Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT
23.9.18
Linh hồn đói khát
Thành phố đồ chơi lấy bối cảnh thành phố Dae-gu những năm 50 của thế kỷ trước hoang tàn sau cuộc nội chiến giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên. Tác phẩm được kể xoay quanh ký ức của một cậu bé học lớp Bốn ở làng quê cùng gia đình chuyển lên thành phố sống một cuộc sống vô cùng túng quẫn, bế tắc – nó cũng chính là cuộc sống khốn quẫn chung của tất cả mọi người xung quanh cậu. Lee Dong-ha thông qua Thành phố đồ chơi đã tái hiện lại những gì mà bản thân ông đã từng trải qua trong thời niên thiếu: những gì mất mát sau cuộc chiến, chia ly, cái đói, cuộc sống tha hương, bế tắc, tuyệt vọng, đặc biệt là cảm giác khinh bỉ chính mình trong cùng quẫn
Câu chuyện được viết từng chương riêng lẻ không liền mạch theo tiến trình các sự việc xảy ra, hành văn đơn giản, súc tích, thông qua đôi mắt của một đứa trẻ học lớp Bốn nhìn cuộc sống không khí truyện ảm đạm và cô độc vũng lầy. Xuyên suốt hơn 300 trang sách, mặc dù có những câu văn mang vẻ đẹp của u hoài là nét phóng rõ nét, cùng những chi tiết tinh tế sắc mảnh khắc họa bầu không khí của truyện nhưng không đủ để độc giả xóa nhòa độ gợn về cách kể chuyện đứt gãy rời rạc của tác giả
Tôi dừng hàng tuần ở chương Tử thi lúc nào cũng xa lạ, và suýt chút nữa đặt tên văn bản này là Hạt táo thối. Cùng thời điểm bạn tôi mất mẹ, tôi mang trong mình nỗi bàng hoàng về cái chết, những cái chết ngấu nghiến ngon lành chỉ ăn chỗ táo thối hỏng, những cái chết đơn giản là chỉ uống nước để cơ thể chết đi… linh hồn đói khát theo các cách riêng
Hôm trước tôi xem một bộ phim VN làm lâu lắm rồi, một phụ nữ vùng biên tất tả leo lên cái xe đạp cà tàng thồ hàng trên đường lổn nhổn đá và chẳng may xe mất phanh lao tới trước đầu xe ô tô tải, tài xế thò đầu qua cửa xe quát “mịe, mụ muốn chết đấy hả”, người phụ nữ ngã xiêu vẹo rúm ró như mớ giẻ trên đường, quai nón xộc xệch ngồi dậy gạt nón sang bên mồ hôi mồ kê quát như khóc “thế mày tưởng bà mày muốn sống chắc”, người tài xế chùng mặt cúi xuống thở dài cay đắng
Tiếng thở dài như muốn nói: Ơi xời ai cũng muốn sống cho ra cái hồn người thôi mà, thế rồi sao linh hồn đói khát
3.9.18
Ánh sáng và diệp lục
6-7 năm trước tôi bị ấn tượng bởi Người ăn chay, liên truyện gồm 3 truyện ngắn hoàn toàn độc lập, câu chuyện đầy màu sắc điện ảnh mới lạ găm vào đầu tôi những tình tiết khung đầy tò mò khiến tôi cứ đọc hết chuyện về cô ăn chay, rồi anh rể nghệ sĩ của cô ăn chay, rồi chị gái cô ăn chay. Đọc xem tác giả sẽ kể tiếp gì, các nhân vật sẽ diễn tiến thế nào
tại sao tôi đọc lại Người ăn chay
một ngày tôi nhận ra mình chỉ cần nước và nằm dưới nắng từ trên cao tỏa xuống, mình nhẹ tênh, như một nhân vật mình đã từng gặp trong các câu chuyện, và tôi nhớ ra Người ăn chay.
Một nhân vật sợ mùi người mùi thịt, một nhân vật nghĩ mình sống mà không cần ăn, chỉ cần ánh sáng để tự nuôi dưỡng mình, tiếp nhận mọi thứ đến tận xương tủy, cả nỗi chán chường già cỗi của việc làm người với số phận vĩnh cửu lẫn những tươi mới tung bay của một đứa trẻ; nhưng đồng thời ở một mặt khác tôi hèn nhát vẫn cố ép mình phải ăn với suy nghĩ chừng nào mình còn ăn là chừng đấy mọi chuyện vẫn ổn cả - một phương thức để tồn tại. Việc sống trên đời thật lạ lùng, dù có trải qua bất cứ việc gì, kinh khủng đến đâu đi chăng nữa thì con người cũng vẫn ăn, vẫn uống, vẫn đi đại tiện, vẫn tắm rửa để tiếp tục sống 🙂.
Một nhân vật luôn nghĩ rằng mình không ăn thì sẽ nhẹ bẫng như muốn bay lên, một nhân vật bị những người cho rằng họ bình thường coi là người điên thần trí bất bình thường, một nhân vật ngừng ăn như Simone Weil giải vật chất hóa chính bản thân mình, một nhân vật khi bị đẩy vào con đường tồn tại không phải là mình thì nhanh chóng chọn cách kết liễu sinh mệnh người của mình để từ đó cứ để ngực trần đi lại trước mọi người như đón nắng, cần ánh sáng để quang hợp tổng hợp diệp lục… còn gì nữa ngoài nỗi hổ thẹn bản thể, nỗi bi ai vì sự tồn tại, sự hiện hữu của mình dưới danh xưng con người.
Người ta nghĩ mình là cái cây tay và đầu làm thành bộ trụ cắm rễ sâu xuống đất, người mọc ra lá, lấy dưỡng chất tỏa ra xung quanh và bên trên, hoa mọc ra giữa hai chân và người ta cứ giang chân ra, giang thật rộng, rễ cứ cắm xuống mãi, cây cứ vươn lên mãi, người ta cần ánh sáng để tổng hợp diệp lục, người ta là một cái cây; người ta nghĩ mình là chim muốn được tung người bay lên qua balcony hay một ai đó trong con người người ta muốn ném quăng người ta về phía trước. Và người ta được người bình thường đưa vào bệnh viện tâm thần
ai điên, tất cả cùng điên theo các cách khác nhau hay nó điên mình bình thường, nó bình thường mình điên; kẻ ngu ngơ mới biết cười, việc sống trên thế gian của loài người đã dành hết cho những người bị coi là điên và nếu nhất định phải có người điên thì có lẽ người điên ở đây là bọn đã không sống mới đúng
ai muốn đi theo khái niệm ‘bình thường’ thì đi. Không có vấn đề gì cả, cứ sống như đã từng sống đến một lúc nào đó là được, ‘mình đã chết từ rất lâu rồi’, ‘mình chỉ là một vở kịch hay một bóng ma’… ngoài cách đó ra không còn con đường nào khác, điên - bình thường muốn sống cứ sống, hãy để cho đường mòn, thói quen là thứ duy nhất duy trì cuộc sống… còn, muốn dừng lại muốn biến đổi thì cửa luôn mở. Sao, không được chết à :); không thể chịu đựng thêm được nữa à; không thể đi tiếp về phía trước được nữa sao; không muốn đi nữa ư…
ai muốn bay lên, muốn cách mặt đất đủ xa hay chỉ muốn cắm rễ vươn lên trời tổng hợp diệp lục thì cứ việc chứ. Là một cái cây tức là gì, là bình thản quan sát, là không từ chối bất cứ cái gì và cũng chẳng ngạc nhiên trước bất kỳ điều gì
tôi không nói không năng, chỉ lặng lẽ nhìn hàng cây xanh ngắt trong ráng chiều hoàng hôn đỏ rực
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)