Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

28.8.22

lam




đọc The Giver - Người truyền ký ức khoảng 11-12 năm trước, thì mãi gần đây mua Tìm lại màu xanh tôi mới biết The Giver là bộ tứ: The Giver [Người truyền ký ức] - Gathering blue [Tìm lại màu xanh] - Messenger - Son. Bộ tứ thuộc dòng dystopia viết cho thanh thiếu niên, câu chuyện về các Cộng Đồng được xây dựng với lý tưởng hoàn mỹ - Cộng Đồng Utopia: một Cộng Đồng con người không cảm xúc đau khổ, mỗi người chuyên biệt một nhiệm vụ công năng riêng, kể cả việc sinh con; hay một Cộng Đồng chỉ toàn người khoẻ mạnh, những người ốm yếu bị cho là "hỏng" là tốn nơi ở của Cộng Đồng sẽ bị đi ra vùng đất dành cho người chết và thú dữ... nhưng chính vì lý tưởng xây dựng utopian nên Cộng Đồng mới thành dystopian. Nương theo tự nhiên là bản thiết kế hoàn mỹ toàn vẹn nhất, điều này như một lẽ tất yếu đương nhiên, thuận tự nhiên thì tự nhiên sẽ thuận, thế giới luôn có các cặp đối cực song hành nhau, nhờ có nhau mà chúng tồn tại với đúng giá trị, ý nghĩa của chúng: duy trì bảo toàn sự cân bằng nhất định cho một tồn tại chung và duy nhất. Nắn tất cả theo chiều hướng tốt - tốt đẹp, tất cả những ý tưởng sửa đổi tự nhiên đều là những thứ gạch lát đường dẫn thẳng xuống địa ngục, nơi không còn bàn tay sáng tạo của tự nhiên, chỉ còn sức mạnh của mưu tính và đánh tráo


có những câu chuyện rất dễ đoán, bộ tứ The Giver là câu chuyện như vậy, thứ khiến ta trông mong nhiều nhất có lẽ là cũng như những tác phẩm dystopia khác, cái kết có thể một nhân vật chính nào đó lấy thân mình làm ranh giới giữa các đối trọng hay hỗn chiến/thiên tai cuốn trôi/thiêu trụi tất tật đi và con người học cách sống lại từ đầu, từ "không có gì", chẳng hạn. Nhưng Lois Lowry sẽ đi những ngả nào để đến kết chung ấy

[Đoạn này bỏ qua]: Vì tò mò nên tôi đã lướt qua 2 phần còn lại, hiện có lẽ phần cuối Son sẽ gắn với phần đầu The Giver nhiều. Cuối Tìm lại màu xanh, có một chi tiết gợi nhắc đến Jonas - nhân vật chính của The Giver, còn phần 3 Messenger [Người đưa tin] thì ai ai không cần chút cố gắng nào cũng hoàn toàn dễ đoán được nhân vật messenger chính là cậu bé Matt ở Tìm lại màu xanh. Cô gái Kira ở Tìm lại màu xanh từng suy nghĩ rằng, Cộng Đồng thu nhận mình một cách có tính toán ngay cả khi mình "hỏng" vì mình có khả năng kể và nắm bắt các câu chuyện trên vải thông qua mũi kim sợi chỉ, thổi hồn vào mũi kim sợi chỉ; rồi Thomas thì vì khả năng chạm khắc gỗ; còn Jo là giọng hát, trong giọng hát có sự hiểu biết; và tất cả họ không chủ định mình làm thế nào cho tới khi bắt đầu tiến hành và cứ thế mọi thứ họ làm tự dẫn họ đi: những mũi kim sợi chỉ, dụng cụ chạm khắc gỗ hay giọng hát tự dẫn họ... Đấy là khả năng thiên phú, và họ làm vì xung động. Còn Matt ở phần 3 có thể xem là có khả năng chữa lành, sửa chữa, tái tạo mọi thứ [Kira có từng nghĩ về Matt như vậy]: một chi tiết trong phần 2 đã nói cách thằng bé cứu chữa con chó tên Cành thế nào, hay cách nó lớn lên, chứng kiến những gì mà vẫn có thể phản ánh lại thế giới bằng những nụ cười ánh mắt hồn nhiên của một tâm hồn trẻ thơ trong văn vắt và Matt hành động không nề hà cân nhắc nhiều cho bản thân, nó cũng làm điều mà xung động trong nó bảo làm. Năng lực của các nhân vật trong bộ tứ The Giver có lẽ đều là vậy: nghĩ về các xung động thành nỗi ám ảnh và họ đi theo xung động 



nỗi đau có thể khiến ta trở nên tàn nhẫn với chính mình và thế giới; nhưng nỗi đau cũng khiến ta mạnh mẽ và hiên ngang sống; dù có thế nào thì hoa vẫn nở, sự sống vẫn gồng mình vươn lên bất chấp những huỷ hoại. Một thế giới dẫu có đi vào tận mạt thì rồi cũng sẽ luôn luôn xuất hiện sinh sôi trở lại. Những con người mới. Đó mới đúng là tự nhiên nơi vòng lặp diễn ra như những gợn sóng lớp lớp sóng. Đổ nát. Tái thiết. Rồi lại đổ nát. Tái sinh... Ở pha nào thì cái sau cũng quy mô hơn cái trước, tàn lụi hay tái sinh thì tự nhiên sẽ làm công việc của nó và việc duy nhất con người có thể làm là hãy nương theo với hy vọng. Như cây tùng lam thứ cây được sử dụng để làm thuốc nhuộm tạo ra màu lam vậy: hầu hết sẽ chết sau lần ra hoa đầu tiên nhưng đôi khi vẫn thấy một chồi cây nhỏ sống sót, và chỉ cần có vậy, màu lam của mây trời của biển cả, của niềm hy vọng và sự thanh bình sẽ còn. Mãi. Không gì hơn. Thế mà lại là tất cả




20.8.22

natice grasses




nhìn thấy Từ điển tranh về thực vật, tôi với tay lấy xem ngay vì nghĩ nó là từ điển thực vật, nhưng khi nhìn thấy Evergreen love thì háo hức giảm đáng kể [vì có mùi tiểu thuyết tình cảm gì đây], và, lại nhưng tiếp, nhìn thấy tên tác giả thì ồ, đây là tác giả của Nana du ký. Mình phải đọc mới được


tiểu thuyết có kết cấu hơi lạ, có phần rời rạc, vụn. Một tác phẩm được tạo ra xuất phát điểm có lẽ là một truyện ngắn với nội dung, ý tưởng tương đối bó gọn. Và cũng có lẽ do sở thích tìm hiểu về thực vật của tác giả [tìm hiểu về chúng sau khi rời quê lên thành phố, tôi gọi những cảm giác những gì đọng lại trong lòng ta về một nơi chốn là: quê hương], sở thích ăn các món rau dại mà câu chuyện được mở rộng phát triển thành tiểu thuyết: Một câu chuyện tình có thể xem là dòng healing [cá nhân tôi thấy dòng này không hợp với mình] gắn với câu chuyện về natice grasses qua các mùa [sách có kèm card ảnh các loại rau-hoa-quả được nhắc đến trong truyện] - cỏ dại không phải là tên của một loại cỏ cây, mà là tên gọi chung cho tất cả loại cỏ, dù không có cỏ cây nào là cỏ dại cả, tất cả chúng đều có tên gọi riêng, gọi cỏ dại chỉ để nói một đặc tính chung của các cây thân thảo bụi thấp, cây mọc lan tràn tự nhiên, thường không được trồng trong vườn, mà được phát tán nhờ nhiều vào các yếu tố tự nhiên, rằng, sức sống của chúng vô cùng mãnh liệt, chúng tự do và là những thực vật tự nhiên nhất trong vũ trụ


đây chính là quyển sách tôi nhắc đến trong các stt gần đây về việc nó khiến tôi tưởng tượng về những gì tôi có thể tìm kiếm, hái quanh đây, có thể nấu có thể ăn có thể thử kết hợp. Cảm giác nó mang đến từa tựa như trước đây tôi ngồi cả chiều xem phim Little forest, khác là, ở ngôn ngữ văn học như Evergreen love - Từ điển tranh về thực vật thì trí tưởng tượng của tôi thoả mãn tôi hơn


tôi là người rất thích các loại hoa lá mọc dại, tôi luôn thích chúng vì chúng tự nhiên tự do hơn cả trong thế giới sinh vật phong phú; ví như cỏ ba lá, sâm đất với hoa nhí của chúng, hay tóc tiên, thanh tú, hay hoa húng chó hoa ngải cứu hoa hành etc. nên việc mọi người thường quen với hình ảnh của tôi ngồi xổm nhìn chăm chú hay đứng cắm mặt nhìn xuống đất khi đến công viên, những nơi có thảm cỏ hay bục trồng cây khu chung cư toà nhà; hay việc tôi dành sự chú ý nhiều đến các loại cây trồng tiểu cảnh, cây mọc dưới các gốc cây to... có lý do của nó: thích, thích là thích thôi. Cũng chính tôi trước đây chỉ thực sự thấy hoa đẹp khi hoa gắn với đất, khi hoa ở giữa những hoa những lá; gần đây, cỡ 5 năm, có thay đổi một chút, chấp nhận hoa cắm bình, hoa đơn độc, nhưng nhìn chung vẫn là cảm quan như trước. Vậy nên thấy mình rất giống nhân vật nam trong truyện :) 


khi đọc truyện, bất giác tôi nhận ra mình đã nấu ăn, chuẩn bị đồ ăn cho rất nhiều bạn bè người thân, trông tôi vậy mà tôi lại rất thích chuẩn bị cơm hộp, bày biện các thứ cho một bữa ăn mang đi, vậy đấy; tôi không có nhu cầu đòi hỏi chiều ngược lại là ai đó đã ăn cơm tôi nấu thì nấu cho tôi ăn đi hay là đòi hỏi được ai nấu cho ăn [dù ai nấu cho tôi ăn mà tôi không phải nấu thì tôi cũng thấy cơm ngon thật sự, tôi biết ơn lắm, vì tôi lười nên thôi tôi sẽ nhận dọn dẹp rửa bát :)))], cái chính là bỗng tôi tự hỏi không biết bạn bè những người quanh mình, người a người b người c nấu ăn thì vị của món ăn sẽ thế nào nhỉ


ps. trong ảnh, ngải cứu tôi hái ở vườn tôi 



16.8.22

orphan




một tiểu thuyết - bán tự truyện, câu chuyện về một dòng họ qua 5 đời [khó lòng mà không nghĩ đến Gia đình Buddenbrook của Thomas Mann], thế giới bourgeois như tôi thường biết. Và một nhận định tiếp tục được lặp lại: hôn nhân và hệ thống gia đình là tổ ong chúa không ai muốn chọc vào [nhưng những phát tiết ấy không trút vào văn chương thì trút đi đâu được, nên là...]

còn The way of all flesh - Xác thịt về đâu lại là pha bứt phá khỏi những gì mang tính khuôn mẫu, đạo đức của tiểu thuyết Anh thời Victoria.


ban đầu The way of all flesh - Xác thịt về đâu có tên Ernest [tên nhân vật chính của tiểu thuyết] và Samuel Butler không có ý định, có lẽ là không dám, để nó được xuất bản vì đây là bán tự truyện, cho đến sau khi ông qua đời: những chi tiết về người cha, vị hiệu trưởng và mối quan hệ cha - con trai cũng như những năm tháng học nội trú được lấy từ chính cuộc đời của Samuel Butler, bao gồm cả tình cảm, thái độ của ông với hai người đàn ông thường được xem là những bóng cây vững chãi đầy tin cậy, mà đến tận cuối tiểu thuyết, khi Ernest đã tung mình hoàn toàn khỏi vòng kiềm toả của gia đình, trường lớp tập thể etc. thì hai người đàn ông này vẫn tìm đến ông trong những giấc mơ vào những ngày mệt mỏi; những chi tiết về đời sống cá nhân như chưa từng kết hôn hay mối quan tâm, tiếp xúc của ông với người khác giới ở mức độ nghèo nàn thế nào, thậm chí tránh né, và dễ hiểu khi nhiều người cho rằng ông có xu hướng đồng tính



những đứa trẻ bất hạnh theo nghĩa của Thanh Tâm Tuyền mà đợt rồi tôi đọc một vệt đã làm tôi nhớ đến Ernest: "There are orphanages," he exclaimed to himself, "for children who has lost their parents - oh! why, why, are there no harbours of refuge for grown men who have not yet lost them?" And he brooded over the bliss of Melchisedek who has been born an orphan, without father, without mother, and without descent." 

và vì mượn bạn The way of all flesh nên tôi có cớ để đọc lại vì lần đọc cách đây 5-7 năm cho tôi ấn tượng bản dịch tiếng Việt nhiều vấn đề, lần này có ngoại văn thì tôi tiện đọc luôn, vì tôi hơi sợ đọc riêng nguyên tác của các nhà văn Anh thế kỷ trước, và đúng như tôi nghĩ, bản dịch tiếng Việt nhiều vấn đề thật


có hai nhân vật tôi thích trong The way of all flesh - Xác thịt về đâu: Alethea - cô của Ernest, người phụ nữ hoàn toàn có thể trở thành nhà văn nếu muốn nhưng đã chọn quan sát các nhà văn, chọn không giẫm vào chân người khác, chính vì thế tư duy và cách sống của cô ấy khiến tôi tiếc nuối một số phận ngắn đến vậy; và nhân vật bác thợ hàn, người có thể tóm gọn vấn đề chỉ trong một câu, như cách ngôn: "i think that he who was so willing and able to prove that what was was not, would be equally able and willing to make a case for thinking that what was not was, if it suited his purpose"


vĩ thanh: "the greatest nuisance to mankind is man" đừng ngại ngần mình phải kết kén khác, khác hơn hay làm kén lại từ đầu hỡi những chú bướm, mộng mà thôi. iam going the way of all flesh: take thou courage and shew thyself a man." (Cựu Ước - Các Vua 1:2:2)




"i tell you, Edward," said my father with some severity, "we must judge men not so much by what they do, as by what they make us feel that they have it in them to do. If a man has done enough, either in painting, music, or the affairs of life, to make me feel that i might trust him in an emergency he has done enough. It is not by what a man has actually put upon his canvas, nor yet by the acts which he has set down, so to speak, upon the canvas of his life that i will judge him, but by what he makes me feel that he felt and aimed at. If he has made me feel that he felt those things to be lovable which i hold lovable myself i ask no more; his grammar may have been imperfect, but still i have understood him; he and i are en rapport [...]"


"every man's work, whether it be literature or music or pictures or architecture or anything else, it always a portrait of himself and the more he tries to conceal himself the more clearly will his character appear in spite of him"



"there are two classes of people in this world, those who sin, and those who are sinned against; if a man must belong to either, he had better belong to the first than to the second" 


"accidents which happen to a man before he is born, in the persons of his ancestors, will, if he remembers them at all, leave an indelible impression on him; they will have moulded his character so that, do what he will, it is hardly possible for him to escape their consequences. If a man is to enter into the Kingdom of Heaven, he must do so, not only as a little child, but as a little embryo, or rather as a little zoosperm - and not only this, but as one that has come of zoosperms which have entered into the Kingdom of Heaven before him for many generations. Accidents which occur for the first time, and belong to the period since a man's last birth, are not, as a general rule, so permanent in their effects, though of course they many sometimes be so."