Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

23.4.20

đảo




2 quyển đều xoay quanh Nam Ý, mafia Nam Ý những năm 80-90 của thế kỷ 20 kéo đến những năm đầu thế kỷ 21 qua cái nhìn của nhà văn và nhà báo ha ha ha :p. Nam Ý là vùng đất bầm dập vì bị tra tấn bởi chính những kẻ được sinh ra ở đó và chỉ biết yêu thương nó trong máu và chết chóc. Miền đất lửa này được nhà báo ví như Gomorra [Gomorrah] - thành phố trong Kinh Cựu Ước bị Thượng Đế trừng phạt vì những tội lỗi của dân chúng

Thiên thần mù - tập truyện ngắn mafia - 15 truyện ngắn của nhà văn Maroc viết tiếng Pháp; Tahar Ben Jelloun đến Nam Ý, Sicilia với thủ phủ Palermo và vùng phụ cận theo đề nghị của một tờ báo, đi để viết bài song cũng không hẳn mang tính chất công vụ báo chí hay hẳn là du lịch, đây là Nam Ý mà, nơi người ta thường nghĩ đến bất hạnh và bị nguyền rủa; ông đi cùng một người bạn là dịch giả, chuyến đi không dự kiến thời gian vì lúc này đang bế tắc sáng tác [nếu đọc một vài quyển của ông sẽ hiểu bị nhân vật trong tiểu thuyết của mình hành hạ là thế nào, đôi khi nhân vật dỗi và phải có thời gian hoà giải thôi :)] nên giống như vừa đi vừa kể chuyện, để các nhân vật - có thể là người thật việc thật của địa phương - dẫn dắt sự chú mục ngây thơ, thậm chí vô tội của nhà văn, một người ngoài cuộc hiếu kỳ quan sát nó. Kết quả là 15 truyện ngắn trong Thiên thần mù. Vì thích 4/15 truyện ngắn và hứng thú với vùng đất Nam Ý phong cách đảo, tự trị, ven biển, núi lửa, mafia... tức là một mảnh đất chết chóc, nên tôi sực nhớ ra trong nhà có một quyển mafia Ý tên Gomorra [Bố Già, có thể nói tôi gần như không đọc tí nào, phim xem bập bõm nhớ mỗi mặt 1 diễn viên do mọi người hay dùng hình ảnh của anh ta nên tôi nhớ, ngại quá :p]

Gomorra của Roberto Saviano là một thiên phóng sự thâm nhập vào đế chế kinh tế và giấc mơ thống trị của Camorra* [* các gia tộc, Hệ Thống, mạng lưới mafia có tổ chức và vận hành thứ bậc nghiêm ngặt, quy mô toàn thế giới] ở Nam Ý, Campania và vùng ven biển. Tác giả trẻ thôi, giờ khoảng 40 tuổi, học triết tại Naples, sách xuất bản năm 2006 và từ đấy tác giả bị truy sát toàn lãnh thổ, phải sống dưới sự bảo trợ của các lực lượng chức năng Ý [một dạng như chương trình bảo vệ nhân chứng]; không biết hiện giờ anh ta sao, thấy có tham gia viết kịch bản series phim truyền hình Gomorrah. Ngay chương đầu tiên về cảng Naples, tác giả sống dưới vỏ bọc một thanh niên đi tìm việc và nhận bốc dỡ hàng ở cảng; các chương sau có chương là con nghiện, có chương làm thợ xây, có chương đi tìm chân trời mới và dẹo sang Scotland... vì mafia Ý chính là không buông tha một mặt trận nào: vũ khí, ma tuý, xây dựng, may mặc, điện tử, xử lý rác thải, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, bệnh viện, chính trường... tay của Comorra quá dài. Sách xuất bản cách đây hơn một thập niên rồi, nhưng vấn đề vẫn nóng như lò luyện đan, ví dụ như không ai nghĩ rằng mức tăng trưởng những năm đầu 2000 của các gia tộc từ xử lý rác thải, kinh doanh rác lại sánh ngang ngửa với hoạt động của thị trường cocaine... rất nhiều kịch bản có thể nghĩ tới, có thể không, nhưng khi nó là phóng sự, mang tính báo chí thì không khỏi rợn gáy 

có điểm này, Tahar Ben Jelloun là nhà văn và được đặt hàng viết phóng sự thì lại tạo ra văn chương, tập truyện ngắn ấy làm tôi nhìn thấy con người Nam Ý, tôi nhìn thấy đảo, miền đất lửa... nhà văn từ một vùng đất khác tới [cái nhìn của đất liền] bị ném vào thực tế của vùng tự trị, ông nhìn thấy nguyên dạng sự vật mà chính những người dân bản địa không còn phân biệt nổi nữa vì nó là câu chuyện hằng ngày, tức là văn chương hư cấu bằng những nguyên liệu thực tế, như chính ông nói "bước khởi đầu của văn học là đánh cắp vẻ ngoài của sự thật"

