Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

26.1.18

Người quan sát


Pheromone là những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài, những chất này được tiết ra ngoài cơ thể côn trùng và có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt cho những cá thể cùng loài khác. Goth – Những kẻ hắc ám của Otsuichi làm tôi nghĩ mãi về con người nhìn con người là con người và con người nhìn con người là con mồi để bị săn. Hồ của Kawabata Yasunari có nhân vật nam chính đi theo phụ nữ như thể lão lạc vào ma cảnh, những người phụ nữ lão đi theo như tiết ra thứ gì đó triệu hồi nhân tố bệnh hoạn bên trong lão; lão bám theo có thể chỉ bởi đôi bàn chân xấu xí dị hợm nhăn nheo của lão muốn bám theo, đôi chân xấu xí ấy nằm ngoài cơ thể và sự kiểm soát của ý chí; hoặc có thể, bởi chính cái đẹp tỏa ra từ những người phụ nữ đó hoặc thứ đó khiến họ phải bị bám theo một cách ma quái, mời gọi, đánh thức, và dẫn dụ kẻ khác phải bám theo, "một thứ giống như ma giới, ở đó có loài ma quỷ khác với con người sống lẫn giữa loài người"; dù bởi điều gì thì lão hay những cái đẹp ấy cũng là những cư dân trong cùng một ma giới. Hay như nhân vật phụ trong Ác nhân của Yoshida Shuichi nói về cô gái nạn nhân trong truyện “loại con gái như thế này phải bị đàn ông giết thôi”… Tức là có tồn tại những cá thể tiết ra pheromone mời gọi những cá thể khác cùng loài với lời hân hoan “xin mời bước vào maya”, và tồn tại con người nhìn con người là con người và con người nhìn con người là những con mồi.
Goth của Otsuichi thì đậm đặc pheromone :), là truyện gồm 6 truyện xoay quanh hai cô cậu học sinh cấp 3 dị hợm, và như tên truyện Goth – Những kẻ hắc ám thì cả 6 truyện, có thể đọc như 6 truyện ngắn vì nhiều chi tiết quanh hai nhân vật chính được lặp đi lặp lại; các nhân vật đều không có ai là không Goth :). Tất cả được sắp đặt kể dưới con mắt của Người Quan Sát – cậu học sinh cấp 3 [truyện cuối cùng người đọc mới biết tên nhân vật nam chính]. Vai trò của người quan sát là nhập vào cái ác, dần tìm ra hung thủ, chứng kiến tội ác diễn ra nhưng chỉ quan sát, cậu tự nhận mình là kẻ hắc ám, với cậu những thứ cậu phô diễn ra với mọi người vốn chỉ là tạp âm của một cái đài bị chỉnh sai kênh. Kẻ dùng dao sẽ chết bởi dao, chảy máu bởi dao, muốn hiểu về cái ác thì phải hóa thân vào nó, vô hình trung khơi dậy nhân ác vốn có sẵn trong mình, thậm chí rất có thể anh trở thành chính cái ác, trong mỗi người luôn tiềm tàng một kẻ dị hợm sẵn sàng để được tô điểm càn khôn bằng tính phi nhân của mình. Và lúc này thế giới chia thành 2 loại người: loại có thể giết người và loại không :p, nó chính là một biến thể của dục vọng, kẻ tuân theo dục vọng và không, muốn và không muốn, có thể có được cái mình muốn một cách dễ dàng và khoái hoạt nhưng có người chọn làm và có người không. Đã nói rồi, không làm một việc gì đó khó hơn làm một việc gì đó rất nhiều :v

Tôi nhớ tập truyện Zoo của Otsuichi có một truyện ngắn, không phải truyện tôi thích hay ấn tượng nhất, Trong công viên [hay Trong công viên buổi chiều tà hôm ấy?] thế này: Đứa trẻ chơi trong công viên đến lúc hoàng hôn tắt nắng thì ra nghịch cát, nó thọc tay xuống cát thì túm được mấy sợi tóc, nó thọc tay sâu xuống lần nữa thì có bàn tay chạm vào tay nó và viết vào lòng bàn tay nó chữ [đại để] Cho tôi lên trên ấy, đứa trẻ nhanh chóng viết đáp lại Không được, thế là bàn tay dưới cát kia buông tay đứa bé ra luôn. Sau đó, bãi cát được người ta quy hoạch xây nhà cao tầng và đứa bé tự nhủ, điều đã xảy ra là không thể và có thể hay không thể thì câu trả lời của nó cũng là Không được :p. Đây chính là bầu không khí chung của Otsuichi, rất sòng phẳng và “cứ như không”. Ngóc ngách tối tăm quỷ dị thì cũng “cứ như không” vì nó là phần bản chất phi nhân của con người, nhắm mắt không nhìn nó thì nó sẽ không tồn tại ư :v. Nếu mở mắt soi rọi nó bình thản và tĩnh lặng, rất có thể ánh sáng bình minh tinh khiết sẽ phủ ấm và thay đổi cục diện. Một con đường để đi có thể sẽ mờ mờ hiện ra trong bụi tàn tro
P/s: Mình thích truyện Khuyển nhất, một vài đoạn trong Đất. Otsuichi hay dùng lại đòn nhỉ, cái cách lừa độc giả bằng chị em sinh đôi rồi đảo xưng hô cho độc giả tin vào cái độc giả muốn tin í :p. Đây là người viết điển hình cho cách viết chỉ dùng câu trần thuật đơn giản, tất cả sẽ được kéo lại bằng ý tưởng câu chuyện và cách ủ bột câu chuyện [nó sẽ nở thành cái gì gì gì đây].

18.1.18

Không quá gần và đủ xa



Cẩm nang đốt nhà các văn hào New England của Brock Clarke là một tiểu thuyết rất thường về câu chuyện. Sam Pulsifer – gã đầu lừa ngồi tù 10 năm vì lỡ tay đốt trụi nhà nữ văn sĩ Emily Dickinson và vô tình làm chết một cặp vợ chồng đang ở trong nhà nữ văn sĩ với ý định “đổi gió”, hàng trăm lá thư từ khắp nơi bày tỏ mong muốn Sam “hóa vàng” nhà của Mark Twain, Edith Wharton… như gã là một hỏa tặc chính hiệu. Sau khi thụ án 10 năm, Sam quyết làm lại cuộc đời với công ăn việc làm lấy vợ sinh con thì bỗng một ngày quá khứ sấn sổ dội lại, nhà các văn sĩ kia hàng loạt bốc cháy. Sam buộc phải giở lại chồng thư để giải mã và tìm ra thủ phạm. Khi tiến hành xem lại một việc gì đấy tức là ta phải tiến hành xem lại rất nhiều việc, Sam không phải ngoại lệ, gã dần giải mã những uẩn khúc trong gia đình mình, việc này [Ơn mọi Đấng] giúp Sam dần hiểu rõ bản thân, nhận ra mình đầu lừa thế nào, một việc nếu không quá đầu lừa thì người ta đã làm từ nhiều năm trước.  Và có thể lần đầu tiên trong đời Sam gánh trên vai một trách nhiệm về việc mình đã góp phần để khoát thỏi hình ảnh gã đầu lừa luôn luôn đợi chờ mọi thứ kéo đến với câu nói lặp đi lặp lại trong đầu Còn gì nữa còn gì nữa
Tiểu thuyết gồm 5 phần, giọng văn đều đều, tôi không thấy chất hài hước như nhiều người đã nói. Ngay khi đang trong phần 1 tôi đã nghĩ mình sẽ tống táng quách nó đi cái quyển sách ấm ớ sốt ruột này. Ấm ớ sốt ruột là vì trên đời này có người xây dựng được một nhân vật đầu lừa cỡ này ư, ôi zời ơi, nếu có ông nào đầu lừa như Sam trong truyện thì quá cả côn trùng nhiễm phóng xạ, cút về sao Thủy để cho mặt trời thiêu chảy đi, nhiều đoạn tôi không khỏi ngẩng mặt nhìn trời ngao ngán, sự ngu xuẩn của con người có giới hạn không vậy [tôi biết, riêng cái việc tôi vẫn còn cảm thán về sự ngu xuẩn của con người thì tôi cũng là một đầu lừa rồi, một đầu lừa điển hình :v]. Nhưng may quá, các phần sau tôi bấu víu vào được những sợi dây khác, chứ lão đầu lừa nhân vật chính thì càng lúc càng đầu lừa, ngu độn, vô tâm [Đây là điển hình, kẻ tư chất kém thì tình cảm cạn cợt vô tâm và ngược lại]. Tôi chết đuối vớ bở nhờ một câu nói của nhân vật phó giáo sư văn học Mỹ trong truyện: “Willa Cather là cái l*n” [nhân vật phó giáo sư văn học Mỹ cho rằng mọi nhà văn đều là cái lồn]
Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo Calvino đã chỉ rõ một hình ảnh cho tôi, tức là mỗi độc giả có thể kết liễu nhân vật bất cứ thời điểm nào trong quá trình dấn sâu thêm vào văn bản để chen chân vào cuộc giao hoan của tác giả với chính câu chữ của mình, chen chân vào và sống, cảm nhận một cách khác, khác với tác giả muốn biểu đạt, khác với những người cùng vai trò người đọc như mình, và tất nhiên khác hẳn với chính mình ngoài trang sách nếu trong cùng hoàn cảnh. Tức là ở đây, mỗi tác giả là một cái l*n, mỗi tiểu thuyết là một cái l*n và mỗi chúng ta cũng là một cái l*n [Tôi không thích cách trình bày “lồn” thành “l*n”, tôi là người quan niệm gọi tên sự vật hiện tượng bộ phận theo đúng như nó vẫn tồn tại, nhưng từ “lồn” này rối rắm nhỉ :p, tôi không đủ khả năng nói về sự rối rắm, đầy đủ và tròn vẹn của nó]. Tại sao lại không phải là bộ phận của nam giới mà lại là của nữ giới, có thể vì từ đó có gì đó sẽ được sinh ra lớn lên, vui buồn ủ dột thăng hoa ma mị… nó dẫn vào một đường ống và có sức chung chứa biến chuyển linh hoạt, sự chứa đựng luôn tạo cảm giác sẽ được gì đó “nhiều” hơn là cái không chứa. Sự đảo hướng suy nghĩ của tôi xoay quanh câu thoại của nhân vật phụ kia đã giữ tôi đọc quyển sách và sau đấy thậm chí tôi đánh giá Brock Clarke không thường như ban đầu tôi đã nghĩ. Hướng suy nghĩ của tôi chuyển sang việc: ai cũng là một cái lồn trong cuộc đời ai đó với đủ mọi cung bậc hình thức hay cảm xúc mà một cái lồn có thể mang tới; mỗi nhà văn mỗi tác phẩm mỗi câu từ đoạn viết cũng là một cái lồn vân vân và vân vân. Và đọc, sự đọc chính là không gian để cái lồn có thể trình hiện. Chúng ta là một phiên bản, là một phần, là tổng hòa các nhân vật chúng ta đọc hay là chính chúng ta; cái chúng ta đọc phóng chiếu đến mỗi chúng ta, ta là một phần bé mọn được tạo nên từ chính những gì ta đọc nhưng một cách vô thức, ta đọc để hiểu chính ta, hiểu kẻ khác… và nếu còn chưa hiểu thấu, chưa nhìn thấy thứ ta đọc thì ta chỉ là, đã nhìn chữ :), chưa thấy đường về nhà :p, giống như ta chỉ đứng nhìn từ ngoài vào. Ở xa quá thì khó thấy được gì, ở gần quá thì có ngày “cho một mồi lửa” thôi vì tất cả những bi kịch của mình, của người, của đời rồi trước sau ta cũng sẽ gặp trong một quyển abc, xyz nào đó được viết từ muôn đời trước và sống với nỗi đau chứng kiến đời mình như tiểu thuyết do kẻ khác viết ra không hề dễ chịu chút nào [cũng là một phép luyện tinh thần trong sự đọc nhé, dù bản thân việc đọc đã là phép luyện tinh thần không muốn nói là khó nhất]. Không quá gần và đủ xa có thể là đúng và đủ, để làm một con người giống chính mình hơn cả.
Và, sự vĩ đại rất nhiều khi, là làm những việc nhảy ra ngoài quỹ đạo của những việc ta vẫn thường làm, chỉ vậy thôi.

4.1.18

Treo câu chuyện



Tập truyện ngắn Người có trái tim trên miền cao nguyên ở nhà tôi khoảng 9-10 năm rồi. Trước, tôi mua vì thích bìa sách, gần như tất cả ở tranh bìa đều mất tính đối xứng: đôi mắt, vẻ mặt, cánh cửa sổ, những người trung tâm và ngoại vi… nên hình như lần đầu tiên mở ra đọc thì tôi chỉ đọc hú họa 2 hay 3 truyện, trong đó có Chàng tuổi trẻ gan dạ trên chiếc đu bay và truyện về thằng bé bên này đường đánh nhau với thằng bên kia đường vì cái lối đi nhức mắt nhà binh đặc Đức, và truyện cuối cùng Tuyên ngôn của một nhà văn. Lúc trẻ tôi ít quan tâm đến truyện ngắn [kỹ thuật viết], thích tiểu thuyết hơn [xem trọng cốt truyện], và cũng vì không mấy ấn tượng với Chàng tuổi trẻ gan dạ trên chiếc đu bay mà như lời mào đầu của tác giả thì theo nghĩa nào đấy đây là truyện ngắn đầu tiên của ông viết với văn thể hoàn toàn riêng biệt, nên tôi đã bỏ dở bẵng đi… có lẽ 8-9 năm )
Mấy năm gần đây hay tán nhảm nhăng nhít đủ thứ chuyện với ông Bồ Câu Xe Đạp Xanh, ổng khen đến mấy lần tập truyện này, lần gần nhất hai đứa đi xem sách cũ, động tới Danh họa thế giới quyển Marc Chagall, tôi mở ra hỏi trêu ổng tranh bìa quyển nào đây, ổng cười rất mỉa kiểu chị đừng hỏi em khi đấy là quyển em thích ). Thế là nghĩ lần này sẽ đọc hết xem ông em Bồ Câu thế nào  [Thấy bảo có tọa đàm gì đấy nói về Văn chương cho ta biết gì về kẻ khác đúng không , tôi không nghĩ là về kẻ khác đâu. Văn chương cho ta cảm biết chính xác về chính ta thì chuẩn hơn. Nhưng mà đọc thứ mà người khác thích cho thấy rất nhiều về người đó đấy), ngửi ra nhiều thứ phết]

Người có trái tim trên miền cao nguyên gồm 31 truyện ngắn, mỗi truyện ngắn đều có một lời mào đầu của chính tác giả về hoàn cảnh viết truyện, cảm hứng từ đâu, tại sao viết nó, viết trong giai đoạn nào... William Saroyan sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ trong một gia đình nhập cư gốc Armenia nên giọng văn vừa có gì đấy thực dụng, tưng tửng ồn náo, vừa giễu hoạt, triết lý. Tôi ấn tượng nhất là cách viết đậm chất “kể lại” kết hợp với cách treo câu chuyện nhẹ bẫng như không của tác giả; độc giả có thể rất dễ bị lừa mị lao vào chi tiết khác, bỏ qua trọng tâm. Xuyên suốt 31 truyện ngắn tôi luôn có cảm giác đang ngồi uống rượu tán nhảm, nghe một ông lão lang thang cô đơn chót vót, tự do bát ngát, ở chui nằm rúc kể những chuyện trong cả cuộc lữ của lão cho nghe, và cũng thật buồn cười, ở truyện ngắn cuối cùng Tuyên ngôn của một nhà văn, tác giả có thừa nhận rằng mình là một tay uống rượu thả cửa, uống đều đều mỗi bận chín mười tiếng đồng hồ . Tập truyện thu hút ở khoảng 7-8 truyện ngắn đầu, quãng giữa có khoảng 4-5 truyện bị hụt khiến tôi chợt nghĩ có thể mình phải bỏ bẵng lâu lâu mới mở lại, may quá đến truyện thứ 17 lại ghi điểm ở cách treo câu chuyện và cứ tuần tự từ đó đến truyện thứ 31 có những đoạn, những truyện khiến lòng tôi không khỏi rơi vào trầm thiết và kính ngưỡng ngòi bút của William Saroyan.
Một điều không thể không nói đó là bản dịch của nhà thơ, dịch giả Huy Tưởng. Bản dịch trong lành, tịch nhiên như nắng sớm miền cao, lâu rồi tôi mới đọc đi đọc lại một (vài) câu văn trong một đoạn văn nào đấy ở tác phẩm văn chương [chứ dạo này đọc triết chiếc, khoa học… đọc hoài đọc mãi một câu mà cũng có hiểu mấy đâu nhưng vẫn cứ đọc :v], và nhờ đọc bản dịch này tôi có nguyên 2 trang vở kín đặc ghi lại những từ, cụm từ tưởng như đã quên, xa xăm rồi chưa đọc thấy, thậm chí nhiều từ tôi lờ mờ đoán hoặc không thực sự hiểu, ví dụ như: ẩm chác