trong một lần trò chuyện 5 năm trước, khi ấy tôi đang đọc một vệt tương đối dài Dostoievski, tôi đọc cùng một tác phẩm nhưng có bao nhiêu bản dịch thì tôi đọc bằng hết, và lúc đó tôi nói với một người bạn trong buổi gặp rằng: PNT không dịch được đúng chất Dostoievski, không ra bầu không khí, nên thôi từ nay không cần để ý PNT dịch Dostoievski. Một lần gặp khác xa hơn nữa, 7 năm trước, vẫn người bạn đó, tôi nói mình không để ý nhân vật sao sáng abc viết bài điểm sách vì viết vòng vo không có nhịp, đi vòng quanh chả gõ được đúng cái điểm bất kỳ nào cần gõ, không gõ được một cánh cửa nào gần gần cái cửa cần gõ, chính thế mà cả bài viết đọc không thấy nhịp không thấy thăng giáng gì, chuội đuội đuột dã man nên em cũng không để tâm nhân vật ấy luôn [nhưng có thể con đường giảng dạy/học thuật cần những nhân vật như vậy, nó đưa cái gắn mác học thuật đến đám đông, ít ra lôi kéo được đám đông đến với cái gì đấy, đấy là một mục tiêu công việc tốt và như vậy cũng mang đến nhiều lợi ích kinh tế, không có gì xấu cả, còn đám đông ở lại tiếp tục hay không thì cần một tầng sâu hơn có kiến trúc có chiến lược hơn]
tôi cũng không bao giờ nghĩ mình định nghĩa hay khái niệm hoá những "không khí truyện", "nhịp", "lỏng", "chặt", "típ", "giọng"... mình hay dùng khi nói về một cái gì đấy mình đọc, chỉ đến khi đọc Các khía cạnh của tiểu thuyết - một loạt bài giảng tôi theo kịp, rất vừa sức mình, một số đoạn đọc phải đọc lại, phải cố [đúng như chú đầu sách của tác giả, loạt bài giảng phải đúng "giọng" mà tác giả đã dùng, ngay cả khi trình hiện của nó không còn là "nói chuyện" nữa, mà là văn bản]
có nhiều nhận định của Forster về các nhà văn, tôi không cùng cái nhìn; một số khác tôi đọc lấy làm vui; một số được gợi hứng kích thích sự chú tâm. Đây không còn thuộc nhiều về trí năng, mà là cách thức cảm năng tịnh tiến, là chuyện bình thường rồi sẽ phải vậy. Dẫu vậy, Forster vẫn đưa ra những nhận định hết sức tinh quái. Tôi đặc biệt thích Forster bình luận Moby Dick. Cũng như vậy, kết thúc quyển sách được dẫn dắt rất tốt này; lý thuyết mà được dẫn dắt có chiến lược thế này thì kỳ thực người viết nó có dục vọng lớn đấy chứ [định dùng tham vọng nhưng dùng dục vọng cho đúng tinh thần bản dịch]; khi nhắc đến dục vọng của nhà văn [thì nghĩ đến Forster trong vai trò nhà văn, quyển Maurice của Forster được dịch cũng lâu lâu rồi nhưng tôi không đọc dù sách sẵn trong nhà, cái bìa khiến tôi muốn tránh, tôi không thích đọc tiểu thuyết có yếu tố giới tính thứ ba/tình cảm đồng giới, cũng không hiểu sao tủ kinh điển nxb Kim Đồng làm mấy phát này cùng nhau] Forster có nhắc đến một ý, các tiểu thuyết phần lớn có cái kết không tương xứng [mà nguyên nhân là do sức lao động của nhà văn đến lúc mệt, lười, chán rồi, chưa tìm ra cái kết tốt hơn etc.] tôi nghĩ họ đã hy sinh tất cả câu chuyện, nhân vật, thậm chí cả cốt truyện chỉ để lấy bầu không khí kết tinh: mẫu [thậm chí mẫu cứng, như Henry James chẳng hạn, nên người nào đọc Henry James thường cảm thấy quá khô cứng, phải nói là sập cửa trước đời, tiểu thuyết thành cái lồng nhốt luôn những con người mà nó tạo ra ở bên trong, một người Mỹ rất Anh đúng không, lạnh nhạt thờ ơ]; tới đây thì phải nhắc đến truyện trinh thám, sở thích đọc tiểu thuyết trinh thám của tôi cho nó tí thanh minh, rằng vấn đề này tác giả viết truyện trinh thám làm rất tốt, không phải tất cả họ, cũng không phải tất cả các truyện trinh thám đều làm được, nhưng ở mảng trinh thám thì nhà văn buộc phải có bộ khung chắc chắn vì thể loại này đòi hỏi người ta phải vậy, nếu trí năng trí nhớ của người viết và cả người đọc không tốt, cảm năng của họ không kích hoạt thì họ không đoán định/chốt được chiều hướng của tội ác hay phơi bày được sự thật... tác giả đã cân bằng giữa câu chuyện, nhân vật, phóng tác... để các yếu tố giằng kéo nhau với lực tự nhiên không lỏng không chặt mà từ đó cốt truyện có không khí hình mẫu chung đời thực [trong tiểu thuyết trinh thám, nhịp rất rõ, bước chuyển thường được làm rất tốt mà chính từ đó người ta dễ khơi lại được toàn bộ tác phẩm, nó giống một loại nhạc mà thăng giáng rõ uyển chuyển trong đoạn ngắn, có thể vì thế người ta thường tìm được sự giải trí trong thể loại trinh thám]
kết thúc loạt bài giảng, người đọc cũng nảy ra chiến lược đọc và đọc lại của mình, chẳng phải muốn biết mình và họ [nhà văn] có thuộc về nhau không thì phải đi nếm chính cái nhà văn nếm và đưa nhận định hay sao. Nên phải đọc và đọc lại thôi, chẳng có con đường nào khác
XBK đã làm được một việc quan trọng trong xuất bản, con đường xuất bản độc giả sẽ đi đường dài. Nếu bảo để chiều độc giả thì chúng tôi thích cái gì dễ dàng mì ăn liền, những cái thoả mãn cấp thấp nhất: tò mò, của chúng tôi bất kể cái tò mò ấy phụng sự cho nghiên cứu học thuật, công việc, giải trí etc. [chẳng phải người ta muốn hay không muốn thì vẫn nghe chuyện lá cải, tin đồn... đấy sao], mà như thế thì sách chả mấy đọc xong gác lên giá xong việc hay làm giấy vụn với cướp giết hiếp, ái tình 3 xu... Cần một định hướng, cú táp để bẻ lái độc giả đi vào một mê cung khác, xứng đáng mê cung. Như hiện nay, mảng văn học XBK làm, rất tiện cho người đọc muốn đi con đường khác. Quyển sách được nói đến, khi đọc nó thấy rằng XBK đang xuất bản theo một lộ trình đúng nghĩa: phụng sự việc đọc