Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

27.4.22

vĩnh biệt







Balzac thì dài, và nhiều khi yếu tố dài/đồ sộ làm người ta ít chú tâm đến những ngắn, như novella Vĩnh biệt, chẳng hạn. Tôi thì thích hạt tiêu [Dostoievski tôi cũng thích novella, ngắn hơn là những gì dài và khủng long bạo chúa của ông]


định lấy tên văn bản là đường [sugar í] hay là tình yêu [tỉ lệ cấu thành nhiều ảo tưởng, mộng tưởng, tưởng tượng mà] hoặc vĩnh biệt tình yêu; nhưng rồi lại lấy tên vĩnh biệt như tên truyện [mai mốt dễ tìm]. Vĩnh biệt trong Vở kịch con người, nằm ở phần triết học, khi đọc hết Vĩnh biệt, kết thúc của nó bàng hoàng đau đớn hẫng thõng người, như va phải kết thúc của Chàng ngốc [Dostoievski] mấy năm trước tôi đọc và bị. Đọc nó làm tôi suy nghĩ lan man [nếu không làm ta suy nghĩ thì đọc làm gì] và tôi lờ mờ hiểu sao nó nằm ở Triết học trong Vở kịch con người. Tôi thích nhân vật bác sĩ già và bà điên Geneviève [khi bà điên hét lên và khóc nức nở "vĩnh biệt, vĩnh biệt, hết rồi, vĩnh biệt" thì biết là xong rồi, thôi thế là xong, hết rồi] và nửa sau câu chuyện, với tôi nó nên thơ và đẹp [khung cảnh toà lâu đài và những miêu tả nữ bá tước điên], nhất là những trang cuối. Với tôi, Balzac là gì đấy mềm, nước; không như Dostoievski; dù tác động văn chương của họ lên ý thức của tôi mạnh [hơn tôi nghĩ là tôi hiểu], phía của văn chương ý thức mạnh


một phần cốt truyện của Vĩnh biệt có bối cảnh lịch sử, năm 1812 Napoléon mang quân đánh Nga [đọc ghi chú của người dịch cuối sách]. Sách hiện chưa có để bán 🙂


ps. anh bảo tôi, em đọc rồi còn gì, khi tôi nói mình cầm sách về đọc; tôi cười bảo nhưng giờ là quyển sách mà, khác chứ ạ; đơn giản thôi, khi nó là một quyển sách, sự đọc sẽ rất khác, hình hài mang năng lượng tương đương đi cùng, năng lượng ứng với hình thức sở hữu nó


Không có nhận xét nào: