Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

7.8.17

tại sao phụ nữ là người khác :p (III)




[Hồi tháng 3 Đại hiệp bẩu muối mặt hỏi mình về bộ Giới nữ, lúc í mình hơi tủm tỉm cười về “muối mặt”, nhưng giờ thì bắt đầu hiểu cảm giác “muối mặt” rồi, đã có rất nhiều thứ nhưng vẫn tha thiết muốn có thêm một thứ mình chưa có :p, mà cái thứ mình muốn thì nó lại đang ở chỗ thế nào thế nào đấy. Thôi nói luôn, con xát muối vào mặt rồi đây, cụ nào có bộ Giới nữ xin rộng lòng đổi cho con mí, chiến hữu của con vụ này rắn quá, con pó tay zồi, cụ nào có thì để cho con mí, con cung Thiên Bình, con chả đòi quà rì đâu, đổi cho con đã là món quà lớn zồi, nhất là các cụ nam giới, rì chứ chịu nhường phụ nữ bộ sách về giới tính của chính họ là nam tính lắm í, đàn ông ngất ngưởng luôn í, oách luôn í, thật đấy thật í]
Bộ Giới nữ nói thật là mình đánh vật tính năm thì phải từ năm ngoái sang năm nay, cứ tiến được chừng hơn trăm trang thì lại bỏ bẵng một đôi tuần, một đôi tháng, lúc sờ đến thì đọc lại từ đầu, cứ độ vài ba lần như thế. Mãi gần đây chiến hữu đòi khủng khiếp quá, mình đành gác lại cả cơn phê Italo Calvino để luyện cho xong bộ Giới nữ. Lần quay lại này ngầy ngật mãi không quá được bốn chục trang, thế mà một ngày dân rồ sách phát rồ về dịch thuật, mở màn là bảy rưỡi sáng mình đang ngủ, chiến hữu tink tink tin nhắn kiểu thất thanh ‘’Sapiens bắt đầu bị ném đá” :p, thế là mình bật cbn dậy xem dân tình ném dư lào, ngắm có chuẩn không hay là cho đá đi tìm chim trên zời, mình bảo chiến hữu nhẹ đê nhẹ đê, bắt chước Nam Tước trèo lên cây vui chơi mí vũ trụ, thi thoảng xem thiên hạ xỉa nhau kiểu ‘nhạc bất quần’ nó dư lào, vì xem đại hội quần hùng được có một buổi sáng thì chán mớ đời, được khoảng 5-7 người ngắm chuẩn, còn đâu toàn đông và hung hãn vãi, với thế lực kiểu này cứ để bọn chúng té nước theo mưa đê, việc của mình là nguẩy mông rời xa, ngửa mặt ngắm vũ trụ cho vui. Trong một diễn biến khác, loạn lạc như thế mà chiến hữu vẫn đạp xe cuối tuần tung tẩy ngoài đường chỉ để qua nhà con đòi Giới nữ các cụ ạ [thật vãi]. Thế là con phải đành lòng ngồi trên cây đọc Giới nữ thay vì ăn chơi nhải múa thi thoảng zỏng tai nghe các vận động viên môn đá ném ném đá rơi dưới gốc cây [vụ này hay phết, sáng cbn mắt về nhiều nhân vật hí hí hí]
Trong đêm mưa gió nằm đọc Giới nữ với áp lực tiến độ đè nặng lên tóc, con đọc một mạch hơn trăm trang sách, nuốt không biết bao nhiêu sỏi [Đại hiệp cũng công nhận là dịch như khỉ mà], ghi chép note niếc đàng hoàng. Phần I Số phận, Phần II Lịch sử, Phần III Huyền thoại…, bắt đầu từ cuối phần II đầu óc sáng bừng bừng, từ đó về sau [sang đến tập 2 và hết] không thể ngừng kinh ngạc về công trình đồ sộ của Simone de Beauvoir, càng đọc càng thấy thần sầu quỷ khóc. Cụ thể thế nào thì các cụ đợi sách tái bản đọc nhé, hy vọng là có tái bản bộ này. Có mấy thứ phục vụ việc cá nhân của con, nên con note lại
Simone de Beauvoir đã dùng rất nhiều các ghi chép tư vấn tâm lý [và qua lịch sử các thời đại, xã hội loài người] để minh họa, dẫn chứng cho những lý luận, kết luận, thăm dò của mình. Ngoài ra, phần này rất quan trọng với con, đó là bà phân tích các nhân vật nữ trong tiểu thuyết đặt trong bối cảnh xã hội, tình huống cụ thể để giải quyết luận điểm của mình. Simone de Beauvoir đã chọn ai trong những nhà văn nữ, các cụ hẳn nghĩ đến Virginia Woolf - tất nhiên, George Sand – hẳn là thế, chị em Bronte – có lẽ :p…, thế có ai nghĩ đến Colette như con không :p. Về Colette, cách đây không lâu con có sờ đến Nàng mèo và Chừa yêu, nhưng con đặc biệt thấy rõ cái gọi là không khí phủ đầy lên những thứ bà ấy viết, một sự nữ tính, đàn bà tính không lẫn vào đâu được. Và cuộc đời bà ấy cũng là một cuộc đời có thể dùng để suy nghĩ về giới nữ, những ai quan tâm tới văn học Pháp nói riêng, văn học nói chung thì chắc không lạ gì câu chuyện về vợ chồng Willy – Colette, cuộc đời của bà ấy có thể coi là một tiểu thuyết điển hình tính nữ. Vì vậy khi đọc Giới nữ của Simone de Beauvoir, nhìn thấy sự xuất hiện dày đặc của Colette trên các trang viết nghiên cứu đồ sộ về giới nữ, lòng con thấy mãn nguyện, à, vậy ra là mình ngửi mùi đúng [hơi kiêu mạn tí], nhưng quả tình là sung sướng, suy nghĩ của mình hóa ra cũng đuổi sau đuýt của người đàn bà thông tuệ Simone de Beauvoir, mình không ăn hại lắm. Người viết nữ thường rơi vào nghịch lý sáo mòn, tức là chính lúc họ nghĩ họ độc đáo đủ để nhìn nhận mình và đưa hình ảnh của mình ra bên ngoài thì cũng chính là lúc họ tìm cách tái tạo lại bản sao nhàm chán của chính mình. Còn Colette, Colette tìm vào sâu bên trong mình một cách kiên nghị những cảm giác sống động màu mè nhất, vi tế nhất [đọc những đoạn viết về thiên nhiên, vườn tược, chim ca hát véo von bướm nhịp nhàng lượn hay dáng điệu uyển chuyển, cái ngước mắt nhìn của một nàng mèo… đọc cái là nhận ra ngay Colette] và cho nổi nó lên bề mặt ngôn ngữ tức thì, không cân nhắc không chần chừ một cách vô úy, tính bột phát vượt lên trên và ra ngoài tư duy gò bó của giới, thay vì nắm bắt từ ngữ như một mối quan hệ giữa chính mình và xung quanh thì bà thản nhiên bộc lộ cảm xúc nữ tính, một hình thức dám tự tạo lập bản thân. Còn George Sand, hehe, tạm đóng băng, bảo khởi sự đọc nghiêm túc bà ấy từ 2 năm trước mà kiếm sách của bà ấy chưa đủ :p. Còn Emily Bronte và Virginia Woolf, con gộp hai người vào một bởi một nghiên cứu cái chết, một nghiên cứu cuộc sống, song đều có màu bi quan, hai người họ không băn khoăn không đặt câu hỏi, không tố cáo mâu thuẫn… chỉ đơn giản là họ xét đoán cuộc sống theo một cách rất nghiêm túc, trong đó V. Woolf tiếp cận chính tính nữ của bà trong sự tự do tương đối, tìm cách giải mã những ý nghĩa xa lạ trong mình và tự đánh mất mình để hòa vào một sự hiện diện khác, trong khi tính nữ, nữ quyền, giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới là gì, là tháo bỏ sự nhốt chặt trong mọi quan niệm về giới, là tự do để phụ nữ được là phụ nữ, phụ nữ nên là phụ nữ, chứ không phải phủ nhận nó, gồng nó lên để thành người khác [đến đây con cũng lý giải được việc đọc V. Woolf của mình, luôn luôn là cảm giác chạm không tới, mở sai cửa, bơi giữa các dòng]. Đến ngày nào đó phụ nữ có thể sống và yêu trong chính sự tồn tại của mình chứ không phải sự yếu thế, không phải để tự trốn tránh mình mà là để tìm thấy mình, không phải để tự khước từ mà là để tự khẳng định mình, tự nhận thức mình… thì sinh ra là phụ nữ mới là một nguồn sinh lực chứ không phải một tai họa sinh ra là một người khác, chỉ đơn giản phụ nữ là phụ nữ thôi. Nói như Nietzsche thì “Một phụ nữ càng yêu với tư cách một phụ nữ thì càng là phụ nữ một cách sâu xa”, mình thích nghĩ “yêu” ở đây chính là “sống”
Simone de Beauvoir trong công trình này trích dẫn những anh tài nào :p Lev Tolstoy, Marcel Prevost, Francois Mauriac, Stendhal, Marcel Proust… và đặc biệt là ai, he he, Balzac nhé;), đến đây lại vểnh mũi kiêu ngạo tí, người tôi ngưỡng mộ quay lại đọc Balzac và dịch, cũng từ đó húc đầu vào những suy nghĩ về giới nữ hahaha, nên ngay khi đọc thấy Simone de Beauvoir nhắc tới Balzac thì tôi hiểu ngay rằng, Giới nữ kiểu gì cũng sẽ xuất hiện nhiều Balzac, và quả không sai. Về Balzac cũng như những người viết nam giới, sẽ tạm đóng băng:p
Giới nữ được viết năm 1949, đến nay đã có rất nhiều thay đổi về xã hội, cách nhìn nhận trong chính giới nữ nhưng nhìn chung, tôi vẫn giữ quan điểm tất cả những tư tưởng, triết lý sống, thậm chí cả khoa học hiện đại chỉ là sự diễn giải, ứng dụng của những giá trị trước đây, bổ sung thêm cho trước đây. Thần chú khép lại, Simone de Beauvoir mượn lời của Marx, tôi hoàn toàn bị thuyết phục: “Mối quan hệ trực tiếp, tự nhiên, tất yếu giữa con người với con người là mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà… Đó là mối quan hệ tự nhiên nhất giữa người với người.
Vậy thì sao nào :p, phụ nữ chưa bao giờ và cũng không nên tạo cho mình một xã hội độc lập tới ngẩng cao anh dũng :p và khép kín. Sợi dây gắn bó của nam giới và nữ giới là sợi dây đoàn kết với tư cách đồng loại dựa trên cơ sở là một cộng đồng thống nhất, tuy nhiên nên và rất cần xác định cho mình một quyền tự do mang tính hiển nhiên và làm cho tinh thần này đốt lửa được trong lòng thế giới không phải để vượt lên sự phân hóa tự nhiên giữa nam giới và nữ giới mà là để nhận thức đúng giá trị của mình. Phụ nữ là phụ nữ thôi, đơn giản chỉ là phụ nữ.
Và xin đừng quên sự tồn tại kiên định, táo bạo của những người không phải giống đực, không phải giống cái, mà chỉ là đứa con của vũ trụ
p/s: khi đang đọc tập 2 của Giới nữ thì tôi đi tìm mối liên hệ giữa Colette và Simone de Beauvoir dù nhẩm nhẩm thì họ chênh nhau 35 tuổi, cái này là do tôi nhớ nhầm vì trước đấy đọc Colette thấy bà ấy nữ tính quá, không hiểu sao tôi nghĩ tới Simone de Beauvoir dù sự nữ tính của Beauvoir ở thái cực khác của táo bạo, nên đầu óc tôi cho luôn hai người đàn bà Pháp Colette và Beauvoir làm bạn với nhau :v, nên khi tôi tìm kiếm mối quan hệ bạn bè của họ thì không thấy dấu vết gì, thế là lại phải check lại tiểu sử Colette J. Tuy nhiên, nhờ vậy mà biết rằng có tài liệu về bộ ba Colette, Simone de Beauvoir, Marguerite Duras từ năm 1999, và nó được dùng để tham khảo khá rộng rãi, vậy đấy, tự tìm hiểu nó khổ nó sướng vậy đấy :p


Không có nhận xét nào: