Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

18.1.18

Không quá gần và đủ xa



Cẩm nang đốt nhà các văn hào New England của Brock Clarke là một tiểu thuyết rất thường về câu chuyện. Sam Pulsifer – gã đầu lừa ngồi tù 10 năm vì lỡ tay đốt trụi nhà nữ văn sĩ Emily Dickinson và vô tình làm chết một cặp vợ chồng đang ở trong nhà nữ văn sĩ với ý định “đổi gió”, hàng trăm lá thư từ khắp nơi bày tỏ mong muốn Sam “hóa vàng” nhà của Mark Twain, Edith Wharton… như gã là một hỏa tặc chính hiệu. Sau khi thụ án 10 năm, Sam quyết làm lại cuộc đời với công ăn việc làm lấy vợ sinh con thì bỗng một ngày quá khứ sấn sổ dội lại, nhà các văn sĩ kia hàng loạt bốc cháy. Sam buộc phải giở lại chồng thư để giải mã và tìm ra thủ phạm. Khi tiến hành xem lại một việc gì đấy tức là ta phải tiến hành xem lại rất nhiều việc, Sam không phải ngoại lệ, gã dần giải mã những uẩn khúc trong gia đình mình, việc này [Ơn mọi Đấng] giúp Sam dần hiểu rõ bản thân, nhận ra mình đầu lừa thế nào, một việc nếu không quá đầu lừa thì người ta đã làm từ nhiều năm trước.  Và có thể lần đầu tiên trong đời Sam gánh trên vai một trách nhiệm về việc mình đã góp phần để khoát thỏi hình ảnh gã đầu lừa luôn luôn đợi chờ mọi thứ kéo đến với câu nói lặp đi lặp lại trong đầu Còn gì nữa còn gì nữa
Tiểu thuyết gồm 5 phần, giọng văn đều đều, tôi không thấy chất hài hước như nhiều người đã nói. Ngay khi đang trong phần 1 tôi đã nghĩ mình sẽ tống táng quách nó đi cái quyển sách ấm ớ sốt ruột này. Ấm ớ sốt ruột là vì trên đời này có người xây dựng được một nhân vật đầu lừa cỡ này ư, ôi zời ơi, nếu có ông nào đầu lừa như Sam trong truyện thì quá cả côn trùng nhiễm phóng xạ, cút về sao Thủy để cho mặt trời thiêu chảy đi, nhiều đoạn tôi không khỏi ngẩng mặt nhìn trời ngao ngán, sự ngu xuẩn của con người có giới hạn không vậy [tôi biết, riêng cái việc tôi vẫn còn cảm thán về sự ngu xuẩn của con người thì tôi cũng là một đầu lừa rồi, một đầu lừa điển hình :v]. Nhưng may quá, các phần sau tôi bấu víu vào được những sợi dây khác, chứ lão đầu lừa nhân vật chính thì càng lúc càng đầu lừa, ngu độn, vô tâm [Đây là điển hình, kẻ tư chất kém thì tình cảm cạn cợt vô tâm và ngược lại]. Tôi chết đuối vớ bở nhờ một câu nói của nhân vật phó giáo sư văn học Mỹ trong truyện: “Willa Cather là cái l*n” [nhân vật phó giáo sư văn học Mỹ cho rằng mọi nhà văn đều là cái lồn]
Nếu một đêm đông có người lữ khách của Italo Calvino đã chỉ rõ một hình ảnh cho tôi, tức là mỗi độc giả có thể kết liễu nhân vật bất cứ thời điểm nào trong quá trình dấn sâu thêm vào văn bản để chen chân vào cuộc giao hoan của tác giả với chính câu chữ của mình, chen chân vào và sống, cảm nhận một cách khác, khác với tác giả muốn biểu đạt, khác với những người cùng vai trò người đọc như mình, và tất nhiên khác hẳn với chính mình ngoài trang sách nếu trong cùng hoàn cảnh. Tức là ở đây, mỗi tác giả là một cái l*n, mỗi tiểu thuyết là một cái l*n và mỗi chúng ta cũng là một cái l*n [Tôi không thích cách trình bày “lồn” thành “l*n”, tôi là người quan niệm gọi tên sự vật hiện tượng bộ phận theo đúng như nó vẫn tồn tại, nhưng từ “lồn” này rối rắm nhỉ :p, tôi không đủ khả năng nói về sự rối rắm, đầy đủ và tròn vẹn của nó]. Tại sao lại không phải là bộ phận của nam giới mà lại là của nữ giới, có thể vì từ đó có gì đó sẽ được sinh ra lớn lên, vui buồn ủ dột thăng hoa ma mị… nó dẫn vào một đường ống và có sức chung chứa biến chuyển linh hoạt, sự chứa đựng luôn tạo cảm giác sẽ được gì đó “nhiều” hơn là cái không chứa. Sự đảo hướng suy nghĩ của tôi xoay quanh câu thoại của nhân vật phụ kia đã giữ tôi đọc quyển sách và sau đấy thậm chí tôi đánh giá Brock Clarke không thường như ban đầu tôi đã nghĩ. Hướng suy nghĩ của tôi chuyển sang việc: ai cũng là một cái lồn trong cuộc đời ai đó với đủ mọi cung bậc hình thức hay cảm xúc mà một cái lồn có thể mang tới; mỗi nhà văn mỗi tác phẩm mỗi câu từ đoạn viết cũng là một cái lồn vân vân và vân vân. Và đọc, sự đọc chính là không gian để cái lồn có thể trình hiện. Chúng ta là một phiên bản, là một phần, là tổng hòa các nhân vật chúng ta đọc hay là chính chúng ta; cái chúng ta đọc phóng chiếu đến mỗi chúng ta, ta là một phần bé mọn được tạo nên từ chính những gì ta đọc nhưng một cách vô thức, ta đọc để hiểu chính ta, hiểu kẻ khác… và nếu còn chưa hiểu thấu, chưa nhìn thấy thứ ta đọc thì ta chỉ là, đã nhìn chữ :), chưa thấy đường về nhà :p, giống như ta chỉ đứng nhìn từ ngoài vào. Ở xa quá thì khó thấy được gì, ở gần quá thì có ngày “cho một mồi lửa” thôi vì tất cả những bi kịch của mình, của người, của đời rồi trước sau ta cũng sẽ gặp trong một quyển abc, xyz nào đó được viết từ muôn đời trước và sống với nỗi đau chứng kiến đời mình như tiểu thuyết do kẻ khác viết ra không hề dễ chịu chút nào [cũng là một phép luyện tinh thần trong sự đọc nhé, dù bản thân việc đọc đã là phép luyện tinh thần không muốn nói là khó nhất]. Không quá gần và đủ xa có thể là đúng và đủ, để làm một con người giống chính mình hơn cả.
Và, sự vĩ đại rất nhiều khi, là làm những việc nhảy ra ngoài quỹ đạo của những việc ta vẫn thường làm, chỉ vậy thôi.

Không có nhận xét nào: