tất cả những gì họ không phải chứng kiến trên đời này.
í hị hị hị hị thế giới đã mất chưa chắc đã là tất cả thế giới sụp đổ khửa khửa khửa :v

8.10.16

ngày 7 tháng 10

Ngày 7.10 hàng năm là ngày mình cảm thấy khó ở nhất, vì mình không biết phải đón nhận nó như thế nào. Ngày mình có mặt trên đời thì tất nhiên là có tí đặc biệt nhưng mình chả thấy có tí gì chấp nhận việc mình là một cá nhân trên đời này là một cái gì đó đặc biệt cả. Nên mình rất sợ ngày này, chỉ mong mau mau cho nó hết ngày, mọi người chúc tụng thì mình phải cố gắng vui, mà thờ ơ thì mình thấy cũng không buồn không vui. Chị và em gái mình đang cho rằng những phản ứng như thế là do mình không lấy chồng đâm bẳn tính. hahaha, thật ra đi quá xa rồi thì ngay tại thời điểm mình cảm thấy cô đơn và một mình nhất thì nó cũng là thời khắc tự do gần như tuyệt đối đang đến.
hôm qua 7.10 có hai bạn đến lấy sách đã mua ở album sách dư để bán của mình, đều là những bạn trẻ kết bạn 2-3 năm rồi nhưng các bạn giấu mặt tốt hơn cả mình. Một bạn khi nhìn thấy mình thì ồ lên, chị đây ạ? - ừ, chị đây, sao thế? - em hình dung chị *khoanh tròn vòng vòng hai bên mắt, cử chỉ tả tóc tai dựng đứng*... - à, í em là mọt sách đeo kính và tóc tai rối bù? - vâng vâng. Thật đúng là ihihi. Còn một bạn khi nhìn thấy thì mình mới là người ngạc nhiên vì trong tưởng tượng mình nghĩ bạn ấy gầy gầy nhỏ nhỏ hơi mong manh yếu đuối, nhưng sự thật là bạn ấy nhìn rất cứng cáp, độc lập, tự tin. Thế giới ảo thật mãi vẫn không thể là thế giới thật :v

hôm qua 7.10 vô tình bác bạn lại soạn sách, soạn ra 5-6 chục quyển chở đến tận nhà cho mình. Mình nói con nhờ bạn đi xe máy đến chở được nhưng bác bảo không được, thứ nhất của cho không bằng cách cho, thứ hai thì ai bẩu bác là đàn ông, đàn ông là phải như vợi :)). Mình bảo hôm nay là sinh nhật con đấy, bác ồ lên lấy làm thú vị vì sự tình cờ

1h đêm mình an tâm là đã thoát ngày 7.10 trong yên ổn thì có điện thoại xin ngủ nhờ của một bạn cũng hơi hơi đặc biệt có thâm niên lâu năm và trăm phần trăm như mình đoán cũng như bạn thừa nhận, bạn không hề nhớ sinh nhật mình, thật ra, sao lại phải nhớ nhỉ ihihihi. Cuối cùng mình có một đêm gần như không ngủ :3

Sáng nay dậy, ngày đầu tiên của tuổi già thêm một nữa, đọc stt của chị bạn, ngày hôm qua 7.10.2016, chị ấy chia tay vĩnh viễn người bạn đã ở với gia đình chị mười mấy năm qua, bạn chó tên Chốp. Tự nhiên mình bật khóc tu tu vì nghĩ tới Chốp đầu gấu hay sủa có cục to đùng ở chân, mình chui vào toilet tầng 1 đóng cửa chấm chấm chấm nước mắt khỏi lem trang điểm, ra khỏi toilet mình lại nghĩ tiếp cái suy nghĩ mình vừa cố bỏ lại sau cánh cửa, là đến mình, ngày ông mèo EMi cũng rời đến một cõi khác :(. Thế là mình lại chui vào sau cánh cửa toilet chấm chấm mắt.
Cảm thấy chán nản, mình ngồi đợi bố ở bậc thềm nhà, bó gối ngồi bệt như một kẻ ất ơ, thì cô hàng xóm 50 tuổi bị tai biến nhờ người dắt vào nhà mình, cứ chỉ vào nhà nói hai tiếng Ngân Thảo. Ban đầu nói nhỏ nhẹ và méo tiếng, lúc sau thành những tiếng rít do không ai luận được cô nói Ngân Thảo là gì, cô dậm chân quắc mắt nhìn vào nhà mình như nhìn hai bóng ma vô hình trong nhà tên Ngân và Thảo. Nhìn cô vừa thương vừa tội vừa sợ, lúc sau người giúp việc của cô vào nhắn rằng, cô ấy tìm bố em, ông Thắng. Mình nghĩ tới 2 khả năng: 1, trước đây mẹ nợ tiền cô, giờ cô tai biến kinh tế bị động nên cô vào gặp bố để nhắc. 2, cô nhờ bố chữa bệnh. Đang ngồi với đủ thứ suy tư về việc được sinh ra, bệnh tật, cái chết, chia lìa, sự hữu hạn trong vô hạn của mọi kiếp sống thì một cô giúp việc khác lại dắt cô hàng xóm tai biến vào. Cô hàng xóm rưng rưng bố bố bố. À, cô gặp bố cháu, cháu nhớ rồi, cô gặp có việc gì ạ, cháu chuyển lời được mà? Cô chỉ chỉ vào người cô, đấm ngực bịch bịch, mắt ngấn nước. À, chữa bệnh cho cô ạ? Cô mếu mếu méo miệng nói Ừ và chảy zãi. Cháu hiểu rồi, cháu và bố chuẩn bị đi có việc gấp, tối bố cháu về sẽ ra nhà cô, thử chữa cho cô nhé, đừng khóc nữa, cô về nhà đã, không phải đi lần nữa đâu, cháu nhớ mà. Thế là cô liêu xiêu lẹo vẹo tựa người vào giúp việc đi về, sau lưng là cả lời chua xót cả đàm tiếu zóc zỉa, "đấy, mới hôm nào khỏe mạnh mà tai biến một cái người không ra người ma không ra ma", "con mụ í có hôm cãi nhau với em, mụ í úm cả rổ giá đỗ của em ế, con mụ tai quái lắm"...

tôi đi vào cổng chợ mua 3 bìa đậu về sốt cà chua, đứng nhìn vạt nắng xuyên qua tấm bạt rách chiếu xuống chân, tự nhiên cứ khóc. Tôi vứt 120k xuống chân và ngồi thụp xuống nhặt tiền, nhanh tay gạt gạt mắt
ngày đầu tiên của tuổi mới lại tích cực bảo mình buông đi một ít, chấp nhận thêm một ít.

7.10.16

mái chèo xoay vần chúng ta



Tự truyện của Annie Ernaux, Một chỗ trong đời viết về mối quan hệ của tác giả với phụ huynh mà chủ yếu là với người cha xuất thân từ nông dân rồi trở thành công nhân và cuối cùng làm chủ một tiệm cafe kiêm tạp hóa, một người đàn ông luôn cố gắng thoát khỏi cuộc sống nhom nhem bần hàn thô kệch để đặt bước chân vào thế giới của trí thức, tiểu tư sản. Một câu chuyện rất thật được kể bằng lối viết miêu tả, trần thuật không cảm xúc, lối viết mà tác giả hay dùng để viết thư về cho gia đình kể những tin tức chính. Và câu chuyện ấy, bản thân nó là chính sự mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình, người cha gắng sức cho cô con gái được ăn học tử tế để đặt được chân vào giới tiểu tư sản, điều ông luôn muốn mình làm được khi còn trẻ, điều khiến ông lấy làm tự hào khi đã có chút thành quả, nhưng đồng thời, khi cô con gái được thế giới tiểu tư sản chào đón, thì một hố sâu kỳ dị không tên vừa mang tính giai cấp vừa "như tình yêu bị ngăn cách” hình thành giữa hai cha con. Người cha không kéo cô con gái về thế giới của mình mà chỉ biết cố không làm cô mất mặt trước các mối quan hệ bởi xuất thân cơ cực của ông nhưng trong đó vẫn chứa chan cảm xúc chạnh lòng, xót xa hờn tủi và cả một chút giả vờ lạnh nhạt nữa
"Có lẽ niềm tự hào lớn nhất đối với ông, hay thậm chí là lời biện minh cho cuộc đời ông: là tôi đang thuộc về thế giới từng khinh miệt ông"
Một câu chuyện chưa đầy 100 trang, giọng văn tẻ và nhạt nhẽo, giọng kể đứt khúc nhưng chứa nhiều đau đáu từ phía người làm cha, và dĩ nhiên, cả người làm con nữa.
vì đâu hay tại sao, lỗi của ai, hoàn toàn không phải vậy, mà chính là "mái chèo xoay vần chúng ta"

1.10.16

yêu thương và mất mát



Sống một đời mà được biết đến hạnh phúc của việc trao đi và nhận lại yêu thương thì ý nghĩa vượt cấp so với với chuyện sống triệu kiếp mà không biết cảm nhận tình yêu, dù có thể khi biết yêu thương thì người ta đồng thời biết đến mất mát, sự chia lìa và ở tột đỉnh của tuyệt vọng là sự chia cách của cái chết như giấc ngủ dài vĩnh viễn
được làm lại có làm khác không :)
bất hối bất hối bất hối :3

Con mèo triệu kiếp của Sano Yoko là một câu chuyện có màu cổ xưa, mèo triệu kiếp cơ mà :). Triệu năm không chết vì chết triệu lần thì nó cũng hồi sinh triệu lần, một con mèo mướp ngạo nghễ đã có triệu người cưng chiều yêu thương nó, nhiều triệu lần than khóc khi nó chết đi nhưng mèo ta chẳng khóc lấy dù chỉ một lần. Có kiếp nó được ở với một ông hoàng trong cung điện nguy nga, được ra trận mạc; có kiếp lại được rong ruổi trên biển với người thủy thủ; lại có kiếp đồng hành cùng nhà ảo thuật trong rạp xiếc được mọi người khen ngợi; có bận thì sống cùng một tên trộm; lại có kiếp ở cùng bà lão cô độc; có dạo sống cùng một cô bé... dù sống ở đâu, kiếp nào, sống cùng người giàu có hay nghèo khổ, cô độc thì mèo mướp cũng được chủ yêu thương hơn cả những gì họ có. Nó không sợ cái chết, nó là một con mèo ngạo nghễ sống triệu kiếp mà. Nó thích không phải là của ai cả, nó thích là con mèo của chính mình, nó cực kỳ yêu bản thân, nó thờ ơ với tất cả các ả mèo xung quanh muốn trở thành cô dâu của nó. Mèo mướp yêu bản thân hơn ai hết, nó yêu mình hơn tất cả. Cho đến ngày nó gặp nàng mèo trắng và biết cất lên lời nói chưa bao giờ được nói ra: "Ta ấy à... muốn ở bên em một triệu lần có được không?". Khi biết yêu mèo trắng và các con, biết thế nào là yêu thương, yêu hơn cả yêu bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống trao đi và nhận lại yêu thương, nhìn bầy con trở thành những con mèo mướp ra dáng, nhìn thấy mèo trắng dần già đi, nó nằm dài cất tiếng dịu dàng mong muốn những điều này kéo dài mãi mãi.
Mãi mãi là đến bao giờ. Một ngày mèo trắng lặng lẽ nằm bất động bên mèo mướp. Ở tột đỉnh của tuyệt vọng, phải chứng kiến yêu thương của mình bị cái chết chia lìa, mèo mướp bật khóc, khóc khi bình minh lên, khi hoàng hôn xuống, rồi lại bình minh lên và hoàng hôn xuống, khóc cả triệu lần cho tới lúc ngừng khóc, chấp nhận mọi việc. Và nằm lặng lẽ bất động bên mèo trắng.
Chú ta đã sống trọn một đời biết yêu thương, sẽ chẳng bao giờ hồi sinh để làm một thằng mèo mướp ngạo nghễ nữa.
Vậy đấy, hạnh phúc là khi được chia sẻ đấy loài người ạ meo meo meo ngoeo ngoeo ngoeo
Good by
EMi

27.9.16

về một tình yêu không chết trong nhà mộ



Khi buồn, tôi nhất định phải đến với những nhà văn "của tôi". Oscar Wilde là một trong số những nhà văn khiến tôi có được cảm giác hạnh phúc trong chính những điều buồn bã, và, đồng thời nhìn thấy bất hạnh ngay cả khi đang hạnh phúc, chỉ bằng việc đọc
Các câu chuyện của Oscar Wilde có  bóng dáng Andersen rất rõ, của Gustave Flaubert nữa (còn của ai nữa thì tôi chưa biết), nhưng vẫn mang phong cách rất riêng của Oscar Wilde, màu mè nhưng nên thơ và hiện thực. Những câu chuyện như cuộc sống thực, không phải lúc nào cũng kết thúc có hậu, cái Thiện không phải lúc nào cũng ca khúc khải hoàn, cái Ác không phải lúc nào cũng thất bại; Tình yêu, lòng vị tha, đức hy sinh có thể được đón nhận và có thể bị phũ phàng ra sao... Hoàng tử, công chúa, ông hoàng như ở một thế giới thần tiên của con trẻ, nhưng cổ tích thần tiên này là cho những người lớn, những người hiểu về nỗi bất trắc, tréo ngoe của cuộc đời và chúng thật buồn; nhưng chúng vẫn ẩn cất trong đó sức sống mãnh liệt, không bi quan, người ta vẫn muốn sống cuộc đời của một con người lương thiện, không chiếc gôí nào êm ái cho bằng một tâm hồn trong sáng, vẫn tin vào một tình yêu thiêng liêng, một tình yêu không chết trong nhà mộ, người ta vẫn muốn sống tránh xa sự đê tiện gỉa dối dù có thể sống khác đi thì dễ dàng hơn nhiều, rất nhiều lần
ps: Hoàng tử Hạnh Phúc bản của Nhã Nam ở giữa, dịch gỉa Nguyễn Thành Châu có 5/9 truyện ngắn trong Họa mi và hoa hồng, dịch gỉa Ngô Thanh Tâm, còn Hoàng tử Hạnh Phúc ở bên phải ảnh là tuyển tập các truyện cổ thế giới trong đó có truyện cuối cùng Hoàng tử Hạnh Phúc của Oscar Wilde được ghi là xuất xứ Anh :p, do Nguyễn Ái Việt chuyển ngữ (hình như là Việt, sách năm 1986, bị mờ chữ, tôi luận ra thế :v)

24.9.16

đường ke ga Bắc và chân không chạm đất



Căn cước cá nhân, ngay tại thời điểm này, là cái gây banh não cho tôi nhất. Một cảm giác vừa nhẹ nhõm vừa chông chênh như bước ra khỏi giấc mơ. Minh không là Minh. Fam không là Fam. Là một ai đó như bất kỳ ai hay không là ai cả.
Khi đọc xong Catherine cô bé đeo mắt kính, tôi thêm kính sợ văn chương của Patrick Modiano. Catherine cô bé đeo mắt kính của Patrick Modiano kết hợp với minh họa Sempé (nét vẽ tối giản nhưng quá đầy đủ và rõ nét cá nhân) là một quyển sách mỏng, gần như quyển nào của Patrick Modiano cũng mỏng mỏng, một kiểu giúp người đọc nhẹ lòng nhưng bất an :v, mà ban đầu tôi nghĩ ông ấy viết cho thiếu nhi, việc nhà văn cày ở vùng đất này không có gì lạ, phần lớn người viết đều hát Goodbye yellow brick road được mà ;). Câu chuyện không nhiều sự kiện, các sự kiện có chiều hướng đứt đoạn. Catherine Certitude tuổi băm mấy lúc này đang ở New York nhớ lại tuổi thơ của mình sống cùng bố ở Paris. Những năm tháng vắng mẹ, chỉ có bố "chẳng rõ làm nghề gì", một công việc trung chuyển các mặt hàng, đổi qua đổi lại các kiện hàng và thường tiến hành công việc với ông cộng sự Raymond Casterade, một nhà thơ thích đọc chính tả cho người khác, xuất xứ cũng có vẻ từ trên trời rơi xuống. Catherine học múa ở chỗ cô Dismaïlova, một cô giáo mà như ông bố cô bé giải thích thì cô ấy cũng có màu sắc mờ ám, Catherine sẽ chẳng bao gìơ được nghe giọng phát âm thật của cô ấy. Ở đó Catherine quen một cô bạn tên Odile nhà giàu, từ đó hai bố con làm một cú chuyển rất ngắn từ thế giới chấp chới bình dân ngó vào thế giới nhà giàu và nhanh chóng kết thúc cú chuyển ấy, cú chuyển ấy khép lại hoàn toàn vì gia đình cô bé Odile bỗng dưng mất hết sạch dấu vết, các nhân vật hoành tráng trong bữa tiệc cũng mờ ám theo cách tương tự. Và cuối cùng, đường đột nhanh chóng, Catherine cùng bố rời khỏi phố nhà ga (phải ở phố nhà ga để rời đi cho tiện) đến với New York, The New World... Tân Thế Giới. Kết lại câu chuyện như bao tác phẩm khác của Patrick Modiano, cứ như bị đóng lại giữa chừng quyển sách với không khí hoài niệm
"Chúng tôi vẫn luôn như vậy, và những người chúng tôi từng là, trong quá khứ, vẫn tiếp tục sống cho đến tận cùng thời gian. Thế là, sẽ luôn có một cô bé mang tên Catherine Certitude đi dạo cùng bố mình trên các con phố ở quận 10, Paris"
Câu chuyện này nếu do một nhà văn khác viết, có lẽ tôi chỉ thích nó bởi sự chuyển dịch thế giới. Một thế giới dịch chuyển chỉ trong một cú nhấc kính, tháo kính. Catherine được sống trong hai thế giới khác biệt: thế giới khi đeo kính và khi không đeo kính. Khi đeo kính, cô bé nhìn thế giới thực như thế giới vốn là thế gồ ghề, sắc cạnh và thế giới không còn thô ráp, thế giới trở nên mềm mại, êm ái, mờ ảo, yên ả, dịu dàng, nơi mà cô bé thả sức múa hệt như trong một giấc mơ khi cô bé không đeo kính. Và thế giới của múa, là một thế giới như trong mơ bồng bềnh, ở đó người ta nhảy lên, đập gót trên không thay vì đơn giản là bước đi. Nhưng đây là Patrick Modiano, phải có một cuộc dạo chơi loanh quanh các mê lộ ở Paris, góc phố, số nhà, đường ke ga, phải nhặt nhạnh các chi tiết và chắp nối vào hồ sơ, căn cước cá nhân. Đọc Patrick Modiano là cảm giác thế này. Nghĩ rằng mình đang theo sát câu chuyện, không khí hoài niệm rất rõ và một cảm giác thiếu hụt mất mát không thể chối bỏ. Lần nào đọc cũng vậy, tác phẩm nào cũng vẫn không khí và cảm giác ấy. Và đặc biệt là, văn chương ấy làm bạn mê mụ bị hút vào như hố đen hút ánh sáng, nhưng nếu tỉnh táo mà bình tâm nghĩ lại, hiểu ngay ra rằng, bạn không thực sự hiểu trọn vẹn câu chuyện. Cảm giác mất mát thiếu hụt, chông chênh có thể sinh ra từ mỗi nhân vật, mỗi điểm nhìn phóng tầm mắt, mỗi một góc phố, một đường ray tàu... luôn luôn bị thiếu hụt, bị giấu kín đi các mảnh nhỏ của nó. Nó luôn còn để ngỏ. Và cứ đọc thêm một quyển nữa của Patrick Modiano thì ta lại nhặt nhạnh thêm được một mẩu, một chi tiết nhỏ nào đấy để gom vào hồ sơ nhận dạng các nhân vật, vào căn cước cá nhân, bởi ta như một người bị nhà văn dẫn đi loanh quanh mê lộ, ta thấy đâu đó quen quen của con người này, của sự kiện kia ... bởi mỗi nhân vật của ông luôn có sự dịch chuyển các căn cước, các thế giới.
Và chính vì thế, theo một nghĩa nào đấy, đọc Patrick Modiano là sự theo đuổi trường kỳ hoặc bạn lựa chọn chào ngay nơi ngưỡng cửa, đóng cánh cửa lại và đừng nhìn vào nữa.
Tôi sợ Patrick Modiano. Tôi yêu Patrick Modiano.
sợ vì không hiểu. yêu vì không hiểu. đồng hành nhau.

18.9.16

oách quá

Tài năng hay sự xuất hiện của bộ óc "khác người" sẽ đưa người ta vượt ra ngoài địa hạt của mình. Người ta hiểu được tại sao phải sống nên gần như có thể sống bất kỳ cách sống nào.
Một cô gái điếm thích đọc Nietzsche và nói chuyện triết học. Một vệ sĩ giết người thẳng băng không chớp mắt thích đọc Marcel Proust.
Đồng ý, nó là trong tiểu thuyết :)

Một anh chàng lái taxi biết về phương pháp hiện tượng học của E. Husserl (nhận thức siêu nghiệm qua épochè).
Í hị hị hị hị, cái này là trải nghiệm có thật của Umberto Eco, và ông ấy cũng vẽ ra viễn cảnh không hề siêu thực tí nào, về khả năng sẽ có những tài xế taxi cho bạn nghe nhạc cổ điển và trò chuyện với bạn về tác phẩm ký hiệu học mới nhất
Một người đàn ông ngồi ở ghế băng trong ga tàu điện ngầm mỗi ngày từ 8h30 sáng đến 12h trưa, đi ăn 1 tiếng, quay lại ngồi đến 18h, luôn luôn với vài quyển sách, hỏi anh ta làm gì, "tôi đọc, tôi chẳng bao giờ làm gì khác cả" :p
khửa khửa khửa, một trải nghiệm có thật của nhà văn, nhà viết kịch Jean-Claude Carrière, người đồng hành trò chuyện với Umberto Eco trong Đừng mơ từ bỏ sách giấy
Đồng ý, tiểu thuyết và ví dụ của các kẻ cuồng sách vở chữ nghĩa nghệ thuật hoặc bọn mọt sách, đồng ý, vẫn là cái gì đấy "trong trang sách"

Một người vô gia cư chơi piano, một người vô gia cư tâm thần chơi piano, một người vô gia cư biết e dè đám đông trùm chăn giấu mặt chơi piano để lấy đủ tiền mua bánh mì
Ờ, có thật nhé, trong hệ mặt trời nhé, cùng hành tinh trái đất nhé, có thể search trên mạng

Một người có giải quốc gia (hình như môn vật lý), hành nghề đánh giày 20 năm, không bao giờ mời khách đánh giày, thích chơi với bọn trẻ con và cực thân thiện với trẻ con, lúc nào trông cũng cực kỳ thông minh và ngạo nghễ nhìn người đời như lũ ngu đần, khách trả tiền oánh giày thiếu cũng cầm, đủ thì quay lưng đi, thừa thì trả lại.
Cái này là thực tế mình biết, sau mùa hè lớp 6, vào lớp 7, tất cả bọn con trai lớp 7A của mình tan học đều đi chơi với anh đánh giày đang đứng đợi chúng bên cạnh cái ao làng, chúng túm tụm lại, tranh nhau kể chuyện, vừa đi vừa kể chuyện với anh ta, chả quan tâm tới việc gì khác, và anh đánh giày ấy vẫn bám trụ ở quanh quanh khu nhà mình từng ấy năm, tới tận bây giờ.

Nào, lói cái zề đê, người ta đã sống thật là oách, và theo một cách nào đấy, thì chúng ta bảo họ là bơ ngơ, ngẫn, điên. Thật là những người biết sống khửa khửa khửa :))

17.9.16

hòa bình vô ích sừng sững như tượng đài



Tôi tin rằng, bất kỳ đất nước nào đi qua một cuộc chiến đều có những hình ảnh như tiểu thuyết Hẹn gặp lại trên kia của Pierre Lemaitre, những thanh niên bắn thủng bụng nhau vô danh, những con người hiểu và biết rằng họ là những người sẽ chết, có thể chết và nếu không, chiến thắng trở về thì chiến thắng luôn là cái gì đó xấu xa, hòa bình gần như vô ích. Đất nước của tôi cũng vậy. Đọc nó, tôi mỉm cười chua xót, vòng xoắn ốc đó rồi sẽ dừng lại như thế nào. Và nếu tôi sinh ra ở mảnh đất khác thì có lẽ tôi cũng thấy hình bóng đất nước mình. Có quốc gia nào trên hành tinh này không từng trải qua chiến tranh không, tôi không thực sự biết nữa. Hòa bình là vô ích vì vòng xoắn ốc có dừng lại đâu.
Câu chuyện này tác giả tưởng nhớ tất cả những người thuộc mọi quốc tịch khác nhau đã nằm xuống trong cuộc chiến 1914-1918. Câu chuyện về ba tay lính sống sót sau cuộc Đại chiến 1914-1918, trở về từ chiến tranh: một, kẻ có cái nhân bất lương thì vẫn bất lương để tiến thân; hai anh lính: một, lành lặn với sự hồn nhiên tưởng như không đáy và một, chân tập tễnh, mặt chỉ còn đôi mắt, một hố lõm sâu là nơi cái mũi từng ngự trị, một hàm răng trên chìa ra, các chỗ còn lại trên mặt và cổ là một đống hỗn độn lầy nhầy. Họ, để tồn tại, để tiến thân... cùng đối mặt với xã hội khóc cải lương cho những anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc bằng những nghĩa trang, tượng đài "kí ức Tổ quốc" và thờ ơ với những người đang còn sống, những anh lính cùng đường. Nỗi buồn ở đây là nơi gặp gỡ của toàn bộ kết cục cuộc chiến và tất cả sức nặng của nỗi cô đơn trong người lính. Mâu thuẫn về mặt đạo đức, lối sống, quan niệm, mỗi người đều trở thành những kẻ sống bằng đồng tiền lừa đảo, làm sao mà có thể sống trong xã hội bầy nhầy như thế mà không dùng chút mưu hèn kế bẩn, thế là cả ba tay lính cùng nhau thành những kẻ bần cùng bất lương, cạn kiệt nhân phẩm, du đãng lừa phỉnh chính mình và xã hội theo các cách khác nhau nhưng đều đến nơi nghĩa trang kí ức Tổ quốc
Sẽ chỉ còn Pierre Lemaitre ở tiểu thuyết trinh thám Alex nhờ giọng văn hài hước đen đúa, Hẹn gặp lại trên kia là một tiểu thuyết khác hẳn. Ông tự nhận cuối sách rằng đã vay mượn một số tác giả ở điều này hay điều khác, tôi đọc không đủ nhiều để biết cụ thể là vay mượn tình tiết, nhân vật hay cái gì. Chỉ biết rằng, tôi nhận ra chất của Romain Gary ở giọng văn hài hước chao chát, ở không khí những đoạn viết về chiến tranh, tự nhiên tôi nhớ rất nhiều đến hoàn cảnh Romain Gary nằm thập tử nhất sinh trên giường bệnh trong thời kỳ đi lính của ông được miêu tả ở Lời hứa lúc bình minh với 1/3 đầu Hẹn gặp lại trên kia và, điều này mới đặc biệt, một người mẹ không hiện diện trực tiếp, người mẹ luôn đi kèm với Romain Gary và người mẹ của Albert trong Hẹn gặp lại trên kia, một người mẹ màu mè rất oách và bà ấy trở thành một người mẹ rất oách bởi bà ấy được đứa con bé bỏng cuồng viết Romain Gary đưa vào không chỉ một quyển sách :p. Tiếp nữa là Marcel Proust ở những câu văn dài nao nao buồn mà đọc hết câu hết đoạn vẫn lâng lâng hạnh phúc vì mình được hạnh phúc ngay ở trong những bất hạnh. Chất trào phúng cổ điển như kịch tấn trò đời làm người ta nghĩ đến Balzac, Hugo... mà như chính lời cảm ơn của Pierre Lemaitre với các tác giả ông vay mượn thì đây là một cách bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn kính với văn học cũng như với các tác giả ông yêu mến.
Tôi rất thích giọng văn dịch ở tiểu thuyết này, dù ban đầu hơi bất ngờ khi nhìn thấy dòng Nguyễn Duy Bình dịch ở bìa sách nhưng khi đọc hết trang đầu tiên, tôi nghĩ tôi nhận ra một cái gì đấy hài hước chao chát như đã từng đọc ở Lời hứa lúc bình minh và thấy, nó không trật đường ray chút nào, không một chút nào.
Có một vài dòng ngắn tạo ra khung cảnh trong tiểu thuyết này khiến tôi vừa huhu khóc vừa không sao ngăn mình quặn người khùng khục cười (thật đau đớn làm sao), trang 245 khi Albert anh lính lành lặn và Édouard anh lính bị nát mặt cãi nhau, lao vào oánh đấm nhau mấy quả dù đang vẫn rất yêu thương nhau (mà vì yêu nhao nên mí oánh nhau), tất cả như dừng lại khi Albert đấm vào giữa mặt Édouard, là vào cái chỗ hõm nơi từng có cái mũi í "Albert hoảng quá, nhìn nắm đấm của mình lọt thỏm trong mặt bạn. Như thể anh đã đấm xuyên qua đầu vậy. Và phía trên cổ tay anh là ánh mắt kinh ngạc của Édouard". Tôi không biết mình thích nhân vật anh lính bị nát bấy khuôn mặt chỉ còn đôi mắt Édouard với tài năng ngông cuồng rồ dại hài hước ngẫu hứng phản kháng trộn lẫn vào nhau hay anh lính Albert bởi sự ngây thơ gần như là không đáy và sự thủy chung trong cách làm người của anh ta, tôi không biết mình thích nhân vật nào hơn, có lẽ Édouard nhỉnh hơn đấy. Và cả cái tay thanh tra nghĩa trang Merlin nữa, một nhân vật phụ rất điên rồ, phải điên rồ cỡ như thế thì mới áp chế được thế lực vừa ngu vừa bất lương, một kiểu cục súc húc đầu vào tường liều chết rất dễ thương :p
tóm lại, tôi rất nhớ Romain Gary của tôi.

15.9.16

súc cù là



Đi xem Train to Busan về tới nhà, bà Lốc cao 3 mét chẻ đôi, nặng 52kg có dư lập tức mở tủ lạnh, hỏi đồng bọn cao 1 mét 6 mốt có dư, nặng chắc tầm 45 kí lô *đã nói tâng bốc cân nặng của đồng bọn lên rồi đấy; vừa đêm qua, lúc mình mò vào giường, đồng bọn nói chứ: EMi béo quá, EMi béo quá trong khi mình thấy mình béo bình thường mờ khửa khửa khửa* rằng: ăn sữa chua không? súc cù là không? những lúc buồn là mình phải ăn; ăn súc cù là để vui vẻ - tú hay ăn súc cù là - hãy như tú. Đồng bọn lắc đầu ngao ngán, thẳng thắn từ chối: không ăn đâu.
Thế là sau khi đánh chén hết hộp sữa chua, ăn 2 viên súc cù là, Lốc quay lại nhìn cái thìa sữa chua và ngồi mút mát cái thìa sữa ra cái vẻ vẫn thòm thèm, suy tư bẩu là: có biết không, về một ngày bệnh dịch hủy diệt loài người, hệ sinh thái thay đổi khiến tất cả bị hủy diệt hay một lý do nào đấy mà loài người biến mất í... rất nhiều phim ảnh giấy bút kinh sách đã nói đến, nó ko mới; có biết cuối cùng là gì không? Không có gì. Không gì cả. 3 từ thôi: Không-có-gì. Hoàng hôn vĩnh hằng í. Thế nên hãy ăn đi, ăn súc cù là đi.
Đồng bọn đang nằm ườn ra nhà chán mớ đời, nghe thấy thế ngặt nghẽo cười bảo chứ: đâu, cho một viên sô cô la xem nào, có những vị gì. Lốc hào hứng hẳn, đây này tropical này, cappuccino này, orange này, waldbeer này, vanille này, karamell này... *con Lốc sinh nhầm năm rồi, đáng ra phải là năm con heo chớ không phại năm con hộ >"<*
chú thích: một tay cầm thìa ăn sữa chua (đang mút mát dở), một tay cầm hộp súc cù là, mặt hết sức phân vân: gió từ đâu đến và sẽ đi đâu, nào ai biết được, ăn súc cù là vị nào bi zờ, ăn đúng vị mình thích, đúng thời điểm là rất quan trọng đới :v

12.9.16

măng non búp búp




Mình nhớ cái hồi cách đây khoảng 2 năm, lúc í ông Sói được khoảng tuổi rưỡi (cỡ 16-17 tháng). Bà mẹ Cáo của Sói nhờ dì Lốc xuống trông con "cho tôi làm việc". Lốc loay hoay chơi với cháu, chơi một lúc bắt đầu hết trò vì trong phòng làm gì có giề chơi ngoài cái giá sách là cái Lốc thích nhất, Lốc lấy ở giá sách xuống quyển Ai đã bĩnh lên đầu chuột chũi và Ngủ ngon nhé khỉ đột. Mở picture book ra, nhìn tranh chỉ cho ông Sói đây là con khỉ đây là con hươu đây là con sư tử đây là chuột vân vân vân vân, quay đi quay lại ông í xé roạt roạt roạt mấy phát liền, nhìn vừa buốt hết ruột vừa buồn cười vì cái bọn nít ranh này chúng chả cần biết quý trọng cái gì, chả cần biết giá trị hay cái gì "đắt" cái gì "rẻ", chúng cứ thích là làm, đơn giản vô đối và dễ huyênh hoang vãi chưởng, xé roạt roạt roạt ra xong thì còn cười khanh khách vì tạo ra âm thanh vui tai chứ :v. Đúng là cái bọn được hưởng ân điển đất trời, chỉ cần cầm lá tung lên đầu cho rơi xuống cũng có thể cười cả ngày cơ mà :*
Hôm nay đi hội sách thấy quyển này, nghĩ tới kỉ niệm với thằng Sói con nên dì Lốc vợt luôn. Picture book là kiểu sách mà không ai từ chối cho nổi. Nhìn thôi đã mê tít thò lò rồi, chưa kể đến việc là nó rất ít chữ và dễ thương dễ hiểu dễ chịu. Đọc xong cái thì lật lại đọc từ đầu xong rồi lại hết thì lại lật lại đọc từ đầu. Cảm giác thành công vì mình đã đọc không những hết một.quyển.sách mà còn đọc đến ngấu quyển í luôn
Mình thiệt nà bựa quá đuê khửa khửa khửa :v

8.9.16

Xa loài người



Làm sao có thể hình dung được trong hai tập truyện ngắn này, với những miêu tả sống động về rừng xanh Luật rừng, Thỏa Uớc Nước, những cuộc chiến sinh tồn tanh nồng mùi máu, những cuộc săn mồi đầy răng nhọn và móng vuốt thì lại xuất hiện một truyện ngắn như Phép lạ của Purun Bhagat. Câu chuyện kể về Purun Bhagat xuất thân là một người Bà-la-môn đẳng cấp, từ bỏ danh vị, một mình bước khỏi chốn lao xao, mặc niệm, trầm tư, mắt cúi nhìn đất và ý nghĩ ở cùng mây trời. Ẩn sĩ biết rằng chẳng có điều gì lớn và chẳng có điều gì nhỏ trên thế gian này, ngày đêm cố gắng dấn vào cốt tủy của sự vật và về lại nơi linh hồn ông đã xuất phát. Một câu chuyện ngân nga chậm rãi, buồn bã và thông thái khôn tả, khiến tôi mắt đỏ hoe vì ấm lòng, nhìn nhận ra cái hạnh phúc lâu bền của sự tu hành và thiền định.
Trong lần đi chơi 30/4-1/5, quỹ thừa ra xíu tiền, anh chị em ăn uống ở Lương Sơn Bạc xong vưỡn thừa nên kéo nhau đi xem phim. Hôm í chọn Mowgli, cậu bé rừng xanh. Thể loại này thì mình thích miễn bàn nhưng mắt mù dở, mua vé muộn nên ngồi xa quá, gần như không đọc được chữ, mặt mũi thằng bé Mowgli nhìn còn mờ mờ nhòe nhòe, tiếng Anh thì nghe phập phù bập bõm nên hôm í quyết tâm về tìm Chuyện rừng xanh đọc. Quyết mãi, đến gần đây xếp lại sách theo alphabet mới lôi ra được. Và nhờ đọc hai tập truyện này mới biết là:
- Thứ nhất: không chỉ mình (là người) ghét rắn hổ mang, mà các loài khác cũng không ưa gì nó. Í hị hị hị hị, may sao có loài chồn hương oánh nhao mí rắn hổ mang được khửa khửa khửa.
- Thứ hai: xã hội loài người chính ra là cái xã hội đáng chán hơn nhiều lần ta có thể tưởng tượng được về cái buồn chán của nó. Mà chứ, ta hy vọng gì ở cái sinh vật nửa ngu muội nửa thông thái như loài người, cán cân giữa phẩm chất trí tuệ và sự ngu xuẩn của loài người là ngang bằng nhau đấy, nên là theo một nghĩa nào đấy, vẫn nên bày tỏ lòng kính trọng với sự ngu ngốc của loài người bởi sống càng lâu sẽ càng nhận ra là phẩm chất trí tuệ không thể chiến thắng được tính chất ngu si ở giống loài này. Vậy nên kính trọng sự ngu si ấy cũng là một cách an ủi khửa khửa khửa.

23.8.16

phù phiếm xa hoa và buồn chán, dĩ nhiên phải là thế rồi



Bret Easton Ellis thì phải đậm chất tiệc tùng trác táng, phải nhiều ma túy, tình dục và dĩ nhiên tràn trề tuổi trẻ bơ ngơ
Ở giữa thanh xuân trống rỗng được mở đầu và kết thúc như ở giữa những câu văn. Kiểu, tuổi trẻ của lũ người trong truyện sẽ vẫn cứ như thế, không có gì cần bàn thêm ngoài buồn chán không phương hướng. Nó được viết xoay vòng từ điểm nhìn của các nhân vật con nhà giàu học trường tư thục về nghệ thuật, mà chủ yếu là ba nhân vật Lauren-Sean-Paul tạo thành tam giác đuổi bóng nhau. Lauren thay bạn trai mỗi lần đổi ngành học. Sean cho rằng gã thực lòng yêu Lauren nhưng tiệc tùng triền miên và lên giường với bất kỳ ai gã gặp. Paul lưỡng tính, từng hẹn hò với Lauren và cũng thích cả Sean. Cái hình tam giác ba đỉnh Lauren Sean Paul này cũng như những thanh niên nhà giàu trong Như không hề có (Ở giữa thanh xuân trống rỗng có xuất hiện Clay ở trong Như không hề có) họ đại điện cho nước Mỹ thịnh vượng và thừa mứa những năm 80, kịch đã hạ màn còn gì để diễn, pháo hoa đã tung bông điều gì diễn ra sau đấy đây; tức là rất buồn chán. Thảm hại. Liều lượng tình dục và ma túy tăng lên gấp bội so với Như không hề có, nhưng kết quả không thay đổi, các nhân vật phê đờ đẫn, phê lòi ra mà vẫn chưa biết đời mình có gì, không ràng buộc quá khứ, bê trễ hiện tại và gần như tương lai cũng chả có gì khác. Chúng ngồi đó chằm chặp nhìn đám đông, quan sát đám người Mỹ trẻ tuổi kiêu hãnh ngây ngất đầm đìa mồ hôi (giống như chúng) đang nhìn lên sân khấu xem kịch, một vở vô nghĩa và buồn chán nhưng không hiểu sao chúng cứ ngồi bơ ngơ xem. Cứ như lũ trẻ nhà giàu này biết được rằng đời càng về sau càng rất tởm và chúng chọn té trước bằng việc cứ mặc kệ đời trôi trống rỗng vô phương cứu chữa, thậm chí có đứa tự tử như một cách ngắt mạch mình sớm vậy
"Tụi nó không phải lo lắng về chuyện giữ ấm hay cơm ăn hay bom đạn hay lade hay họng súng. Có thể bồ tụi nó đã bỏ tụi nó, có thể cái đĩa (nhạc) nó bị xước thật... và vấn đề của tụi nó chỉ có thế. Nhưng rồi tôi chợt hiểu ra trong lúc ngồi đó, cái thùng loa rung lên bần bật bên dưới tôi, tiếng nhạc chát chúa nện trong đầu tôi, rằng những vấn đề đó và nỗi đau đó của tụi nó hoàn toàn thành thật. Ý tôi là, em gái này có thể có rất nhiều tiền, và thằng bạn trai mặt hãm của em cũng thế. Những người khác có thể sẽ không cảm thông được với các vấn đề của cặp đôi này và có lẽ trong một lãnh địa rộng lớn hơn chúng chẳng là gì to tát lắm - nhưng chúng vẫn rất quan trọng với tụi nó; những vấn đề ấy làm tụi nó đau đớn; những thứ ấy khiến tụi nó nhức nhối..."
buồn chán ngay trong tuổi trẻ xa hoa phù phiếm. Thật là thảm hại. Sau Như không hề có, tôi nghĩ rằng mình sẽ không tiếp tục với Ở giữa thanh xuân trống rỗng (thanh xuân nghe sến vãi) vì drop quá, nhưng khi nhìn bìa sách thì tôi nhớ ra tại sao tôi vẫn xếp nó vào chồng sách đọc thời gian gần. Là bởi cái tên dịch giả Thùy Vũ. Tôi rất thích người này dịch, một giọng dịch hài hước thông minh khiến người ta phải ghen tỵ sao lại có được sự hài hước như thế. Ở quyển này, vẫn là sự hài hước ấy, nhưng độ xõa thì thôi rồi. Nữ giới mà sở hữu thông minh hóm hỉnh xõa như này thật đúng là hiếm có. Sau Đổi chỗ (David Lodge), Người phàm (Philip Roth) thì đây là quyển thứ 3 tôi đọc Thùy Vũ dịch. Ở quyển của Bret Easton Ellis này, rất nhiều khi giọng dịch này làm tôi nghi ngờ, có lẽ nào Thùy Vũ là nam giới không ta ahaha ehehe ihihi

love him a lot, God loves him more

Một mùa thu nữa đã đến và đang đi qua từng ngày. Cuộc đời vẫn rất nhiều loay hoay. Ta làm gì vào mùa thu.
M viết cho tui đầu 2009, trong một cơn ghen tuông lầm lì âm ỉ trực nổ bất cứ lúc nào. Từ đấy, mùa thu là mùa loay hoay. Mỗi thu moi ra post lại ở tất cả các trang cá nhân, một (vài) lần

The leaves drop down
so sudden here.
No one tells you fall comes
like a pony rider posting
hard,
one moment green,
then yellow fire on mountains.

