Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

4.1.18

Treo câu chuyện



Tập truyện ngắn Người có trái tim trên miền cao nguyên ở nhà tôi khoảng 9-10 năm rồi. Trước, tôi mua vì thích bìa sách, gần như tất cả ở tranh bìa đều mất tính đối xứng: đôi mắt, vẻ mặt, cánh cửa sổ, những người trung tâm và ngoại vi… nên hình như lần đầu tiên mở ra đọc thì tôi chỉ đọc hú họa 2 hay 3 truyện, trong đó có Chàng tuổi trẻ gan dạ trên chiếc đu bay và truyện về thằng bé bên này đường đánh nhau với thằng bên kia đường vì cái lối đi nhức mắt nhà binh đặc Đức, và truyện cuối cùng Tuyên ngôn của một nhà văn. Lúc trẻ tôi ít quan tâm đến truyện ngắn [kỹ thuật viết], thích tiểu thuyết hơn [xem trọng cốt truyện], và cũng vì không mấy ấn tượng với Chàng tuổi trẻ gan dạ trên chiếc đu bay mà như lời mào đầu của tác giả thì theo nghĩa nào đấy đây là truyện ngắn đầu tiên của ông viết với văn thể hoàn toàn riêng biệt, nên tôi đã bỏ dở bẵng đi… có lẽ 8-9 năm )
Mấy năm gần đây hay tán nhảm nhăng nhít đủ thứ chuyện với ông Bồ Câu Xe Đạp Xanh, ổng khen đến mấy lần tập truyện này, lần gần nhất hai đứa đi xem sách cũ, động tới Danh họa thế giới quyển Marc Chagall, tôi mở ra hỏi trêu ổng tranh bìa quyển nào đây, ổng cười rất mỉa kiểu chị đừng hỏi em khi đấy là quyển em thích ). Thế là nghĩ lần này sẽ đọc hết xem ông em Bồ Câu thế nào  [Thấy bảo có tọa đàm gì đấy nói về Văn chương cho ta biết gì về kẻ khác đúng không , tôi không nghĩ là về kẻ khác đâu. Văn chương cho ta cảm biết chính xác về chính ta thì chuẩn hơn. Nhưng mà đọc thứ mà người khác thích cho thấy rất nhiều về người đó đấy), ngửi ra nhiều thứ phết]

Người có trái tim trên miền cao nguyên gồm 31 truyện ngắn, mỗi truyện ngắn đều có một lời mào đầu của chính tác giả về hoàn cảnh viết truyện, cảm hứng từ đâu, tại sao viết nó, viết trong giai đoạn nào... William Saroyan sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ trong một gia đình nhập cư gốc Armenia nên giọng văn vừa có gì đấy thực dụng, tưng tửng ồn náo, vừa giễu hoạt, triết lý. Tôi ấn tượng nhất là cách viết đậm chất “kể lại” kết hợp với cách treo câu chuyện nhẹ bẫng như không của tác giả; độc giả có thể rất dễ bị lừa mị lao vào chi tiết khác, bỏ qua trọng tâm. Xuyên suốt 31 truyện ngắn tôi luôn có cảm giác đang ngồi uống rượu tán nhảm, nghe một ông lão lang thang cô đơn chót vót, tự do bát ngát, ở chui nằm rúc kể những chuyện trong cả cuộc lữ của lão cho nghe, và cũng thật buồn cười, ở truyện ngắn cuối cùng Tuyên ngôn của một nhà văn, tác giả có thừa nhận rằng mình là một tay uống rượu thả cửa, uống đều đều mỗi bận chín mười tiếng đồng hồ . Tập truyện thu hút ở khoảng 7-8 truyện ngắn đầu, quãng giữa có khoảng 4-5 truyện bị hụt khiến tôi chợt nghĩ có thể mình phải bỏ bẵng lâu lâu mới mở lại, may quá đến truyện thứ 17 lại ghi điểm ở cách treo câu chuyện và cứ tuần tự từ đó đến truyện thứ 31 có những đoạn, những truyện khiến lòng tôi không khỏi rơi vào trầm thiết và kính ngưỡng ngòi bút của William Saroyan.
Một điều không thể không nói đó là bản dịch của nhà thơ, dịch giả Huy Tưởng. Bản dịch trong lành, tịch nhiên như nắng sớm miền cao, lâu rồi tôi mới đọc đi đọc lại một (vài) câu văn trong một đoạn văn nào đấy ở tác phẩm văn chương [chứ dạo này đọc triết chiếc, khoa học… đọc hoài đọc mãi một câu mà cũng có hiểu mấy đâu nhưng vẫn cứ đọc :v], và nhờ đọc bản dịch này tôi có nguyên 2 trang vở kín đặc ghi lại những từ, cụm từ tưởng như đã quên, xa xăm rồi chưa đọc thấy, thậm chí nhiều từ tôi lờ mờ đoán hoặc không thực sự hiểu, ví dụ như: ẩm chác 

Không có nhận xét nào: