Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

19.4.24

and them there were none




tôi thích cái tên gốc này hơn là Mười người da đen nhỏ, chính cái nhan đề tiếng Việt này đã làm tôi hồi bé cứ sợ đọc phải truyện nô lệ, chủ nô, đàn áp gì đấy. Tên tiếng Anh của nó, đúng tinh thần câu chuyện: rốt cuộc chẳng còn ai [sống sót], người ta chỉ thực sự được công nhận là vô tội ngay sau khi chết "lại thêm một người [đã chết] trong số chúng ta được công nhận là vô tội - nhưng lại quá muộn"; một vụ án quá kinh điển với người đọc trinh thám: 10 người ở một nơi tách biệt như địa điểm kín và từng người 1 chết, cứ sau mỗi cái chết thì người chết trở thành người vô tội, số còn lại nhìn nhau trong ngờ vực "hung thủ là một trong số chúng ta, nhưng là ai", rốt cuộc không còn ai sống sốt [hình như truyện tranh Conan cũng hay nhắc đến motif này, tôi nhớ hồi bé đọc thế thì phải] và vấn đề nó đặt ra: tội ác và sự trừng phạt, toà án ở đây không phải cái mà luật pháp con người dựng nên để xét xử kết tội, toà án tối cao ở mỗi người với sự hiện hữu của các Đấng [thật Dostoievski] - vấn đề này nhiều tác giả hiện đại đặt vấn đề hay, không khô cứng [như Thánh giá rỗng của Keigo, chẳng hạn, tiếc là Keigo quá lúa cao sản]. Dù sau này, là người thích đọc trinh thám, tôi cũng luôn né Agatha Christie [đọc 1 quyển lý giải sao ăn khách là được rồi; tôi gần như không đọc Sherlock Holmes của Conan Doyle], chỉ đọc duy nhất quyển Mười người da đen nhỏ, quyển sách vào nhà nằm trong 2 thùng sách được bạn cho, chứ cũng không phải do tôi chọn mua [hồi ấy tôi soạn ra quá nửa là tình cảm âu mỹ rồi tôi chuyển thẳng cho ai đấy ở hội thích truyện trinh thám, giờ tôi không nhớ nổi là ai, chi tiết chuyển cho sách kia tôi cũng chỉ mới nhớ ra gần đây]; lý do né là vì không thích văn và câu chuyện được kể thế này, nó quá lôi cuốn quá nhanh với những câu trần thuật đơn giản không lắt léo không gợi gì nhiều tưởng tượng, và đặc biệt là nó không cho phép tôi ở vai trò người đọc được khám phá sâu gốc rễ của mỗi nhân vật - điều mà tôi luôn thích khi đọc tiểu thuyết: con người và số phận trong vòng chuyển động làm người [tôi hợp Dostoievski là thế, dù như thế quá cứng, quá nam]


gần đây có đọc Plateforme của Michel Houellebecq, dưới nhan đề tiếng Việt: Chênh vênh, Houellebecq có vẻ rất hứng thú nhận xét The Hollow của Agatha Christie có bản dịch tiếng Việt: Thung lũng bất hạnh [có vẻ nxb Trẻ rất thích đặt tên tác phẩm khác đi khi chuyển ngữ, tôi thì thích 1 là dịch nếu có thể, 2 nếu thấy không dịch được hết tinh thần của tên thì để nguyên tên gốc, ai muốn hiểu, tò mò thì tự mà đọc :)))] làm bỗng dưng gần như không đọc Agatha Christie, tôi bỗng cũng nảy tò mò muốn có quyển Thung lũng kia trong nhà, đọc xem sao, nhưng từng đấy hôm mua sách tiki chả hiểu sao né mua dù được giá tốt, mà mua sách pass thì cũng nhìn hời hợt không tiện tay vợt :))) 


chiều nay gả quyển này cùng 1 quyển của Deaver cho một bạn cỡ tuổi đang năm mấy đại học 



Không có nhận xét nào: