Buồng tắm là tác phẩm đầu tay của Jean-Philippe Toussaint, một nhà văn tuyệt vời với những câu ngắn, tiết chế, đôi khi khiến người đọc ngờ ngợ sự kỳ dị trong không khí văn chương của ông
Buồng tắm ra mắt năm 1985 khi tác giả 28 tuổi; cũng là quãng nhân vật chính của Buồng tắm trình hiện "hai mươi bảy tuổi đầu, sắp sang hai mươi chín, mà lại sống co mình về bồn", chi tiết này được lặp lại 2 lần; anh chàng dọn sách trong nhà vào buồng tắm vì nhận thấy đây là nơi lý tưởng để sống, mơ mộng, suy tưởng... sự xê dịch 3 điểm, từ Paris sang Ý rồi lại về Paris như một ẩn dụ 3 phần của cuốn sách mỏng này, buồng tắm - cạnh huyền - buồng tắm, đó chính là định lý tam giác vuông của Pythagoras; tồn tại chuyển động-bất động của đường tròn qua 3 điểm không thẳng hàng và đường tròn tiếp xúc 3 cạnh tam giác, một tam giác vuông tức là cấu trúc góc vuông đầy kỷ luật-ý chí phải đối diện với 2 góc nhọn và sự chuyển động, trượt gắn với mặt phẳng nghiêng; chuyển động-bất động ấy vẻ ngoài dù có chớp nhoáng thế nào đi nữa, về căn bản vẫn hướng đến bất động, và do đó, dù có vẻ chậm đến đâu thì nó cũng không ngừng kéo về phía bất động, tức là bằng với cái chết; chuyển động-bất động hay bất động-chuyển động, chúng mang uy lực và tiềm năng của nhau
tôi rất thích đoạn nhân vật chính ngắm mưa, anh ta suy tưởng và chia ra 2 cách ngắm, sự suy tưởng cần nhiều an ủi dẫu không gì có thể an ủi nổi; console not comfort, chi tiết console lặp lại, như một viễn cảnh vân du suy tưởng
but when i thought more deeply, and after i had found the cause for all our distress, i wanted to discover its reason, i found out there was a valid one, which consists in the natural distress of our weak and mortal condition, and so miserable, that nothing can console us, when we think it over [Pascal]
và đoạn nói về "động" trong hội hoạ
Buồng tắm là một cuốn tiểu thuyết hội hoạ với nhiều màu-sắc, mảng màu; sự rõ nét về bóng-ánh sáng và các mảnh vụn chi tiết của nó tưởng chừng xa khỏi hình ảnh của buồng tắm, bồn tắm nơi mà người ta thường nghĩ đến sự đồng màu; nhưng chính sự trái ấy, kéo bức tranh mà tiểu thuyết vẽ ra gần lại với cảm giác người ta có khi mở cánh cửa buồng tắm, bước vào, đóng cánh cửa cùng viễn cảnh động 'ngoài kia' lại sau lưng và tiến vào chuyển động của riêng mình
ps. nghĩ đến Céline là nghĩ đến cái giường là quan tài; đến Dostoievski đến Kafka là nghĩ đến căn phòng nhỏ chật tù túng là hầm mộ là toà án... thì nghĩ đến Jean-Philippe Toussaint là nghĩ đến buồng tắm bồn tắm tức là co mình về bồn
sách được tài trợ bởi tiểu iêu giai sáng nay, tính cầm sách ngắm nghía cái bìa các thứ, thế rồi đọc xừ nó mất