còn tham vọng của phóng viên Roberto Saviano là tạo ra một thiên phóng sự miêu tả, phản ánh sự suy tàn của vùng đất này dưới sự kiểm soát của đế chế Camorra; rất nhiều con số và thống kê, người ta thường cho rằng con số, thống kê... đại diện cho sự thật, phản ánh sự thật, nhưng những đoạn thật nhất trong thiên phóng sự Gomorra lại chính là những đoạn mô tả không kèm con số :), những đoạn dài dòng ngoài lề không nằm trong sườn bài, dường như đọc thiên phóng sự này không phải để nhìn thấy con người Campania và vùng phụ cận, mà là để nhìn những xác chết, có vô số cái chết và chết man rợ

câu chuyện lúc này sẽ đến với một câu nói được cho là của Oscar Wilde [dù tôi tìm không ra nguyên tác, nhờ người mê Wilde tìm cũng không ra luôn], đại ý: báo chí luôn muốn tiếp cận hiện thực nhưng kết quả của nó lại xa sự thật; văn chương là hư cấu nhưng kết quả của nó là hiện thực

p.s: người trung thực thì mới nguy hiểm các cụ ạ [hình như cụ Nietzsche bảo xế]. Vừa search phát thấy anh tác giả Gomorra có tham gia viết kịch bản cho series phim Gomorrah, tài thật, theo như ảnh nói thì chính vì có phim ảnh về mafia mà các ông trùm cùng thuộc hạ biết cách thể hiện hình ảnh của mình [nhờ xem phim nên các tay súng bắt đầu kết liễu kẻ khác phải dùng đến 2 viên đạn, vì 1 viên đầu bắn trượt do mải biểu diễn theo các tư thế cầm súng trên phim ảnh :)))] thế rồi giờ thiên phóng sự của ảnh đưa lên phim truyền hình. Wth wtf xế mà nà nghệ thuật ư 

mai mồng 2, lại đi một bước nữa, chắc chả có thời gian đọc sách nổi, ít nhất cũng tạm dừng 2 tuần :); mấy nay nghĩ về 1 ông nhà văn 1 ông nhà báo xử lý cùng 1 vấn đề; từ đấy tòi ra tiếp 2 hướng dang dở
  • vai trò ráp nối văn chương và báo chí của Khái Hưng Trần Khánh Giư [Giữa] những năm 20-30 của thế kỷ 20
  • báo chí nhìn vào văn chương tức là nhìn sự thật, có hay không; triết học nhìn vào văn chương [triết học trực giác, triết học cảm năng...] nhưng nghe sự thật, nhìn sự thật đi đến viết sự thật, miệng nói sự thật thì lại rơi vào cái hố, không, là cái bẫy, bẫy ngôn ngữ. Nói như Heidegger: ngôn ngữ có khả năng phản bội chúng ta 🤣



16.4.20

giờ đến lượt tôi chăng

giờ đến lượt tôi chăng

tôi rất hay mơ, giấc mơ của tôi rất nhiều ngôi mộ nghĩa trang; các triết gia bảo đúng thôi, vì nỗi sầu muộn của mày và cơ thể tật bệnh liên quan đến yếu tố đất [dạ dày] của mày nữa

tôi rất hay mơ, và bị ném vào nhiều hoàn cảnh mơ giời ơi đất hỡi, ngoài sức tưởng tượng và mô tả của mình, dần dần tôi không bị choáng ngợp hay sốc nữa; mọi câu chuyện đều có con đường của nó

tôi rất hay mơ, đôi lúc tôi phải ép tim bóp bóng, đôi khi tôi bật máy thao tác hút đờm dãi nội khí quản, cũng có khi tôi chỉ thay băng rửa vết loét chân hoại tử của người tiểu đường, tôi khâu những vết thương hở to, tôi trong một cái phòng mổ khét lẹt mùi thịt da bị đốt điện... rồi tôi ở ngoài chiến trường mặc blouse trắng xung quanh rất nhiều xác chết và bom đạn, tai tôi bị ù vì vụ nổ... nhưng nhiều nhất là tôi hay mơ những đứa trẻ bị bại não, chúng ở trong một phòng rất rộng và tôi bế từng đứa ra vịn vào khung quanh tường tập đi, tập leo bậc, có đứa tôi bế ngang hông chạy góc này góc kia kết hợp các việc vì nó khóc quá nên tôi cứ phải bế vậy nó mới yên; tôi bế một người lớn teo cơ đi cầu thang nhưng phải tránh cầu thang, đi trên zệ tường để chui vào một ô thoáng trổ ra sân thượng, chúng tôi ngồi đó ăn bánh uống nước nhìn trăng; tôi được trao cho một đứa trẻ và người ta mãi không quay lại đón nó nên tôi phải trông, cái bỉm nó nặng, nó ọ ẹ sữa chảy từ vai áo tôi xuống tận gót chân...; tôi trở về nhà kịp tránh trời đổ mưa, một đứa trẻ mặc áo mưa nhất định chờ tôi mở cửa, tôi nói cửa sẽ không mở đâu, đi đi, nhưng nó nhất định mặt quạu ngồi ôm gối nhìn tôi chờ mở cửa...

tôi rất hay mơ, tôi mơ ngôi mộ nghĩa trang phần nhiều; phần nữa, tôi phải mơ đến những đứa trẻ, lành lặn có, tàn tật khuyết thiếu có. Còn khoảng 1 tuần nữa tôi sẽ dồn năng lượng khống chế ở luân xa cao hơn, tức là sớm nhất đến mùa thu này tôi bắt đầu những mục đích của mình, tôi đã chọn người già và những gì tôi trang bị là để điều chỉnh mọi thứ về trật tự tương đối cân bằng, ngõ hầu giảm bớt, vòng tránh sự đau đớn ở những kết cấu già nua xuống dốc đứt phanh. Thế rồi mấy ngày gần đây, tôi bị sốc, tôi sốc trong giấc mơ là điều không xảy ra từ rất rất lâu rồi; tỉnh dậy tôi cũng vẫn sốc, điều này lại càng khó xảy ra, vẫn còn việc khiến tôi thực sự sốc hay sao

tôi mơ mình đi đẻ, chắc lúc ấy tôi nhiều tuổi rồi nên khi đứa bé chào đời tôi rất mệt; một cảm giác êm ái nhưng mệt mỏi rã rời chưa từng trải qua, tôi chỉ kịp hé mắt nhìn và nghe thấy nó khóc, cố hết sức quời tay ra trước để chạm vào nó; nhìn bằng mắt tôi biết người nó dính đầy sản dịch và tóc mướt rất tốt, giờ chạm được vào lưng nó thì biết có vẻ nó sẽ hơi nhiều lông tay lông chân, rồi tôi vuốt xuống tiếp, tay chân đầy đủ có ngấn thịt khẩu xương thuôn dài, vì người ta bế tóm gáy và ngang ngực nó nên nó giãy hai chân rất khoẻ, thế là tôi yên tâm một đứa trẻ khoẻ mạnh, sinh tồn quẫy đạp tốt, tay tôi chạm phải những quẫy đạp của chân thì vòng lên, âu kê chim to không lo trết đói, rồi tôi mỉm cười thiếp đi. Trong mơ, bố của đứa bé là một cậu rất trẻ; những cử chỉ, quan tâm, chăm sóc của cậu với tôi cũng là của một cậu trai; tài thật, ngay cả khi tôi lầm lì giận dỗi hay mắng thì ló cũng hì hì xong ra ôm tôi xí xoá xin lỗi thế là xong

đêm qua tôi lại bị sốc. Tôi đi đến một hội chợ hay hội hè nào đấy rất đông người, tôi đi vào gian sách cũ của người quen chọn sách, còn đang chọn dở thì có tin nhắn [tôi nhớ từng chữ tin nhắn] mấy bố con đợi mẹ ở nhà bóng nhé. Không thực sự hiểu lắm, tôi nhanh chóng thanh toán tiền đi đến nhà bóng, đến nơi thì một người nam giới rất trẻ bảo tôi bế đứa bé gái đang ngủ, âu kê đưa tôi thì tôi bế; rồi anh ta công kênh một đứa bé trai đi chơi bóng; anh ta chơi cười hồn nhiên như một đứa trẻ, tôi ngồi nhìn anh ta chơi nghĩ bụng đáng yêu như trẻ con, được một lúc thì đứa bé trai chạy về kêu buồn ngủ, thế là ló kéo chân tôi hạ xuống cỏ và ló nằm gối đầu lên chân tôi ngủ, thấy thế tôi cũng đặt bé gái lên dọc 2 chân mình cho bé ngủ, tôi đỡ mỏi tay; ngả người ra sau tôi ngồi xem chàng trai kia đá bóng. Khi trời nhập nhoạng tối, chàng vã mồ hôi chạy về hỏi ngủ cả rồi à, tôi gật đầu cười nghĩ bụng đón hai đứa trẻ này đi hộ tôi, tôi mỏi người rồi. Thì chàng ta nhón 2 tay áo cộc tay lên cao, vén vạt áo lau mồ hôi trên mặt trên cổ rồi thả người xuống sân cỏ, quàng tay ôm ngang bụng tôi rồi kê nốt đầu vào phần đùi áp sát bụng tôi và bảo phải ngủ tí đã, ngủ tí rồi về vẫn chưa muộn

8 năm nay, điều tiên quyết trong cuộc sống của tôi là không sinh con; 14/4 mười năm qua tôi luôn để ý chuyện gì đến, rồi cú sốc giấc mơ sinh con, và liên tiếp chỉ có sinh con, có con [không chỉ 1] có người ở bên [lại còn rất trẻ]... không thể nào không sốc, đây là một giấc mơ ngủ, với cá nhân tôi, ngoài mọi sự tưởng tượng, thậm chí với tôi là không thể gọi tên, không nói lên lời nổi

như Aristoteles và hoa hồng phải trết phải rì rì rì, giờ đến lượt tôi chăng 👿 [tôi chế văn của người khác đấy]



p.s: sáng nay mở mắt dậy nhìn thấy ảnh này, giật mình bảo mộ cụ Cần; nhưng nhìn lại thì ảnh chụp ở Malaysia. Mấy hôm nay fb hay nhắc ngày này các năm trước đi mộ cụ Cần, ngồi thiền ở đấy từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa, có hôm thoát thiền sớm nằm đọc sách ở dưới gốc cây xoài với đào tiên cùng con mèo [con mèo chuyên đi bắt chuột với rắn ngoài cánh đồng, đùa với nó vô tình bị cào thì vết cào dù rửa luôn cũng mưng lên ác lắm], cũng chính ở đây mình quên tập 2 Núi thần của Thomas Mann mà giờ chưa mua lại 🙂. Năm ngoái và năm nay chưa đến mộ cụ Cần, năm ngoái bị ghẻ mèo không dám đi đâu, còn năm nay ghẻ em covid :)


12.4.20

Tahar Ben Jelloun



đọc một vệt Tahar Ben Jelloun :) còn thiếu Mối tình đầu bao giờ cũng là mối tình cuối, 2 quyển gồm Đạo Hồi và Trò chuyện với con gái về phân biệt chủng tộc; khi nào tiện thì quay lại, chắc còn một tị nữa của đợt này

cảm ơn chiến hữu đã lục tìm và tài trợ Đứa trẻ cát, Lời nguyện cầu cho kẻ vắng mặt. Lần này ta không trấn của ngươi nữa, tặng thì ta xin :)))

sau đây, rất có thể sẽ là đọc kịch, sợ mèo rì :p


p.s: dành gần 3 tháng năm ngoái để chạy đà, chạy khởi động bằng việc chỉ đọc Dostoievski, duy nhất Dostoievski :), đọc phát sốt phát ốm đọc tới u mê đọc đi đọc lại, có những phút lử đử say đòn chả còn tí hứng thú hay có chút ít rì hấp dẫn của việc đọc, đây là hành hạ tra tấn chứ còn rì nữa. Đấy chính là tôi chạy đà chạy khởi động

kết thúc Dostoievski, tôi nghĩ tôi đủ thể lực cho bất kỳ cái rì tôi muốn đọc, phải đọc; mất phương hướng trong con hẻm, lòng vòng trong ma trận, lạc trên núi cao, bơ vơ trên đảo, lênh đênh giữa vô luân biển cả hay lê lết giữa hoang vu sa mạc... sợ mèo rì, tầm nài chỉ có Balzac vừa dài vừa tầng tầng lớp lớp nhân vật cùng các tầng lầu của họ mới đủ sức gây chút ít trở ngại. Sợ mèo rì :))))

9.4.20

đi không đi



chủ quan, háu trilogy nên bập Đứa trẻ cát, Đêm thiêng trước; đúng bài theo thời gian thì phải Lời nguyện cầu cho kẻ vắng mặt, trilogy Đứa trẻ cát..., Đôi mắt nhìn xuống... thì ngon, đi đúng vùng đất lãnh thổ, các tiểu thuyết viết riêng mà như ghép lại với nhau thành một hoàn chỉnh

đọc chồng nhau rồi, cũng không sao, rất không sao. Lời nguyện cầu cho kẻ vắng mặt và Đôi mắt nhìn xuống có một cánh cửa chờ ở chương 20-21 của Đôi mắt nhìn xuống. Tahar Ben Jelloun viết các câu chuyện với rất nhiều người kể chuyện, nhấc người đọc liên tục qua các phân cảnh khác nhau, người đọc có cảm giác mình bị rơi vào mê cung, thậm chí mất phương hướng trong những con hẻm chi tiết cực kỳ nhỏ; việc các câu chuyện của ông luôn có màu sắc thần bí, ác mộng, kỳ ảo càng làm người đọc phải tập luyện với văn bản nhiều hơn, như có kháng lực đi kèm

giữa chừng Lời nguyện cầu cho kẻ vắng mặt, người đọc tinh ý nhận ra ngay một gãy khúc, Tahar Ben Jelloun gần như dừng khựng lại vì các nhân vật bỏ mặc ông, họ không dẫn dắt ông nữa, ông cũng do dự không biết sẽ cho 3 nhân vật của mình và đứa trẻ nằm trong giỏ đi tiếp thế nào; rồi người đọc thấy ông kết liễu một nhân vật - mắt xích đơn giản nhất và thế vào một nhân vật khác không mang lại hiệu quả gì nhiều; người đọc đành cứ chờ ở đó

sau này khi đọc Đôi mắt nhìn xuống, Tahar Ben Jelloun cho chính mình xuất hiện trong vai trò một nhân vật nhà văn kể lại giấc mơ về các nhân vật trong tiểu thuyết dang dở của mình quẫy và nhiễu nhương mình thế nào, các nhân vật trong câu chuyện của ông đòi hỏi quyền lợi, đưa ra lời đề nghị, hành hạ, gào thét ra sao, đúng chi tiết người đọc tinh ý buộc phải bỏ chờ ở Lời nguyện cầu, các nhân vật ngồi giữa quảng trường với cái giỏ đựng đứa bé không biết phải làm gì dừng chân nghỉ lại ở đâu đây, họ ngồi đó chờ...; ông chia sẻ câu chuyện của mình với nhân vật cô gái, người rời làng quê Maroc cùng cả gia đình sang Pháp, cô bị quyển từ điển tiếng Pháp, những "thời" [temps] trong văn phạm Pháp, những giấc mơ về quê nhà, những từ Ả Rập, tiếng Berbère, những nhân vật trong đầu cô, giấc mơ... chơi khăm cô; cô không biết làm gì trước sự nhiễu nhương của nhân vật trong câu chuyện mình, có lẽ cô nên, cô phải viết ra; viết là chấp nhận đi đày trên sa mạc tờ giấy sa mạc chữ, viết là rũ bỏ, trút đi; tức là giải phóng 

trong bức thư cô gái viết gửi nhân vật nhà văn trước khi được hẹn gặp [thú thật, tôi đọc Tahar Ben Jelloun cũng thường trực phải mở loạt roạt trở lui đọc đi đọc lại, mình có đi lạc hay một ngã rẽ nào đấy đã bỏ qua rẽ nhầm, nên không lạ khi thấy ai đó cũng bị loay hoay]: "... tôi đã đọc hai quyển tiểu thuyết của ông, tôi đã bị mất phương hướng ở một trong những con hẻm của ông. Tôi tin là ông sẽ giúp tôi thoát ra khỏi khu phố người Hồi giáo này". Thoát khỏi gì cơ, người ta không thể ở đây và cả ở đó, cũng không thể đứng trung triêng hay mấp mé hai bờ; như thế là không ở đâu cả, bị hành hạ, chịu nhục mạ, luôn là kẻ ngoại quốc không niềm tin trên xứ sở mà mình dừng chân


một lần nữa câu chuyện ở trong một câu chuyện ở trong một câu chuyện ở trong một câu chuyện... tôi lại nghĩ đến quyển mình chán ghét nhất của một nhà văn yêu thích Italo Calvino: Nếu một đêm đông có người lữ khách. 

p.s: những gì cần thiết với tôi đều được ghi ẩu tả vào trang vở nhăng cuội kia, 2 giờ sáng tôi tung chăn bật dậy phải ghi lại nếu không sẽ tuột, mà không thấy tờ giấy nào để ghi [giống con rì trong phiên toà xử Alice của Lewis Carroll nhỉ ha ha ha], may quá thấy quyển sổ nghịch của Sói Sun; chữ viết phải chạy đuổi theo suy nghĩ, chạy hụt hơi bay hết hình bóng trên sa mạc :)) thế mà có người nhận định quả chữ làm hàng ngay ngắn của tôi là "một người tỉ mỉ cẩn thận" :)))

#Lời_nguyện_cầu_cho_