Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

28.1.17

quà Tết cho các bạn nhỏ



Từ trước Tết 1 tháng mình đã lục tục mua sách, picture book các kiểu để tính tặng, cho trẻ con (không riêng Tết). Lì xì cho trẻ đầu năm khiến chúng hân hoan, vui tươi nhưng hình như người lớn làm sai cách dẫn đến trẻ hiểu sai, cảm nhận sai và hỏng bét cả. Mình nhớ hôm trước ông bạn có nói chuyện, cậu mừng tuổi cháu, cháu bóc bao lì xì ra xong thì quay lại gọi mẹ ơi, một lít :v, không biết người lớn thấy thế nào, chứ mình thì thấy ngay mùi bắp cải ủng :v. Rồi hôm nọ anh bạn lại nói chuyện đổi cọc tiền 20.000đ để mừng tuổi trẻ con, chị hàng xóm nghe thấy bảo, đéo ai bây giờ mừng 20.000đ, mừng thì phải 50.000đ trẻ con nó mới nhận, anh bạn nghe xong đốp lại, lấy đéo đâu ra mừng lắm thế, mừng trẻ con là để chóng nhớn, ngoan, học giỏi, lấy may chứ giờ mà chạy theo bọn nó, bọn nó cứ oánh giá mức độ tình cảm với giá trị tờ tiền thì hỏng cmn tục lì xì :v
Năm nay dù đã dự kiến thay lì xì tiền như mọi năm bằng lì xì quần áo mới, kẹo con giống kotobuki, súc cù là, sách truyện..., tuyệt đối không mừng tuổi tiền thì mình vẫn bị tuột một case đứa cháu trai 15 tuổi vì 29 Tết nhớ ra bạn í cao 1m70 rồi, phải mua quần áo người lớn mà chiều 29 thì bận không đi lướt được, sách truyện thì hình như bạn không thích đọc, quà bánh thì hơi khó vì ai cũng biết lứa tuổi này đang ương ương rất nhạy cảm. Nên bạn í là trường hợp có lẽ duy nhất năm nay mình lì xì tiền, dù bố mẹ bạn đang lo bạn khó dạy, khó bảo ban dễ hư nhưng khi lì xì cho bạn, dặn dò vui vẻ đầu năm thấy bạn rất ngoan và chân thành dù mình lì xì ít xịt :p
Thời gian qua đã xuất 2 mẻ sách tặng các cháu nhỏ thân quen, trước khi mua tặng mình cũng tiêu tốn thời gian vào đọc, cân nhắc xem tặng quyển này cho cháu nào, quyển kia cho cháu nào, bạn này sợ chó mèo thì tặng quyển nào, bạn kia có em thì tặng quyển nào, bố bạn làm bác sĩ thì tặng quyển nào, bạn này thích đại dương thì tặng quyển nào, quyển song ngữ cấu trúc câu lặp lại dễ nhớ dễ hiểu phát triển và mở rộng vốn từ một cách chậm rãi thì tặng lứa tuổi nào...
Vừa đọc quyển Vườn khoai chiên giòn, nhờ đọc nó mà biết cách trồng và thu hoạch khoai tây. Tiết lộ cho các cụ là khoai tây mọc mầm đem chôn dưới hố sâu gấp 2 củ khoai đấy, vào tiết trời ấm ấm, tới khi cây vươn cao, ra hoa, lá vàng héo đi tức là ở dưới đất đã có một ổ các củ khoai tây thu hoạch được rồi, và nhớ là củ này chôn cách củ kia 1 bước chân nhoa nhoa nhoa :p (cho tôi huyênh hoang tí đuê, ai biết rồi thì đừng bảo biết rồi nhá, vùi dập tôi đầu năm làm zề, cho tôi thung thướng tí đuê:p)
Rồi đọc được mấy quyển dễ thương như Cậu bé ăn sách phi thường, Chỉ là sách thôi, Ba chú lợn con, ..., riêng quyển Trái tim cất trong chai và Ai đã bĩnh lên đầu chuột chũi là mua cho Lốc đới :3 (ai đã bĩnh lên đầu chuột chũi mua không biết bao nhiêu lần nữa hahaha). Những truyện nổi tiếng thế giới bằng tranh như Ba chàng lính ngự lâm, Peter Pan... được gợi ý cho trẻ 4-8 tuổi, nhưng có thể giãn đến 10 tuổi nha (mà giãn đến 32 tuổi như Lốc cũng được luôn). Bộ khoa học chẳng khó 10 quyển và Tiền là gì 4 quyển của Nhã Nam thì hay tuyệt cú mèo. Hôm trước đi Nhã Nam Phạm Ngọc Thạch, lên tầng 2 ngồi sải lai đọc truyện mua cho các cháu, thấy một bà mẹ dẫn hai con trai cỡ 3 và 7 tuổi đi mua sách, rồi chả hiểu sao chị ấy ngồi tính toán với hai đứa trẻ, hôm nay con tiêu của mẹ bao nhiêu, còn con tiêu của mẹ vào việc gì, con nợ mẹ bao nhiêu, nợ anh nợ em bao nhiêu, nợ mẹ 157 nghìn thì lấy gì trả đây biết bao giờ mẹ thu hồi được, quyển í bao nhiêu, hơn 120 nghìn thì mẹ không mua đâu con thích mua gì thì tự làm ra tiền mà mua, mẹ không mua cho con đâu, về mà xin bà... mình ngồi chọn sách nhưng cũng để tâm suy nghĩ về vấn đề tiền bạc với con trẻ và nghĩ quả có lý khi mua bộ Tiền là gì 4 quyển hôm dọn kho NN vì cách bắt đầu và tiếp cận chuyện Tiền là gì với các bạn nhỏ thật là dễ chịu và cần thiết với phụ huynh quá đi #musthave. Dạo gần đây thấy tủ sách EHON của Thái Hà cũng rất hay, các truyện mỏng chia theo lứa tuổi. Rồi nxb Phụ Nữ cũng làm các đầu sách song ngữ cho trẻ nữa, thấy chất lượng làm sách cẩn thận, câu chuyện lựa chọn cũng phù hợp tư duy trẻ... mình cảm thấy đọc sách truyện của trẻ xong, mèo muốn sống giữa chốn giả tạo người lớn này nữa :v
Nhìn chung, sau ngày 1 Tết với nấu nướng dọn dẹp vui vẻ và không kém phần trống trải thì cuối ngày mình vẫn chưa đi tắm, vẫn người bẩn rúc chăn đọc sách truyện thiếu nhi, thật là ấm áp và đúng nghĩa hưởng thụ Tết của mình ehhehee. Năm nay mình mở bát đọc là toàn đọc sách truyện măng non như này, ai da da thật là vui vẻ nhẹ nhõm phê pha quá đuê mờ :)))


20.1.17

Xây nhà người.mèo giữa nhân gian



Miss Cat tác giả của Meo meo huyền Mèo nói rằng mục đích lớn nhất khi vẽ mèo là biến toàn nhân loại thành người yêu mèo :)). Thú nhận, mỗi ngày phải lôi quyển này ra ngắm nhìn vuốt ve mân mê mươi phút, xong rồi chỉ muốn ấn zúi đầu mình vào tranh trong sách những mong làm như thế là mình nhảy được vào thế giới mèo-người, người-mèo giữa nhân gian này để được sống phê pha như mèo >"< (nhìn biểu cảm bọn mèo trong tranh, chỉ muốn đập đầu vào gối, chân zãy zãy cười rung nhà rung cửa)
Cái gì mà mùa xuân tắm mình trong dòng nước tuyết tan, mang cơm hộp đi ngắm hoa anh đào tranh thủ ngủ khì >"<
Cái gì mà mùa hè ngồi ngoài hiên mút kem lạnh tê đầu lưỡi, nhấm nháp quà bánh dong thuyền ngắm sen nở >"<
Cái gì mà mùa thu chơi trốn tìm dưới thảm lá rụng trong rừng, bốc thang thuốc tẩm bổ cho béo tốt mượt mà >"<
Cái gì mà mùa đông bận bịu nào ngắm tuyết, nào tắm suối nước nóng, nào vác chăn lên mái nhà nằm dài phơi cả mình lẫn chăn thành bánh cuộn nhân mèo >"<
Cái gì mà ăn Tết nồng nhiệt tức là ăn no lại ngủ, ngủ đẫy lại ăn >"<
Cái gì mà nhà ma là nơi mèo tha hồ ngủ khì, tha hồ uống trà thong thả mài răng, tha hồ ngắm sên rì rì bò qua; Cái gì mà ăn cỏ mèo phê pha ai da da chóng mặt quá, cả ngày quay mong mòng, lăn quay ra ngủ khì; Cái gì mà lớp vỡ lòng là Ăn cá làm sao?; Cái gì mà sợi mì vào miệng thành thức ăn, vãi ra thì thành đồ chơi; Cái gì mà mèo Thần Tiên Tỷ Tỷ thích kem vị thạch sùng chứa collagen; Cái gì mà mèo đực đến thư viện cầm quyển sách nửa ngày không lật được một trang, mắt dáo dác đảo như rang lạc tìm các nàng mèo cái xinh đẹp nhưng tóm lại phần lớn là ngủ vùi trong đống sách; Cái gì mà biệt thự trên cây có phòng riêng tư tạo cơ hội cho các mèo độc thân làm quen tìm hiểu; Cái gì mà nằm vùi trong cát phè phỡn sưởi ấm, tắm cát tẩy da chết vào tiết trời thu; Cái gì mà ngồi xếp bằng ngoài hiên pha ấm trà quấn chăn thật chặt đón trận tuyết đầu tiên của mùa đông rồi ung dung thưởng trà rốp rốp rốp cắn bánh gạo nướng giòn tan; Cái gì mà mài móng mài nữa mài mãi gỗ tốt không chỉ cầm thích tay mà còn phải thơm ngây ngất; Cái gì mà đi chợ Tết mèo mèo rao hàng mua thêm ít cá quanh năm khá giả...
Ghen tỵ không thể chịu đựng nổi >"<. Không được rồi, tôi không thể như Tiểu thư Mèo Ms. Cat dựng nhà giữa nhân gian được. Tôi phải tìm cái gì đấy đưa tôi vào cái thế giới như trên kia mí được, phải bai vìa hành tinh cụa mìn thôiiiii. Các cụ dạy zồi mà, chia sẻ vĩnh viễn là việc tốt đẹp trong cuộc sống mà, Tôi.phải.xin.nhập.vào.thế.giới.mèo.như.thế.này.mí.được. Bởi vì, đây đích thị là thiên đường dành cho Lốc <3 p="">Mà cbn chứ, dù thích chó hơn mèo rất nhiều :p nhưng mình không thể bớt yêu mèo đi được tí nào, mà cbn, tìn iêu chỉ có duy nhứt thôi, không có iêu nhứt mí iêu nhì nên mí bị đao nòng mề :v

ps: các cụ nào có người iêu thích mèo í mà, mua quyển này khẩn trương đuê :v

19.1.17

Kích hoạt một kết cục




Đọc Pierre Lemaitre nên xác định luôn rằng với nhà văn này, không có ranh giới định dạng thể loại trinh thám, tâm lý hay xã hội... tôi không thích việc nhất định phải định danh các tác phẩm của Pierre Lemaitre vào thể loại văn học gì (nếu nó là trinh thám thì phải như này như kia, nếu nó là xã hội thì phải thế này thế khác...), bởi ở Hẹn gặp lại trên kia là tác phẩm không trinh thám đầu tiên của tác giả thì nó cũng có yếu tố trinh thám, rượt đuổi, điều tra thông tin; ở Alex, Ba ngày và một đời dù được định danh là tiểu thuyết trinh thám song là kiểu trinh thám không cần thiết phải rõ nét vai trò của thám tử cảnh sát điều tra. Pierre Lemaitre thích các "bài thực hành ngưỡng mộ văn chương", các câu văn, ý tứ có sự vay mượn của các tác giả mà ông ngưỡng mộ, tiếc rằng ở đối tượng người đọc trâu cũng như bò như tôi, thì chỉ nhận ra "bài thực hành ngưỡng mộ văn chương" của tác giả ở tiểu thuyết giành giải Goncourt Hẹn gặp lại trên kia :))
Chúng ta có trinh thám vừa đọc vừa suy đoán hung thủ hoặc vừa đọc vừa khớp tất cả mảnh ghép để hoàn thành bức tranh; trinh thám biết ngay hung thủ và sự thật từ đầu; trinh thám để mở, mỗi người đọc có một đáp án... Ba ngày và một đời là kiểu trinh thám có thể biết ngay hung thủ là ai từ khi chưa mở sách, chỉ cần tinh ý đọc text bìa cũng lờ mờ đoán ra thủ phạm, hoặc chỉ sau 20-30 trang đầu đã rõ mười mươi hung thủ. Thế thì tại sao còn đọc làm gì :v
Cái này là gout đọc, tôi đọc trinh thám không nhiều, lại thích trinh thám chậm, thiên về tâm lý nhân vật, các chi tiết rất nhỏ lẻ và thực ra không thích quy mô vụ án nhiều xác chết. Vụ án chỉ tầm ở mức tìm thấy một chiếc chìa khóa lạ của người đã khuất và muốn tìm hiểu chiếc khóa này mở cái gì :p thì với tôi cũng đáng đọc, miễn sao, quá trình điều tra thu thập xử lý thông tin được tác giả chú trọng vào các chi tiết rất nhỏ nhưng kỹ thuật quăng thả phải thật khéo, tâm lý nhân vật phải nhiều suy tư móc nối nhạy cảm, và cuối cùng, rất quan trọng, đã là văn học thì thể loại nào cũng vậy, phải nhiều tính văn chương (nhưng đừng sến quá :v)
Ba ngày và một đời kể một câu chuyện rất đơn giản, cậu bé 12 tuổi Antoine với nhiều vấn đề bị dồn nén không giải quyết được đã lỡ tay dùng gậy phang vào đầu (chỗ hiểm) của cậu bé 6 tuổi Rémi và Antoine trở thành hung thủ gây ra án mạng. Trong 2-3 ngày người ta cho rằng Rémi bị mất tích và tổ chức tìm kiếm nhưng không có kết quả, Antoine lọt lưới. Trong thời gian sau đó, một cơn bão kéo theo mưa giông quét qua thị trấn, tất cả mọi vật, việc trôi bồng bềnh, đảo lộn trật tự vị trí, người ta cũng không thấy dấu vết của Rémi, Antoine cũng lọt lưới. 12 năm sau, xác của Rémi được tìm thấy nhưng Antoine vẫn thoát tội
Nếu chỉ nghe kể như vậy, thấy bất công không? :)
Trong một tập truyện ngắn của Karel Capek tôi đọc gần đây, tôi rất ấn tượng ở một vài truyện ngắn bởi ý tứ của nó, rằng, con người thích hợp và phải chịu thứ công lý của chính xã hội loài người, không phải Thượng Đế hay bất cứ đấng nào phán xét, mà chính là những gì thuộc về xã hội loài người, mà ở Ba ngày và một đời, chính là sự cắn rứt lương tâm của hung thủ. Cậu bé 12 tuổi đồng nhất sự nặng nề của cuộc sống với nỗi cô đơn, sự sợ hãi của cậu, từ đấy cậu có cái nhìn bi quan với cuộc đời dù rất cố gắng sống tốt đẹp hơn mỗi ngày. Sự thật dường như được che đậy để không một ai biết, nhưng, những biểu hiện rất nhỏ của mọi người cũng khiến Antoine bị giày vò, muốn chạy trốn, chối bỏ vùng đất với ký ức buồn thảm. Công lý là trừng phạt sẽ hoàn toàn không có giá trị nếu như người phạm tội không sám hối. Sám hối là sự dừng lại, không tái diễn và ăn năn về hành vi đã gây ra. Hung thủ ở Ba ngày và một đời trở thành trung tâm của nỗi bất hạnh, một nỗi buồn thảm thuần khiết đã được dành cho Antoine ngay từ tuổi ấu thơ. Để rồi phải trả giá bằng việc sống không thôi lo sợ dằn vặt, lấy một người phụ nữ mình không yêu, là bố của đứa con ngoài mong muốn... như vậy, Antoine đã tự kết án chính mình.
Hơn 240 trang sách, hung thủ biết ngay từ đầu nhưng tôi vẫn đọc, để cùng đi qua hành trình nhiều năm dài cô đơn u uẩn của Antoine, người đọc cũng có cùng tâm trạng như Antoine rằng, lúc này đây, sự việc cậu bé Rémi chỉ cần có người hỏi cặn kẽ thì lập tức sẽ nhận tội luôn, để mong chấm dứt sự khổ sở trong lòng, được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi, ăn năn
Trong ba quyển của Pierre Lemaitre xuất hiện ở VN thì Ba ngày và một đời là quyển có lẽ mờ nhạt, lỏng lẻo nhất; đầu tiên ở văn chương rời rạc, nhiều đoạn được viết gượng ép ngô nghê như một cây bút non tay, việc này gây thất vọng không nhỏ cho người đọc thích Pierre Lemaitre (như tôi :p, có lẽ khoảng viết về trận bão và mấy chục trang đoạn cuối là tôi thấy đúng chất Pierre Lemaitre); thứ nữa về nội dung nhàm chán, ề a, tiết tấu nhanh không ra nhanh, chậm rãi xoáy vào tâm lý tạo độ sâu cũng không, nó rất không phù hợp với độc giả quen đọc trinh thám cướp giết hiếp nhiều án mạng và hành động, thậm chí chắc chắn sẽ có người chê đây là một quyển trinh thám nhiều lỗi, phi lô gíc, gượng gạo. Nhưng tôi lại đặc biệt thích cái kết của nó, một cái kết như nhét kẻ trụy lạc vào đời sống khổ hạnh vậy :)), trừng phạt, trả giá, kỷ luật đôi khi chỉ cần mang hình bóng như cái kết này thôi đã là một hình thức chịu án khổ hình rồi vì không gì bằng toà án lương tâm. Với một số trường hợp người ta sống tốt hơn hay tu tập, không phải bởi tính bản thiện mà chỉ bởi có thể sống như vậy người ta mới cảm thấy được thanh thản, đẩy lùi được phần tối trong họ. Cái kết diễn ra nhanh và đột ngột trong 1-2 trang cuối, nó tạo một cú chuyển bất ngờ, một cảm giác lâu lắm rồi tôi mới có lại kể từ thời đọc Nghe mùi kết thúc của Julian Barnes cách đây 4 năm, nó gây nên chút chao đảo và ngay sau đó, cho tôi cảm giác dễ chịu như vòng tròn đã khép lại, ta quay trở về điểm xuất phát ban đầu.
"Hình phạt mà anh phải chịu, vì tội ác anh từng phạm phải, không được hình thành từ những năm tháng ngồi tù, mà từ cả một cuộc đời anh đã kinh tởm từ trước, nó là tất cả những gì anh ghét cay ghét đắng, phải gần gũi những con người tầm thường, phải làm cái nghề mà anh yêu thích trong một hoàn cảnh mà anh căm thù.
Hình phạt dành cho anh là như thế đó: chịu hình phạt trong tình trạng hoàn toàn tự do với cái giá phải trả là toàn bộ cuộc đời mình"

Bất kỳ điều gì bắt đầu, đều khởi sự một kết cục. Ta đã kích hoạt một kết thúc bắt đầu vận hành, như bật một công tắc. Và dù cơn bão nào có quét qua, thì tất cả rồi sẽ được thiết lập lại theo trật tự và cách riêng của nó

12.1.17

Thiên hùng (I)



Ngày xưa mình đọc và xem Tiếu ngạo giang hồ, kết cái quả này: quân tử muốn thắng hạng tiểu nhân đường đường chính chính thì e rằng như đi đường vòng, cách hiệu quả nhất là quân tử cũng phải dùng ít mưu hèn kế bẩn của kẻ tiểu nhân để đối phó với hạng tiểu nhân
Thiên Môn hệ liệt gồm 6 phần của Phương Bạch Vũ mình đang theo đây, là một bộ trí hiệp tôn vinh sự uyển chuyển vận dụng trí kế mưu lược; một thiên truyện luận anh hùng-thiên hùng; về việc sống trong một thế giới tà ác thì ta không thể không học cái tà ác, nhận tà ác làm thày làm vũ khí để "lấy mười phần tà ác đối phó với tà ác, mười phần gian trá trị gian trá"; có ơn báo ơn, có oán thì đường đường chính chính báo oán bằng chính mưu hèn kế bẩn mà oán đã gieo...
Dòng truyện này đọc có cái sướng của phiêu lưu giang hồ, thế mà đơn vị xuất bản làm ăn lầy vãi. Ai đời Thiên Môn công tử (Thiên Môn chi môn) là phần 1 xuất bản năm 2011 mà giờ 2016 mới ra tiếp Thiên Môn chi hoa (phần 2) và Thiên Môn chi hùng (phần 3), làm thể loại đọc nhanh nhớ nhanh và nhanh quên như mình đọc phần 2 phần 3 xong xuôi thì quay lại cày phần 1 để tìm vài chi tiết, trong đó có một chi tiết liên quan đến nhân vật Thiên Môn chi hoa - Thư Á Nam, vừa rồi tìm ra được chi tiết í, á lên vui mừng, xong rồi cũng đập đầu vào gối vì đọc lướt lại tập 1 gần như chỉ nhớ được 40% truyện, cbn chứ :v
Thật ra định đợi ra đủ bộ rồi cày, cho sống lại cảm giác hồi trẻ bỏ học trốn học cày truyện chưởng (đọc trộm trong lớp cũng có luôn) nhưng bỗng dưng lão bạn bảo chứ, này, phần tiếp của Thiên Môn công tử ra rồi đấy, Thiên Môn chi hoa cả Thiên Môn chi hùng. Mình nghe thế chưa cầm sách nhưng ngồi luận luận chi hoa à, chắc là xuất hiện nhân vật nữ cũng hoàn cảnh này kia ngục tù án oan như công tử, rồi về sau lại hành tẩu giang hồ hở, chắc là nữ nhi nhưng khí chất chẳng thua thằng nào, thậm chí sạch tính kiểu quân tử hở, còn chi hùng chắc toàn bậc anh tài hành tẩu giang hồ, hào sảng trí dũng hở hở hở :v
Mình cũng chỉ phán bừa thế chứ chưa định đọc luôn, bẵng đi 2-3 hôm lão bạn lại bảo, nài, mụ phán chuẩn đấy, cái con bé ở Thiên Môn chi hoa í, nó như đàn ông í, bà có biết nó bị bán vào lầu xanh, bị bắt tiếp khách, nó làm gì để không phải ấy không? Mình nghĩ nghĩ, cbn, giờ mà mình bị bán vào lầu xanh phải tiếp khách thì mình làm gì nhỉ, nhướn mày bảo lão bạn, là tôi á, tôi xăm, triện, dí cái gì vào mặt cho thành sẹo luôn, coi như hủy hoại mình thành đồ bỏ đi. Lão bạn gật đầu xác nhận, con bé trong truyện nó...*lão í làm động tác rạch mặt*. Mình ớ ra, con bé í làm thật hả, thôi xong rồi, hoài của nhan sắc, chả có nhẽ tôi cũng thuộc dạng lầy í à :))))
Sau khi được xác nhận Thiên Môn chi hoa là một nhân vật lầy chọn giải pháp tự hủy, con Lốc phấn chấn bảo lão bạn, thôi ném 2 quyển sau của Thiên Môn công tử cho đây mượn đi :p
Giờ í, đọc xong 2 quyển rồi, quay lại đọc lại cả 1 rồi, thế giờ lại đợi mấy năm để các bố xuất bản 3 phần tiếp à. Fuck .I.

10.1.17

Từ cuối cùng của chúng ta: Không có gì


(Tức là Không có gì - Lévi Strauss)

Chuyện kể rằng thuyền trưởng van Toch trên hải trình tìm kiếm nguồn ngọc trai mới, đã đến Vịnh Quỷ Sứ. Ở đây ông tiếp cận loài được dân bản địa gọi là quỷ biển-sa giông đen nhẵn, đi bằng hai chân sau như người, dáng đi lắc lư và cao cỡ một đứa trẻ 9-10 tuổi. Chứng kiến chúng bị cá mập ăn thịt, ông dùng cái gọi là công cụ của con người, trao vào tay chúng dao, vật nhọn, vũ khí để chiến đấu với cá mập, đổi lại, chúng sẽ mò ngọc trai cho ông. Với bản năng sinh sản mạnh, khả năng học hỏi, bắt chước tốt, nhẫn nhịn, loài sa giông được nhân mạnh và sống dưới đế chế của tập đoàn lớn, với văn minh của loài người, sa giông được thí nghiệm ở điều kiện sinh sống khắc nghiệt, khả năng và kỹ năng lao động khác nhau... Qua thời gian, đi theo bước tiến văn minh của loài người, sa giông trở thành giống loài được lên ngôi, cũng như việc mở rộng đại dương sinh sống và từ đây, diễn ra cuộc chiến tranh giành và chống lại loài người. Câu chuyện kết thúc mở khi loài sa giông đã nhấn chìm 1/5 các lục địa thành đại dương sinh sống và không ngừng phát triển. Thế giới hậu con người có là thế giới của sa giông?
Khi loài vật lên ngôi của Karel Capek với hình thức trình bày mới lạ và phong cách báo chí lồng trong tiểu thuyết đã kể một câu chuyện như vậy. Tác giả nói rằng: Đây không phải là viễn tưởng, mà là hiện thực. Đây không phải là suy đoán về những gì trong tương lai, mà là tấm gương phản chiếu cái đang tồn tại và chúng ta đang sống chung với nó". Là một người tin vào thuyết mạt thế, tôi tin rằng không chỉ sa giông mà bất cứ loài động vật nào được chọn đi theo bước tiến văn minh của loài người với đủ mọi ngông cuồng và rồ dại thì đều có thể thiết lập một đế chế mới thay thế con người. Nền văn minh của con người là nền văn minh bị quỷ ám, con người luôn nghĩ với bộ não và cơ thể hoàn chỉnh được ban tặng thì có thể can thiệp làm biến đổi và chế ngự thiên nhiên. Điều này hoàn toàn nhầm lẫn và cái giá phải trả dĩ nhiên là chát, nói như Romain Gary là nó sẽ nổ tung tại chính thời điểm cực thịnh, hùng mạnh và giàu có. Dùng văn minh của mình can thiệp vào sự cạnh tranh sinh tồn của sa giông và cá mập, tác động vào đời sống giống loài của sa giông mà đốt cháy giai đoạn tiến hóa tự nhiên của sa giông cũng như bất kỳ loài nào khác..., đưa chúng vào guồng quay theo bước tiến văn minh như bị quỷ ám thì không cứ sa giông mà có thể lắm, có thể là tất cả các loài khác đều có khả năng gia nhập vào chương trình xã hội, chính trị với tư cách một khối quần chúng hay mang tính ý thức hệ của xã hội con người và lên ngôi nền văn minh quỷ ám thay thế con người
Cuốn tiểu thuyết này như bức tranh tiên tri về thế giới hậu con người. Với tôi, nó không đưa ra lời cảnh báo phải làm gì đó để khác đi, vì thực tế nhìn con người sống với nhau là đủ biết rồi thế giới ngày nào đó sẽ sinh ra cái gì đấy giống như sa giông rồi. Theo bước chân con người, sa giông cũng sẽ có cuộc chiến ở trong lòng giống loài nó với cạnh tranh sinh sống, kinh tế, quyền lực... tóm lại, chúng đáp ứng được một trong những lý tưởng của nền văn minh hiện đại đó là sự tầm thường, cũng sẽ tự tiêu diệt nhau và rồi sau tất cả sẽ là ba từ: Không có gì.
Tất cả sẽ nổ tung hoặc thậm chí bị nhấn chìm quét sạch, không con người không sa giông không khủng long không khỉ không chó mèo lợn gà không cây cối... tất cả tan biến thành một hoang vu trống trải nhỏ li ti li ti bay trong không gian. Và nhiều triệu năm sau mới bắt đầu hình thành sự sống và lịch sử tái thiết. Tôi nghĩ và tin như vậy đấy.
Đây là lần thứ hai tôi đọc Karel Capek, tôi thích văn của ông ở tập truyện Hoa cúc xanh hơn rất nhiều lần, đọc Khi loài vật lên ngôi nhận thấy Karel Capek phong cách viết rất phong phú, uyển chuyển, linh hoạt hơn ở Hoa cúc xanh, nhưng với tôi, Hoa cúc xanh mang tính văn chương lớn hơn rất nhiều. Và bản thân tôi không khoái cái gì có chính trị, trận mạc, chiến tranh có thể vì sợ hãi các chủ đề chính trị nên ngu hoặc ngu quá nên sợ hãi các thứ liên quan đến chính trị, cái này hoàn toàn không biết được (đầu chỉ để mọc tóc nên động đến chính trị tí là ong thủ) nên vẫn thích Hoa cúc xanh hơn :)
Tôi rất phục Tao Đàn bởi chất lượng làm sách, Khi loài vật lên ngôi là một ví dụ điển hình nhất về sự công phu, kĩ lưỡng, tỉ mỉ của xuất bản sách, công việc này thể hiện sự tôn trọng người đọc vô cùng đáng trân trọng và quý giá của Tao Đàn. Cảm ơn Tao Đàn <3 p="">

3.1.17

Túi truyện



Trên đời này có bao nhiêu bí ẩn ngớ ngẩn, mỗi ngôi nhà mỗi gia đình là một bí ẩn rất riêng. Một ngày người ta nhìn các dấu chân trên tuyết và nhất định phải lý giải cho bằng được, rằng tại sao các bước chân trên tuyết bỗng dưng biến mất, rồi người này đã biến đi đâu; hay tại sao tay này xuất hiện trên đường với đôi giày phủ một lớp bụi trong khi tiết trời 3 ngày mưa liền nhau; hay chỉ đơn giản người đàn ông (khách trọ) này có vẻ không ổn, chắc chắn phải có gì đấy bất thường... và người ta dò hỏi nhau, lân la truyện với nhau để lấy thông tin :))
Hoa cúc xanh của Karel Capek gồm 40 truyện ngắn hình sự, truyện vụ án được rút từ Túi truyện thứ nhất và Túi truyện thứ hai, Hoa cúc xanh ít hơn nguyên bản 8 truyện, 4 truyện ở mỗi tập (hình như thế). Túi truyện là bởi mỗi truyện ngắn này có dung lượng ngắn thôi, 3-4 trang và dù có yếu tố trinh thám hình sự nhưng không cướp giết hiếp hàng loạt, cũng không sát thủ máu lạnh máu me be bét, không súng đạn ì ùng..., những nhân vật của truyện là những con người dung dị, dân dã trong cuộc sống quen thuộc của ta đây với đủ tính chất nhộn nhạo của cuộc sống, từ bà tạp hóa, anh bán bánh mì, chị trông bưu điện, cậu bé con nhà ăn mày, cô bé dở hơi câm điếc đến những phu nhân, giám đốc, bác sĩ, luật sư, tướng tá... nhưng tác giả khai thác nó dưới góc nhìn rất nhiều tính trinh thám bởi từ ngay trong cuộc sống nhộn nhạo ấy thì người ta vẫn có nhu cầu biết về sự thật, lẽ công bằng, lý giải sự việc, tìm ra nguyên nhân, và điều thú vị là Hoa cúc xanh có đầy đủ các yếu tố trinh thám, nhưng nội dung như truyện ngụ ngôn, tính chất hài hước ở diễn biến truyện, thậm chí đôi chỗ nó còn cho thấy hơi thở của Kafka trong tính chất phi lý của cuộc đời. Người đọc được nghe tác giả kể câu chuyện, được mỉm cười, được giễu nhại chính mình, giễu nhại thế giới với thứ khoái cảm nhẹ nhàng sâu lắng không phải căng người giật mình thon thót. Giọng văn không nhiều hài hước, sự hài hước dí dỏm và đặc biệt thông thái đến từ nội dung của mỗi truyện, đây là điều khiến mình cảm thấy được kết nối với tác giả nhất, giọng điệu văn chương đơn giản, xuề xòa nhưng nội dung và cách thức truyền tải lại rất riêng, chuyện biệt hẳn với những nhà văn khác, nó báo một cái gì đấy có tầm vóc lớn.
Và điều đặc biệt trong túi truyện này là các truyện ngắn được đặt cạnh nhau theo tuyến tính đồng điệu với nhau rất khôi hài, nếu truyện ABC kết thúc bằng những chiếc xương bị gãy và những vết bầm thì truyện DEF sẽ mở đầu bằng những vết bầm giập và kết thúc bằng vụ giết người, tiếp ngay sau đó là truyện GHJ mở đầu bằng kẻ giết người và kết thúc là một vụ án với thủ phạm là kẻ quen thuộc, ngay sau đó là truyện mở đầu bằng những đặc điểm đặc trưng của tội phạm quen thuộc... cứ như vậy người đọc như được ngồi nghe chuyện phiếm của một bậc thày kể chuyện với túi truyện bát nháo cứ mở miệng túi là truyện tự nhiên bay ra như không khí.
Với dung lượng 40 truyện, có mấy cái được đảo đi đảo lại:
- con người không xứng đáng với công lý nào khác ngoài công lý của chính con người. Thượng đế và các đấng trên cao hiểu thấu và biết hết tất cả mọi việc, và vì biết tất cả thì khó lòng đưa ra công lý, vì biết tất cả nên Thượng đế và các đấng trên cao nói đúng là, họ là những nhân chứng, và quan trọng là vì con người thuộc về con người. Công lý sẽ phải đến bằng cách này hay cách khác, bằng luật lệ của xã hội loài người và bằng cả tòa án lương tâm
- Những cái đẹp như hoa của trời thì khó lòng tìm thấy "ở đây", không thể thuộc về nơi này hoặc khó có thể với tới: hoa cúc màu xanh da trời (xanh dương), cây xương rồng, tấm thảm mẫu ba viên ngọc Phật và họa tiết chim...
- Passion là cái chi chi, là cái khiến người ta hóa điên, passion mà không có yếu tố điên rồ ngông cuồng thì passion ấy là giả dối, và các nhà sưu tầm mang giới tính đực thì rõ nét hơn hẳn nhé :)) (lý do và ví dụ thì xin đọc tập truyện)
Trong 40 truyện ngắn thì chỉ có khoảng 5 truyện mình không thích, còn nhìn chung lấy làm hài lòng, có những truyện đặc biệt thích như Hoa cúc xanh, Cây xương rồng bị lấy trộm, Chintamani và những con chim, Kỷ lục, Những dấu chân, Một gã lừa tình, Cái chân bị mất, Bộ sưu tập tem, Người tù được thả, Căn bệnh chóng mặt....

ps: đi chơi đây, sẽ còn quay lại Karel Capek, vì mới đọc Capek lần đầu nên chưa biết gì đâu, chém lung tung đấy