21.8.16

chào nhau giữa con đường



Nhà Nội ở quê, cách Hà Nội 17km, giờ gọi là Hà Nội 2 mà dạo chuyển đổi ấy cứ nói vui rằng bà Nội ngủ qua một giấc ngủ đêm thì sáng sau đã thành người thủ đô, tự nhiên bà bị tước mất danh phận người Hà Tây bấy lâu nay :p
Hơn 2 tháng trước về quê giỗ ông Nội, mệt mỏi việc này kia nên về đến nhà là vào buồng riêng của bà nằm ườn ra nghịch điện thoại, chơi với thằng Sói, không đi loanh quanh nhìn làng xóm. Và Tết vừa rồi đi Sài Gòn chơi nên 7 giờ sáng ngày 1 Tết về bà, 10 giờ đã phi ra Hà Nội để tếch đi chơi. Chỉ bẵng đi có 2 lần gần nhất về quê, hôm nay thấy cái xe đạp con con của thằng ku cháu, mình nhảy lên lượn vòng quanh sân nhà, lượn đến mức mình tự chóng mặt thì cuồng chân mới đạp ra ngoài ngõ. Ngõ đi ra có hai hướng, mình quyết bừa rẽ trái ra phía đường quốc lộ. Đạp vài vòng xe trong không khí mát mẻ sau bão, cảnh đường quê hai bên nhà dân yên tĩnh điểm điểm chỗ này chỗ kia là màu xanh cây cối cỏ dại, trẻ con nghỉ hè cũng đang chấp chới dạy nhau đi xe đạp, thi thoảng trên đường làng nhìn thấy một gương mặt người quen (phần lớn là các bạn của chị con nhà bác, một vài lần nghỉ hè ngày xưa về quê mà quen các chị), thấy sao nhẹ nhõm thế. Rồi cảm thấy chính cái việc đang đạp xe khiến mình cảm thấy nhẹ nhõm, tại sao đạp xe đạp lại làm mình thích thú thế nhỉ? Đang tự hỏi mình như thế thì nhìn phía trước xa xa có một bà cụ khăn mỏ quạ, mồm nhai trầu đỏ quanh mép, trên vai khoác một cái làn nhựa màu xanh, nhìn rất có dáng vẻ bà ba bị đang nhìn ngó tìm nhà ai. Tự nhiên chỉ nghĩ rằng đấy là bà ba bị, con Lốc giật mình nhìn trước ngó sau nhìn ngang nhìn ngửa không có bóng ai, Lốc sợ một mình quá, vội vàng cho chân quờ quờ đất quay xe đạp về nhà bà luôn. Đạp đến ngõ, về đến cổng, vào tận trong sân nhà bà xong, qua cơn hốt hoảng nhìn thấy bà già như bà ba bị kia thì Lốc mới bình tâm nghĩ: ơ, sao mình phải sợ nhỉ; ơ, mình lớn rồi cơ mà; ơ hay, mình 3 xịch tuổi rồi cơ mà; ơ kìa ơ kìa :v
Thế là lại cua xe đạp trong sân, quay ra ngõ. Lần này rẽ phải, đi ra phía đình làng. Lại ơ phát nữa, sao cái sân ngày xưa về nghỉ hè, buổi tối hay cùng anh chị lớn ra ngồi chơi thì giờ lại thành nhà văn hóa với sân bóng; ơ sao cái ao trước đình mất đâu mất rồi, giờ lại có một cái nhà to ịch xuất hiện ở chỗ cái ao thế này. Cảm thấy cứ như khám phá ra một thế giới khác, Lốc liền quay xe đạp về nhà bà để hỏi mọi người. Trên đường về gặp một bà cụ gánh đòn gánh, hai bên treo hai cái làn, Lốc không biết bà bán gì nên cứ quờ chân đẩy xe đạp đi sau bà. Đến một ngôi nhà cửa sắt lớn, thấy bà cụ nhòm qua lỗ khóa nói vọng vào trong: Nhà còn chè không bác ơi, thì Lốc mới ớ ra, hóa ra bà bán chè, suýt chút nữa mình hỏi bà để mua kẹo lạc, vì trong ký ức của Lốc, kẹo lạc thì sẽ mua được của các bà lão gánh rong, khác là ngày xưa bày ra mẹt chứ không phải vào làn :p
Lốc đạp xe đến ngõ, về cổng, vào trong sân nhà thì dừng lại nhìn ngắm ngôi nhà của bà. 27 âm lịch tháng này mới giỗ bác cả, nhưng vì nhà bà sắp đập đi để xây lại nên làm giỗ bác cả sớm lên mấy ngày. Nhìn ngắm căn nhà suốt mấy chục năm qua, trong ký ức của Lốc không hề thay đổi, bỗng dưng nghĩ nó bị kéo sập, đập đi xây mới, tự nhiên thấy ngùi ngùi trong lòng. Gốc cây khế cây hồng cây ổi cũng không còn, cây khế của bà rụi - bà Nội cũng ốm tai biến, giờ chỉ còn nhỏ nhúm 39kg, mắt ngơ ngác thảng thốt người già quay về làm trẻ con; cây ổi thì qua trận bão vừa rồi cũng đổ uỳnh - giống như ngôi nhà mưa bão nước ngấm tường đùn cát bẩn vào hết bên trong. Mọi thứ đều có thời điểm của nó mà chính tại thời khắc chuông điểm vang lên thì không thể tránh được mệnh lệnh số phận.
Phải chăng Lốc đang tua các đoạn băng, khi Lốc bé tí thì bà Nội khoảng tuổi bố như bây giờ. Khi Lốc băm mấy thì bố tiến đến tuổi của bà Nội ngày xưa, còn bà Nội đã thượng thượng thọ tuổi tám mươi từ năm nào. Mai mốt những đứa cháu nhít nhít ở nhà mà cách đây mấy năm vẫn còn bé tí, giờ đã cao ngộc gần mét bảy sẽ ở tuổi băm của Lốc, còn Lốc tuổi của ông bố bây giờ, và ông bố sẽ tuổi của bà Nội nhỏ nhúm như một đứa trẻ.
mọi thứ cứ tịnh tiến như vậy đấy, ngước mắt nhìn trẻ con đã thấy mình tuổi tắt nắng tới nơi :p, tắt nắng mà còn chưa kịp hiểu mình và đời đã làm gì nhau ;)

15.8.16

Con người tôn giáo và tháng 4 về qua nhưng không có quà



Cái cây mang một ý nghĩa niềm tin linh thiêng nào đó, đồng thời, nó cũng đúng bản chất tự nhiên, là một cái cây.
Năm 2008 tôi mua một chậu tóc tiên lá mềm ra hoa tóc tiên màu hồng và một chậu tóc tiên lá ống nhỏ ra hoa màu trắng. Tôi chụp ảnh chậu hoa tóc tiên trắng và gửi M, bảo M là con tặng chú chậu hoa màu trắng này nhé. Nhưng kỳ thực là tôi chăm cả chậu hoa trắng và hoa hồng.
Con người tôi có thứ đức tin khó lý giải, tôi cứ thích gán cho các vật, việc trong thế giới riêng của tôi một sự linh hiển nào đấy như một dạng thánh hóa vũ trụ và các sự vật, việc trong vũ trụ. Với tôi, M như là chậu hoa trắng kia, chậu hoa trắng kia là M, sức khỏe của M kém dần, kém dần đến tồi tệ cũng như chậu hoa vậy. Hàng ngày tưới tắm các chậu hoa, nhìn thấy chậu hoa hồng héo héo buồn buồn như tôi, chậu hoa trắng héo rũ, ngừng ra hoa, cứ lụi dần thì tôi lại càng buồn, càng để tâm chăm sóc. Chậu hồng vẫn ra hoa nhưng ít; còn chậu hoa trắng thui chột một cách rõ rệt và nhanh, từ nhiều cụm nhánh thì chỉ còn một vài, từ một vài thì chỉ còn một, từ một rồi chỉ còn là nắm lá cỏ úa khô giòn. Và M về bên God.
M về bên God. Chậu hoa trắng cũng không bao giờ mọc lại. Từ đấy đến nay 4 năm đã qua, tôi bỏ mặc cả 30 chậu hoa nhỏ nhỏ trên tầng 6. Bỏ mặc hoàn toàn theo nghĩa nó là mảng màu xanh nho nhỏ trong nhà. Tôi biến nó thành nghĩa trang những xác chim vô danh (do EMi vợt được), những xác thạch sùng hay bất cứ nạn nhân nào của EMi. Nó thành nghĩa trang những điều phải quên đi. Thi thoảng EMi nghịch ngợm nhảy vỡ một chậu, nằm dưới tầng 5 nghe tiếng xoảng, tôi cũng lặng lẽ giả vờ không quan tâm, và cũng trì hoãn việc thu dọn mảnh vỡ.
Rất thi thoảng trong 4 năm qua, tôi có đôi lần dọn dẹp sân thượng thì nhìn ngó các chậu hoa. Chậu hoa tóc tiên hồng vẫn ra hoa vào tiết xuân, hay những lần mưa liền đôi ba ngày, có chết rũ ra rồi thì mưa vài ngày là lại thấy lá xanh, lại thấy hoa. Còn chậu tóc tiên hoa trắng thì như M vậy, không còn gì ngoài ký ức của tôi về nó.
Sáng nay mang quần áo cả tuần qua vứt vào máy giặt thì ngớ ngẩn bước chân ra phía sân trước nhìn trời đất. Lúc ấy mới nhìn thấy giọt nước đọng trên lá, gió vờn nhẹ cánh hoa. Nhìn khoảng 20 cái chậu nhỏ, chậu nào cũng có mơn mởn lá xanh, thậm chí có chậu còn có màu lấp ló một bông hoa thì thốt lên "Đời thật đẹp", thấy sao hạnh phúc nhẹ nhõm đến thế. Nhưng nhìn kỹ thì không có chiếc lá ống nào của hoa tóc tiên trắng, làm sao tôi có thể không tìm kiếm dấu vết của hoa tóc tiên trắng cơ chứ, làm sao có thể tìm được đây. Tôi tắt nụ cười.
Rồi lại phì cười bởi con người mình, bởi cuộc sống này có những khoảnh khắc vừa thấy nhẹ nhõm hân hoan vừa nằng nặng buồn bã.
Cuộc đời này nghiêm chỉnh bởi tính tầm phào của nó, là như vậy đấy. Nó để ta thấy nó chân thực theo cách rất khù khoằm.
(Đọc Thiêng và Phàm của Mircea Eliade)
p/s: tháng 4 là tháng tôi luôn chờ, và nó là ngày 14 :)

13.8.16

Sợ phải nhập làn trên xa lộ



Câu mở đầu tiểu thuyết Như không hề có của Bret Easton Ellis "Thiên hạ sợ phải nhập làn trên xa lộ" (ở Los Angeles) sẽ còn ám ảnh ai đọc nó cho đến trang cuối cùng, thậm chí vẫn sẽ nhớ đến nó bất cứ khi nào đọc hay nghĩ về điều gì đấy hoang mang của những tháng ngày tuổi trẻ.
Một cuốn tiểu thuyết không có mở đầu và cũng không có kết thúc rõ ràng, nó cứ tuần tự diễn ra ngày qua ngày với các nhân vật con nhà giàu Clay, Blair, Julian, Trent, Rip lúc nào cũng nhợt nhạt như ngáo, lúc nào cũng mong manh nhạy cảm chực ngã... xuất hiện ở các không gian cũng sặc mùi xa hoa nhuốm đầy không khí bất an, mất phương hướng và sợ hãi. Họ trôi dạt tuyệt vọng trong sự thừa mứa vật chất của mình và của nước Mỹ thịnh vượng những năm 80. Sự thừa mứa đến điên loạn ấy đưa tới cảm giác không có gì để mất, không có cái vẹo gì và thực ra là ta trống rỗng một cách buồn bã. Ta muốn biến mất nơi đây. Sự thừa mứa như kịch đã hạ màn, giấc mơ Mỹ đã thành hiện thực, pháo hoa đã tung bông rực rỡ, còn gì cho ta làm nữa đây. Một cuốn tiểu thuyết tràn trề tuổi trẻ, thừa chất kích thích (coke, kretek, rượu...) và tình dục, sự buồn chán ngay cả khi ta đã hít phè ra từng đấy gram heroin nhưng nó vẫn chưa chắc đưa ta đến được nơi ta muốn đến. Những thanh niên con nhà giàu này có một giấc mơ đứng ở trên cao nhìn xuống thế giới đang tan chảy sau giờ phút huy hoàng, điều ấy làm họ chấn động và đại để nếu họ phê thì thế giới không tan chảy nữa, thế giới ngừng đổ vỡ ngừng tan nát, họ tin vào điều ấy khi họ phê họ say. Thế nên việc ngủ quên trong ma túy, tình dục... sẽ khiến họ quên hiện thực, giúp họ đến được nơi họ muốn đến, và ở lại. Như không hề có điên loạn và buồn bã một cách tởm lợm. Bạn đọc nó và nhận ra, cái tầm phơ tầm phào của "thế giới nhà giàu" còn đáng chán đáng tầm phơ tầm phèo hơn rất nhiều "xã hội nhà nghèo". Thiên hạ sợ phải nhập làn trên xa lộ. Đời thật đáng tởm bởi buồn chán ở khắp khắp mọi nơi, ở cả sự no đủ đến thừa mứa trong các biệt thự, ở cả cuộc sống xa hoa phù phiếm tuyệt đỉnh.
vậy đấy, sự điều độ luôn là một phép màu


p/s: đọc xong quyển này, tính đọc luôn The rules of attraction (Ở giữa thanh xuân trống rỗng (thanh xuân cái con khỉ í, tuổi trẻ là tuổi trẻ, thanh xuân nghe màu mè vice shit, màu mè thì không thể phù hợp với Bret Easton Ellis)) nhưng vì buồn bã quá nên lại phải dừng :3
Mà thèm hút thuốc vice car dice. Các cụ cứ bảo bỏ thuốc khó, tôi bỏ mấy chục lần rồi, khó đâu ra ihaha ihehe ihihi