Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

10.4.19

tập tục địa phương

[Hai quyển trong ảnh có chỗ đứng rất riêng trong sự nghiệp của Edith Wharton nhé] Edith Wharton sinh ra trong một gia đình giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu New York, bà dành phần lớn những năm tháng tuổi trẻ ở châu Âu [Pháp, Đức, Italy... không trách không khí trong truyện giống truyện châu Âu với những tea party như vậy]. Tiểu sử của bà thường nhắc đến chi tiết bà là bạn tổng thống Theodore Roosevelt và người vợ thứ hai của ông, Edith Kermit Carow Roosevelt [bà Edith này đọc Ethan Frome của Edith Wharton, đọc đi đọc lại cơ í]. Là người nằm trong lòng xã hội thượng lưu, Edith Wharton có cái nhìn xoáy vào bản chất mạ vàng của đời sống thượng lưu phù phiếm, rất rõ qua Chỉ ngu ngơ mới biết cười [The House of Mirth] và Thời thơ ngây [The Age of Innocence], với những mùa lễ hội miên man hào nhoáng vật chất nhưng nhỏ nhen, chen đầy những tập tục khô cứng song lại mờ ám, đạo đức rỗng Mùa hè [Summer] tôi đọc cùng 2 quyển trên như một mảnh ghép rời rạc, may quá nhờ sự rộng lòng của một người bạn fb tôi có Định mệnh [Ethan Frome] để các rãnh mảnh ghép không đơn độc chơ lơ một mình (cảm ơn cuộc đời, cảm ơn anh-người tài trợ sách rất nhiều ạ). Mùa hè và Định mệnh, duy chỉ hai tiểu thuyết có một chỗ đứng riêng biệt hẳn trong sự nghiệp ngất ngưởng viết về xã hội thượng lưu của Edith Wharton, cả hai đều lấy bối cảnh New England với những nhân vật kiệm lời, lặng lẽ, u uẩn mà người ta lấy làm lạ tại sao có thể sống qua mùa đông âm u tuyết phủ [Định mệnh] hay có thể chịu được mùa hè ngột ngạt tù túng như cả Núi Lớn vòi vọi toả xuống làng [Mùa hè]. Với Mùa hè và Định mệnh, cái nhìn của Edith Wharton như đứng trên cao nhìn xuống, nó không còn là những mùa lễ hội miên man, nó rọi xuống những làng quê, thị trấn hẻo lánh nơi những tập tục địa phương kéo căng hất mỗi cá nhân vào trường cái nhìn soi xét của đám đông, vòng xoay cá nhân và xã hội. Khi ở tuổi 33 tôi đọc [lại] 2 quyển tiểu thuyết này, tôi thêm cảm tình với tuổi tác của mình 🙂 vì đọc sớm thì tôi rất nhiều khả năng sẽ không hiểu được những cảm xúc sâu xa mà ngôn từ chỉ có chức năng gợi ra, ngôn từ bất lực trước những diễn giải cảm xúc mà người đọc phải đọc trong khoảng trống. Cả hai đều được viết rất gọn, những chương áp cuối làm nên cái kết, có lẽ là đáng nhớ nhất trong mấy năm gần đây tôi đọc tiểu thuyết; khi nghĩ lại tôi cũng không hẳn ấn tượng với cái kết mà thực ra là với bước chuyển tâm lý của các nhân vật, chúng mang vẻ đẹp của lòng trắc ẩn không lời Bản dịch Mùa hè và Định mệnh cũng là hai bản dịch tôi vô cùng thích, đặc biệt là Định mệnh [thời nay đọc lại sẽ thấy hơi nhiều lỗi chính tả]. Tôi luôn băn khoăn mỗi khi đọc bản dịch ngày xưa, rằng tại sao khi đọc sách dịch mới tôi ít có xúc cảm với bản dịch như vậy chứ :)))). Thú thật là đến lúc này Edith Wharton với tôi chỉ còn Ethan Frome 😛. Tôi chuyển sang đọc George Eliot được hơn tuần nay rồi, rồi chả hiểu sao tôi dừng ngang Bên bờ sông xanh [The Mill on the Floss] dù dịch từ bản rút gọn nhưng câu chuyện rất khéo, để rồi sa chân vào đọc về bà ấy và George Henry Lewes, xong giờ lại phải viết gì đấy về Ethan Frome của Edith Ưharton thì tôi mới an phận cơ :)))) p/s: Cái tên Tập tục địa phương [The custom of the country] nghe thì tưởng rất New England, nhưng thật ra lại là câu chuyện về cô gái miền Midwestern [Trung Tây] trên bước đường đô hội New York 🙃

Không có nhận xét nào: