Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

9.12.15

Con của các vì sao




"Nếu mặt trời phát nổ, bạn sẽ không thể biết trong 8 phút. Vì ánh sáng phải mất từng ấy thời gian để đến chỗ chúng ta. Trong 8 phút, thế giới vẫn sẽ sáng tỏ. Và vẫn ấm áp. 
Đã 1 năm kể từ ngày bố mất. Và tôi cảm thấy 8 phút mình có với bố...đang cạn dần
Đây là một đoạn Oskar nói trong phiên bản điện ảnh Extremely loud & incredibly close (được dịch Hành trình của Oskar)
Con số này được khẳng định chính xác hơn trong bộ truyện Chìa khóa vũ trụ của George và Kẻ giấu mặt ngoài hành tinh (tác giả Lucy&Stephen Hawking). Chính xác không phải 8 phút mà là 8 phút 30 giây thì ánh sáng rời Mặt Trời mới đến được Trái Đất, giống như nếu một ngày Mặt Trời phát nổ hay đâm thủng bầu trời chiếu thẳng tới Trái Đất thì sự sống của chúng ta thế nào, 8 phút 30 giây còn lại thế nào nhỉ? 3.5 tỷ năm trước, vào thời Trái Đất 1 tỷ năm tuổi bầu khí quyển của chúng ta không như hiện nay, thuở xa xưa ấy không có oxy, tất cả chỉ thực sự thay đổi khi xảy ra đợt phun trào núi lửa và giải phóng vào bầu khí quyển rất nhiều hơi nước, cacbonic, amoniac, hydro sulfua. Thiên nhiên, vũ trụ đã ban tặng chúng ta những hiện tượng thực sự huyền diệu và những cơn thịnh nộ cũng điên cuồng không kém. Đừng cậy nhờ một phép màu nào nếu tin tưởng rằng tấm lòng của Mặt Đất sẽ mãi mãi thủy chung khi chúng ta dồn nén lên nó, thải ra trên nó, dưới nó những thứ ô uế ngàn năm không phân hủy mà mặt đất sẽ bằng lòng yêu thương ta vô điều kiện . Việc phát triển khoa học kỹ thuật mang đến rất nhiều quý giá đến kinh ngạc, và kéo theo nó cũng không ít hơn những cặn bã xấu xa. Thử tiến hành tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác xem sao nhé, cứ tuần tự điểm qua các hành tinh, hành tinh lùn lấy Mặt Trời làm mốc thì:
Sao Thủy gần mặt trời quá, quá nóng quá nóng, một ngày ở đó bằng 59 ngày trên Trái Đất, không có mặt trăng. 
Tiếp đến là Sao Kim, được ví như hành tinh song sinh với Trái Đất: có cùng kích cỡ, trọng lượng, và kết cấu như Trái Đất. Nhưng trong hệ Mặt Trời thì sao kim được cho là hành tinh ít có sự sống nhất vì nhiệt độ lên tới 470 độ C, ở nhiệt độ này thì đến chì cũng bị tan chảy, 1 ngày ở sao Kim bằng 243 ngày Trái Đất, 1 năm sao Kim bằng 224.7 ngày Trái Đất. Các bạn thấy vô lý? Không đâu. Trên sao Kim, một năm ngắn hơn một ngày bởi sao Kim xoay quá chậm, nó đi hết một vòng quanh Mặt Trời trong khoảng thời gian ngắn hơn thời gian nó cần để quay quanh trục của mình. Song, điều kinh dị là các đám mây axit sunphuric, đại dương khô cạn và bầu khí quyển đặc quánh đến nỗi ánh Mặt Trời không xuyên qua nổi. Không chơi được :p
Tiếp đến là Trái Đất thân yêu, hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống, và 1 mặt trăng. Đang và sẽ là nơi con người sinh sống, nhưng có vẻ càng ngày càng khắc nghiệt mà lỗi là do con người thôi.
Tiếp đến là Sao Hỏa nơi có 2 mặt trăng và bầu khí quyển rất giống với khí hậu trên một Trái Đất vô cùng lạnh lẽo và bị sa mạc hóa bao phủ hoàn toàn, bão cát và những cơn lốc băng giá lớn cỡ mười lần nước Anh. Sao Hỏa là hành tinh nhiều đá với một lõi sắt, dưới lớp bụi sắt gỉ ấy thì bề mặt sao Hỏa tương đối giống với Trái Đất, bầu khí quyển rất loãng và 95% là khí cacbonic, và hành tinh này không có nước. Nơi được cho là có nước thì ở tận hai đầu cực của hành tinh dưới dạng đóng băng. Năm 2006 các nhà khoa học đã phát hiện ra các đường rãnh nhỏ ở bề mặt sao Hoả và bắt đầu nghiên cứu theo giả thuyết: có lẽ trên sao Hỏa vẫn tồn tại nước ở thể lỏng nhưng nằm rất sâu dưới bề mặt của nó.
Tiếp đến là sao Mộc với 63 mặt trăng, tác động của lực hút mặt trăng lên trái đất sẽ làm ra quá nhiều thủy triều trên các đại dương, kích cỡ mặt trăng ngang với mặt trăng của Trái Đất, đêm tối suốt í nhỉ, trăng nhiều thế thì đến 1m2 phải có đến 20 thi sĩ ngắm trăng làm thơ đấy và nó được biết đến là hành tinh to lớn nhất trong hệ mặt trời với đường kính gấp 11.2 lần đường kính tại đường xích đạo của Trái Đất, thế thì tha hồ nhà thơ, nhể, nhưng phải mất khoảng 11.86 năm Trái Đất để xoay hết 1 vòng quanh Mặt Trời. Và đặc biệt là bao quanh nó là một lớp kim loại lỏng dần dần biến đổi thành hydro lỏng khi độ cao tăng lên và biến chuyển thành bầu khí quyển toàn khí hydro bao quanh hành tinh. Tuyệt quá thần linh ơi ặc ặc ặc
Tiếp đến là một hành tinh vô cùng xinh đẹp, sao Thổ, nó mất đến 29.46 năm Trái Đất mới hoàn thành một vòng xoay quanh Mặt Trời, hình ảnh của nó có thể được ví von như khối cầu có quấn quanh một dải ruy băng điệu đà, nhưng đừng bị cái đẹp oánh lừa, cấu trúc và bầu khí quyển của nó được xem là hao hao với người anh sao Mộc, dù bé hơn sao Mộc chút đỉnh, số lượng mặt trăng cũng tới con số 59 và nó khuyến mại cho chúng ta vận tốc gió thổi là 1795km/h, hoàn toàn không thể tính đến việc sinh sống ở một hành tinh như thế
Tiếp đến là sao Thiên Vương với 27 mặt trăng và Hải Vương 13 mặt trăng, hành tinh lùn sao Diêm Vương quá xa xôi với Mặt Trời. Các sao chổi đã được thống kê đến gần 1000 nhưng chúng là những quả cầu tuyết rất to, bẩn và xấu xí. Không thể có sự sống
Suy đi tính lại thì chỉ còn sao Hỏa, nơi có 2 mặt trăng. Câu chuyện 1Q84 của nhà văn Nhật Haruki Murakami có Tengo, Aomame nhìn thấy 2 mặt trăng trên bầu trời. Sống ở một hành tinh mà có 2 mặt trăng thì con người cũng đang được đến gần đường về nhà, dễ tìm thấy tình yêu của đời mình hơn đấy, tìm thấy tình yêu thì cũng tìm thấy đường về nơi người ta gọi là nhà. Có vẻ cũng lãng mạn đấy chứ. Nhìn trên hình ảnh chụp được thì Trái Đất sở hữu mặt trăng xinh đẹp nhất, ở các hành tinh khác mặt trăng thường méo mó, không tròn trịa, đúng là cái gì có tính duy nhất cũng kiêu hãnh nhỉ. Trái Đất là hành tinh duy nhất có một mặt trăng và mặt trăng này là hình ảnh phản chiếu của Mặt Trời, Mặt Trời xinh đẹp cũng là một ngôi sao duy nhất ban ngày. Tuyệt diệu không gì hơn tạo hóa, đỉnh cao chói lọi
Ngôi sao Mặt Trời từ đâu? Các ngôi sao được hình thành từ những đám mây khí khổng lồ trong vũ trụ, trong đó một ngôi sao đặc biệt duy nhất ban ngày chính là Mặt Trời (tại sao chỉ khi tối ta mới thấy được các ngôi sao? Màn đêm đen giữa các ngôi sao che giấu điều gì? Màn đêm giữa các ngôi sao có đen kịt như ta tưởng hay không? Quan sát phần đen giữa các ngôi sao chính là ta đang quan sát nguồn gốc của vũ trụ dù rằng ta không hề hay biết điều ấy… tất cả những điều kỳ thú ấy xin hãy tìm đọc ở một cuốn truyện của một trong số ít sinh viên được trực tiếp Stephen Hawking hướng dẫn, Christophe Galfard: Hoàng tử mây. Một cuốn truyện phiêu lưu được lồng các kiến thức khoa học vũ trụ, hiện tượng thiên nhiên vô cùng dễ chịu). Ngoài ngôi sao đặc biệt Mặt Trời có tính duy nhất ra, các ngôi sao khác sẽ trở thành hố đen và nếu không chúng sẽ nổ tung trước khi trở thành hố đen và phóng mọi vật chất trong lòng chúng qua vũ trụ. Mọi nguyên tố cấu thành nên loài người, toàn thể hệ động vật, thực vật, đá, không khí, các đại dương…đều được tạo nên từ các nguyên tố trong lòng ngôi sao. Bất kể chúng ta có chối bỏ hay nghĩ gì đi nữa thi ta cũng là con cháu của các vì sao, phải mất hàng tỷ, hàng tỷ năm Tự Nhiên mới có thể tạo nên chúng ta từ các nguyên tố này. Phải mất thời gian nhiều đến không tưởng nổi mới có thể có một hành tinh duy nhất sống được như Trái Đất và cũng phải nhiều thời gian không tưởng tương đương mới có con người. Nói cách nào thì chúng ta cũng tương đối vô nghĩa và cũng hoàn toàn có một ý nghĩa nào đấy, di chuyển một hạt cát trên sa mạc và thay đổi toàn bộ lịch sử. Một con người sau vụ nổ các ngôi sao tan thành ty tỷ phân tử nhỏ bay trong hư không được đến cuộc đời này. Bằng cách nào đấy mà các hạt cơ bản có thể kết hợp với nhau một cách tài tình đến thế nhỉ. Thật tuyệt diệu, nhất là khi sự kết hợp các hạt ấy tạo nên cái đẹp, những vẻ đẹp khiến kẻ khác điên đảo í 

Trong bộ sách này có những khám phá mới về Hố đen rất hay và tôi đặc biệt yêu thích (tất nhiên là yêu thích sau việc cân nhắc lên sao Hỏa sống nếu có một lần được kết hợp các nguyên tố để làm người lần nữa vì một tư duy mơ mộng, lên xứ 2 mặt trăng thì tôi sẽ dễ kiếm tìm được người tri giao, tri âm tri kỷ, tìm được đường về nhà hơn :p). Đó là khi rơi vào một hố đen lớn, bạn vượt qua mép hố đen mà gần như không cảm thấy gì. Từ xa quan sát cũng sẽ không thể thấy bạn bị nuốt vào hố đen, ngay cả khi bạn băng qua mép hố đen bởi trọng lực bẻ cong thời gian và không gian cận hố đen. Bạn cứ mờ dần mờ dần vì ánh sáng của bạn phát ra càng lúc càng phải mất nhiều thời gian hơn mới thoát ra được khỏi hố đen. Nếu bạn băng qua mép hố đen vào một giờ nào đấy cụ thể thì người quan sát bạn sẽ thấy đồng hồ chạy chậm dần và không bao giờ đến được thời khắc ấy. Tức là ở đó có một khúc ngắt của thời gian. Thời gian dừng dần và dừng lại tại chính không gian mép hố đen do bị bẻ cong. Nó lại tiếp tục một lý thuyết về vật lý thiên văn sự giãn nở của vũ trụ và thời gian khi ánh sáng bị bẻ cong, rất có khả năng quá khứ, tương lai chạm vào nhau. 
Nếu ta vươn tay chạm vào cái điểm chạm ấy, thì điều gì sẽ xảy ra hỡi những đứa con của các vì sao :p

ps: tôi muốn có kính viễn vọng hí hí hí ;)

Không có nhận xét nào: