Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

28.5.24

serfdom

 





15 năm quyển sách trong nhà nay mới mở ra đọc tiếp từ trang đánh dấu, rồi nghĩ thế nào đọc lại từ đầu; ngáp từ sáng tới giờ như nghiện. Cái gì tiến tới tuyệt đối cũng méo mó, tự do tuyệt đối hay kiểm soát tuyệt đối [toàn trị] cũng đều điên rồ như nhau; nhất là luận điểm cốt yếu ở đây: tự do và/gắn với hệ thống kinh tế, đặt vấn đề và kết cho nó thì dễ dàng hơn quãng đường đi từ 2 mốc này đến nhau; cái này không nằm trên trang giấy được, trên trang giấy tưởng là chặt chẽ học thuyết, đóng lại đã thành thực tại như mèo mửa, nói gì trên trang giấy còn lỏng lẻo và nhiều lỗ hổng


vậy là đã 80 năm kể từ lần đầu nó được một nhà xuất bản nhận in sau khi liên tiếp qua tay 3 nhà từ chối. Ở Vn, lần xuất bản đầu năm 2009 [trước đấy thấy bảo có bản dịch, mà tôi thích tên này hơn: Con đường dẫn tới chế độ nông nô, của Nguyễn Quang A trong tủ sách SOS] và đến giờ quyển sách vẫn được săn đón nhưng ít người đọc, nếu mà đọc Hayek toàn bộ thì chắc chắn chẳng còn được mấy [khả năng cao số ít ấy lại đang không ở Vn, nếu có ở thì ngồi tù khám lớn] 


lạy cụ [lạy cụ này cho câu của L. trích đăng trong ảnh], chính những chính phủ cồng kềnh nhất thể đã biến nhà nước thành địa ngục trần gian khi cho rằng mình đang cố gắng biến nó thành thiên đàng trên mặt đất. Một người suy nghĩ đơn giản và coi nhẹ mọi sự như tôi: tự do phải gắn với kỷ luật, tự do trong prison kỷ luật ấy cho đến khi nó không còn là prison hoặc prison ấy đã thành một phiên bản prison khác cứ xây nên rồi tự huỷ như cơ chế sinh sôi tái tạo và tự huỷ của tế bào trong cơ thể [tôi không chọn Sartre hay Camus, tôi nhìn cả 2]; quan trọng ở đây là liều lượng và đúng thời điểm

Không có nhận xét nào: