Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

26.7.20

khởi thuỷ là hành động

khởi thuỷ là hành động 
[lười sửa, dán nguyên ghi chú vào đây]

- Schiller là luân lý [Spinoza có quyển Luân lý học à, nhưng không là luân lý của Schiller]; Goethe là duy vật, năng lực nhận thức, khởi thuỷ là hành động - ngòi bút viết xong thì Lời đã chết rồi [85 91 104 105], thế giới quan của Goethe là thế giới quan duy vật, song hạn chế chính bởi khi nhìn nhận xã hội thì Goethe lại bắt đầu thúc đẩy bằng con đường nghệ thuật, không qua đấu tranh giai cấp; chỗ này dừng lại, có thực là hạn chế của Goethe không hay chưa đúng lúc; quay trở lại lịch sử [treo đây đã]

- Goethe nhìn cá thể ra quần thể tổng thể, cái cụ thể ra khái quát, cả Goethe và Balzac đều đọc Walter Scott

- từ lúc còn là cậu bé, Goethe đã viết các đối thoại của mình với bạn dưới dạng kịch; đã có thiên hướng chìm vào các câu chuyện cổ dân gian truyền miệng; các chi tiết tiểu sử đưa vào Werther [người bạn tự sát và mối tình của chính ông], 15-16t viết bài thơ tặng cô gái Gretchen [một phụ nữ đặc biệt phụ nữ] và các chi tiết mối tình đầu được đưa vào phần 1 bi kịch Faust [từ chi tiết nhỏ nhất phải lòng nàng và lén theo nàng vào nhà thờ, trong Faust là Faust nhìn thấy Gretchen đi vào nhà thờ và đòi Mephisto phải tiến hành sắp xếp để gần người đẹp, quỷ sứ phải thốt lên rằng vì ta vốn là quỷ rồi, nếu không thì trò ái tình cũng sẽ biến ta thành quỷ mất thôi :)]; bản thân Goethe trong giai đoạn 1795 - đầu thế kỷ 19 [sau khi Schiller qua đời] cũng gặp khủng hoảng, hiện thân của học giả Faust trong cảnh đầu Faust bị giằng giữa hy vọng và hoài nghi: Goethe mang nỗi ưu phiền của thi sĩ luôn có cảm giác mình chưa đạt tới tầm cao mà khả năng trí tuệ của mình cho phép, ngòi bút bất lực, cuộc khủng hoảng của Goethe phản ánh cuộc khủng hoảng của dân tộc [cuộc chiến xâm chiếm Đức của Napoleon]; tới tận 1809 thì cuộc khủng hoảng mới có dấu hiệu chấm dứt khi Goethe nhận thức được tính hai mặt của cuộc xâm chiếm, của cntb, tiền đề Faust ra đời dù ý định viết Faust đã được Goethe phác thảo từ 1762-1770 tới đầu thế kỷ 19 Schiller khuyến khích thì Goethe mới hoàn thiện phần 1

- học thuyết về màu sắc của Goethe sau gần 2 thập niên thực nghiệm và suy tưởng: màu sắc là hành động của ánh sáng, màu sắc và ánh sáng đứng trong nhau [Goethe lúc này khủng hoảng sâu sắc nhất; Schiller mất 1805 lúc này Goethe đau thận nặng, 2 người đã không còn chung tư tưởng, Goethe nhận thấy con đường hai người vạch ra là ảo tưởng còn Schiller vẫn kiên trì đấu tranh; bản thân Goethe là chính bi kịch Faust bất lực, vẫn đấu tranh giải phóng con người nhưng buộc phải chấp nhận những gì mình làm không có tác động tới xã hội thời điểm cuối thế kỷ 18 đầu 19 - nền tảng hoàn thiện Faust [sự hạn chế khách quan và chủ quan của Goethe]

- sức khoẻ chuyển biến xấu, đau đầu vùng mặt đan độc, đau thận... liên quan đến nghiên cứu lý thuyết về màu? [tìm hiểu, đi từ Newton 7 màu, Goethe 6, bước chuyển indigo (tuyến tùng, mặt, vùng giao thoa thị giác... màu sắc là hành động của ánh sáng, hành động và nỗi đau)]

- 1814 tuyển tập thơ Đông Tây, Goethe bước chân sang miền đất mới thơ ca và tinh thần phương Đông, tiếp tục tư tưởng triết học Spinoza "biến dạng" cái nhìn chú tâm vào thiên nhiên, thực tiễn, 'anh gắn mình vào thiên nhiên một cách tinh khiết thì thiên nhiên sẽ mở rộng cửa để anh hiểu' [bổ sung triết học Spinoza, mọi vật đều chuyển động và càng ngày càng tiến hoá lên mức độ cao hơn]

- Goethe cuối đời vẫn tiếp tục mối quan tâm về sự vận động của vạn vật và sự biến dạng của chúng, mối quan tâm thể hiện trên mọi mặt trận ông nghiên cứu và suy tưởng... Thời gian cuối Goethe hoàn thiện phần 2 bi kịch Faust; phần 2 bắt đầu được viết từ 1809 hồi 3 Helena trước rồi mới đến hồi 1-2-4; hồi 5 hoàn thành t7/1831. Goethe bị nhân vật có thật Faust ám, và ông hành động không mệt mỏi; vào ngày cuối cùng của mình, ông vẫn mong được mở cửa sổ nhìn ánh sáng, một con người luôn coi trọng thời tiết, ông nghĩ mùa xuân sẽ chữa lành đẩy lui bệnh tật, một con người luôn khao khát được đứng thẳng lưng thẳng vai cho đến ngày cuối cùng 🙂

- tiếp theo: tiếp học thuyết về màu sắc của Goethe, có nên Wilhelm Meister hay một vệt Shakespeare; lùi lại đọc Diderot, Spinoza hoặc tiến Thomas Mann [Doctor Faustus, cũng là tên vở kịch của Christopher Marlowe - chất liệu Faust] - thư từ Schiller và Goethe, ma lực hai tư tưởng gặp lại sau 3 năm lần gặp đầu - những người phụ nữ gắn bó với Faust [thư từ]

ps: 
- Werther, tất nhiên ai cũng nghĩ đến Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách 🙂, tôi đọc Werther năm lớp 8, đúng Noel 2004 đọc lại ở quyển in chung Bốn chuyện tình kia kìa, đọc lại giờ cũng đơn giản thôi, chỉ là tôi nghĩ chưa phải lúc này

- quyển Goethe - về nghệ thuật và văn học, giống quyển Những con bệnh khó chiều của Marcel Reich Ranicki và Peter Voss đấy, ai đủ can đảm thì nhai sỏi đê; tôi đặc biệt dị ứng các chức danh in ở bìa hay trang lót của sách, nhìn là thấy không còn cần hy vọng một cái rì đấy đọc được được nữa rồi 

- Phao-xtơ, Gớt, Goethe về nghệ thuật và văn học, là hàng tài trợ, em cảm ơn ạ, cảm ơn Bồ Câu [om sách của em từ hồi mới quen nhau, đợt í chị ốm em bảo em mang mấy liều thuốc cho chị ha ha ha, quăng cho chị chồng sách đánh bay ốm iếu, 4-5 năm rì đấy rồi ha ha ha]🙏🏻❤️





Không có nhận xét nào: