kế hoạch đọc Schiller đáng ra phải tiến hành ngay sau khi kết thúc Dostoievski năm ngoái, nếu mình nhớ không nhầm thì các nhân vật của Dostoievski rất hay nhắc đến Schiller; tuy nhiên như mọi lần, bị đẩy lùi vì, đúng lúc cần thì nhà không có sách 🙂
ban đầu tưởng chỉ có Những tên cướp và Wilhelm Tell, nghĩ nếu đọc một vệt thì như thế này quá ít ỏi, may thay Âm mưu và ái tình [dịch từ bản tiếng Pháp] in chung với Những tên cướp [dịch từ bản tiếng Nga] nên cũng không đến nỗi quá bi đát 🙂. Kết thúc 3 vở kịch trong đó 2 vở là sáng tác đầu của Schiller, Wilhelm Tell là sáng tác cuối đời, nhận ra Những kẻ tủi nhục [Những người bị lăng mạ] của Dostoievski chính là Âm mưu và ái tình của Schiller; kết cục bi kịch không thể ngờ tới cũng như ngày phán xét cuối cùng... Dostoievski giai đoạn đầu chịu ảnh hưởng không ít của Schiller, Dostoievski giai đoạn sau làm tới cùng chính ở Anh em nhà Karamazov
Wilhelm Tell là kịch thơ, bản dịch của Thế Lữ, căn cứ theo tiểu sử và hình thức kịch thơ thì có lẽ tiếp theo, đọc lại Faust [lần trước đọc thành tiếng thu âm tặng j, chắc sắp 2 năm rồi], Schiller có tham gia xây dựng Faust cùng Goethe, thư từ của hai người không phải ít 🙂 [đẩy Gogol lui thêm thời gian nữa, Gogol thuộc chuỗi Dostoievski đáng ra phải tiếp từ năm ngoái :))]. Đọc Wilhelm Tell chọn ra 4 cảnh trong 2 hồi cho j dựng kịch ở câu lạc bộ của trường ló; cũng ngẫu nhiên thôi hôm vừa làm vườn vừa video call kể ló đoạn Tell không cúi chào cái mũ đại diện cho hình ảnh vua chúa quan lại và bị quan khâm sai giải đi nhốt ngục, muốn thoát tội thì phải bắn trúng quả táo đặt trên đầu con trai của Tell cách trăm bước chân... sau khi vượt qua thử thách ấy quan khâm sai hỏi Tell tại sao chỉ được bắn 1 lần mà lại lén lấy thừa một mũi tên thì Tell nói được tha tội chết tôi xin nói thực mũi tên thứ nhất bắn con trai tôi thì có thể không trúng nhưng mũi thứ hai bắn ngài thì chắc chắn không thể trật etc. xong j ló đòi nghe kể tới hết và ló bảo hay em dựng kịch vở này. Con chị âu kê, chị kể em nghe để mơi em dựng kịch đó mà 🙂 xong chìa ra luôn chị chọn cho em 4 cảnh này trong 2 hồi rồi, dựng đê :)))
Wilhelm Tell bản tiếng Việt Vinhem Tell 1966, sách đọc được tài trợ, em cảm ơn ạ ❤️🙏🏻, cùng với Những tên cướp và Âm mưu và ái tình, coi như đã đọc trọn bộ kịch Sinle được dịch ở Vn, vừa rồi sợt mới biết có trọn bộ kịch được dịch, hơi buồn tị là mình lại thiếu sách đọc, nhưng tìm hiểu ra thì trọn bộ cũng chỉ có 3 vở ấy được dịch 😛
chắc sẽ còn quay lại 🙂
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét