1, mở ngay đến bài viết của dịch giả cuối GDCA, XBK để nắm được lịch sử văn bản GDCA hoặc vào trang của XBK đọc Lịch sử văn bản GDCA
2, ở GDCA có 2 lỗi typo, tr199 Ử chuyển thành Ừ; tr306 “xấu xổ” chuyển thành “xấu hổ”; ở Vĩ thanh, xuất hiện ngay đầu Thiếu úy, ngay sau đó cho đến hết đều là trung úy [ở BNCĐ đều là trung úy], tôi cần chắc chắn và đã được dịch giả trả lời rõ rằng trong bản chung quyết version Pháp 1961, RG dùng lẫn lộn thiếu úy – trung úy
3, như vậy là ở BNCĐ dịch theo bản tiếng Pháp Penguin London 1946 ngoài các đoạn không có, hoặc các đoạn RG đã viết khác, hoặc BNCĐ xb 1988 do nhạy cảm, phong cách văn bản lược dịch etc. liệt kê dưới đây, mà khác với GDCA dịch theo bản tiếng Pháp Gallimard Paris 1961 thì có 2 chương BNCĐ không có, nguyên 2 chương, là chương 3 và chương 33 của GDCA. Cụ thể, công cuộc so sánh 2 bản dịch tiếng Việt được dịch từ các version tiếng Pháp khác nhau tiếp tục:
- chap 14 GDCA tức 13 BNCĐ: BNCĐ tiếp tục bỏ qua 2 câu Janek mơ mộng nghe tiếng khu rừng và các cành cây hát [có lẽ đây thuộc về phong cách văn bản dịch thuật thời bao cấp, sẽ bỏ những câu văn được cho là lia ria]; tiếp tục không có một câu thoại của Dobranski đại ý: hy vọng sẽ không bị bắn hạ trước khi viết xong cuốn sách; thoại tiếp theo tưởng như giống nhau nhưng về ý nghĩa lại khác: BNCĐ Dobranski trả lời Janek khi được hỏi việc viết chắc hẳn khó lắm: “Bây giờ mọi việc đều khó cả. Nhưng còn ít khó khăn hơn là sống cho được, sưởi ấm và lo ăn”, còn, GDCA: “mọi sự đều khó, giờ đây. Ít khó hơn so với sống tiếp, tiếp tục tin…”; tiếp tục BNCĐ không có một câu hỏi của Janek: “Tại sao người Đức lại làm với chúng ta điều này” và câu trả lời của Dobranski: Do tuyệt vọng… [đúng, tuyệt vọng, chẳng phải người ta là con người vì có những trái tim ý nghĩ biết tuyệt vọng, mà nhờ đó hy vọng được tiếp tục hay sao, như Zosia nghĩ: hy vọng chỉ là một mưu mẹo của Chúa nhằm khích lệ con người chịu đựng những đau đớn mới]; nhắc lại lời của Pech đầy cay đắng thẹn thùng và mỉa mai ở chap trước: Con người kể cho nhau nghe những câu chuyện xinh đẹp vì đó người ta bị giết…], Dobranski thông qua câu trả lời muốn nói đấy là điều anh muốn đặt vào trong quyển sách Giáo dục châu Âu của mình; đến đây xuất hiện một sự khác khác, BNCĐ quyển sách Dobranski viết tên là Ngoại ô Stalingrát; chính vì khác biệt này, đoạn diễn giải về quyển sách đang viết của Dobranski ở BNCĐ và GDCA cho thấy những cái nhìn khác [ở BNCĐ tr55, GDCA tr79-80]; tiếp tục khác biệt 2 văn bản, GDCA không có 2 câu suy nghĩ của Janek về một tương lai khi cuộc chiến thắng lợi, nó sẽ cưới Zosia [Dốxka]…; tiếp tục BNCĐ không có đoạn Janek hỏi trận Stalingrad vẫn tiếp tục [tr80-81] và câu trả lời của Dobranski lúc này đã khẳng định anh chính là bánh lái tinh thần cho các nhóm du kích
Bắt đầu từ chap này, ở cả BNCĐ và GDCA có rất nhiều câu thoại xen vào khác nhau, có những ý nghĩ vơ vẩn trong rừng của Janek BNCĐ không có thì bỗng dưng lại xuất hiện xen ngang trong khi ở GDCA ở pha ngược lại, đoạn trong rừng sẽ thường có nhưng vơ vẩn về một tương lai thì lại không có. Chính những đoạn thoại hay các chương chỉ riêng với Zosia thường lại không thay đổi hay có khác biệt gì giữa 2 văn bản
- chap 16 GDCA, 15 BNCĐ: chap có đoạn trong sách của Adam về Những người bourgeois ở Paris [chính đoạn này trong sách của Adam, RG không thay đổi gì nhiều, có lẽ duy nhất ở câu thoại của bà de Melville – một dame rất già: “Chồng tôi bị giết trong cuộc chiến tranh” ở GDCA thì đó là “… bị giết trong cuộc chiến tranh kia – tức là cuộc chiến tranh tốt ấy” (Thế chiến I 1914 -1918); trong đoạn thoại này dame già nói: “Con trai tôi ở trong không quân. Nó chiến đấu chống lại các ông. Đêm nào, nó cũng ném những quả bom xuống các thành phố của các ông. Các ông không hiểu tiếng Pháp à? Tiếc quá nhỉ. Con trai tôi… Máy bay… Bom… Berlin… Hiểu chứ? […] Tôi sung sướng khi biết rằng con trai tôi chiến đấu chống lại các ông. Nó dạy cho các ông nỗi bất hạnh, cái đó dạy cho các ông để trở thành những con người”]; BNCĐ thiếu 3 đoạn dài [tr92-93 GDCA], trong đó có một đoạn khi Janek cầm lấy một tập sách luật hiến pháp lớn của nhóm du kích sinh viên, giở nó ra ở trang có đánh dấu sẵn “Tuyên ngôn nhân quyền – Cách mạng Pháp 1789” rồi khép lại với một nụ cười nhạo báng nho nhỏ; Tadek nhẹ nhàng nói “Thật khó để coi cái đó là nghiêm túc, có phải không? Châu Âu từng lúc nào cũng có các trường đại học tốt nhất và đẹp nhất trên đời. Chính tại đó đã sinh ra những ý đẹp nhất của chúng ta, những gì từng truyền cảm hứng cho các tác phẩm lớn nhất của chúng ta: những ý niệm về tự do, về phẩm giá con người, về tình anh em. Các trường đại học châu Âu từng là cái nôi của văn minh. Nhưng cũng có một sự giáo dục châu Âu khác, sự giáo dục mà chúng ta đang nhận vào lúc này: những đội hành quyết, sự nô lệ, sự tra tấn, sự hiếp dâm – sự phá hủy mọi thứ gì làm cho cuộc đời đẹp. Đây là giờ khắc của bóng tối”
- chap 17 GDCA, 16 BNCĐ: BNCĐ thiếu các đoạn dài, tr110 đến 113 GDCA về chiến công của các nhóm du kích, rồi báo chí Đức tung tin giả đã tóm được Nadejda, nhóm du kích cười bò vì biết đây là dàn cảnh… Janek tiếp tục câu hỏi Nadejda là ai, nó thấy rất sợ và đột nhiên không muốn hỏi mọi người nữa về việc Nadejda là ai vì có lẽ Du Kích Nadejda hoàn toàn không phải là bố nó, như nó đã bí mật tin như vậy, điều đó cũng đồng nghĩa với chuyện bố nó đã chết… Ở đoạn thoại Janek hỏi Czerw về Du Kích Nadejda, Czerw có nói: “Đấy là một con chim họa mi. Đó là con chim họa mi Ba Lan xưa cũ của chúng ta, mà xưa nay người ta vẫn nghe thấy hót trong rừng. Nó có giọng rất hay. Thật sướng khi nghe nó. Và rồi, cậu hiểu đấy, chừng nào con họa mi ấy còn tiếp tục hót, thì chẳng có gì có thể xảy tới với chúng ta. Toàn Ba Lan nằm trong giọng của nó”. Ngay sau đoạn này là cuộc gặp gỡ của 2 bố con Tadek và lý tưởng luận – hành động của họ: “Nếu con đủ can đảm để cho mình chết vì các ý của con, thì bố hoàn toàn có thể chấp nhận việc mất đi một đứa con trai vì các ý của bố… Con hãy nhớ là, tại mọi nước của châu Âu, vào lúc này, những người chín chắn đều nghĩ như ta, trong khi những đứa con trai của họ để cho chúng bị xử bắn vì khoái lạc được viết “Tự do muôn năm!” lên những bức tường của các nhà vệ sinh. Tại mọi nước, những người già bảo vệ dòng giống của họ. Họ biết rõ hơn. Điều quan trọng, ấy là da thịt và máu, mồ hôi và bầu ngực mẹ, chứ không phải là một lá cờ, một đường biên giới, một chính phủ. Con hãy nhớ: các xác chết thì không hát Jeszcze Polska nie zginela [(bài hát của các đội quân Ba Lan bên Ý 1797 trở thành quốc ca Ba Lan) tr120 GDCA]
- chap 19 GDCA, 18 BNCĐ: cuối chap này, ở tr133-134 GDCA, BNCĐ thiếu những đoạn dài, những giờ cuối cùng của Tadek, sau khi Dobranski đọc đoạn Phi công máy bay chiến đấu người Ba Lan Tadek Chmura sắp chết [RG xa hình ảnh du kích nhưng lại rất gần không quân, nên trong GDCA hình ảnh phi công, phi công chiến đấu, máy bay rơi xuất hiện được coi như điều hiển nhiên], Peck chửi thề qua kẽ răng và nói với Janek: “Bọn họ kể cho chúng ta các truyện cổ tích khi chúng ta bắt đầu sống, và bọn họ kể cho chúng ta những truyện cổ tích lúc chúng ta bắt đầu chết. Cứ thế mãi, đấy là toàn bộ những gì mà bọn họ biết làm cho chúng ta, sau hàng nghìn năm…”. Tadek được chôn trong rừng, dưới tuyết, không đánh dấu chỗ, không dấu hiệu nào, không cái tên nào… Tadek không muốn ông bố tìm được mình, cho đến lúc chết và kể cả sau khi chết
- chap 26 GDCA, 25 BNCĐ: chương để đau đớn. Chương này ngay sau khi Janek đi báo tin cho bố của Czerw rằng: “Con trai ông đã… Anh ấy chết rồi”. Ông bố nói, đại ý: Chuyện không thể kết thúc khác được nơi hạ giới này, chẳng gì có thể kết thúc khác được. Chính vì thế mà chúng ta ở đây: để đau đớn. Ngay sau đó là câu chuyện về cậu bé chơi violon mà Janek đổi một tải khoai tây với lũ trẻ đường phố và sau cái chết của thằng bé chơi violon, trong rừng, trong giá lạnh [một chương thật đẹp, thật buồn, như chương và các chi tiết ông lão người Đức chơi piano và yêu những món đồ chơi hơn yêu con người – người Đức cuối cùng…] thì ở BNCĐ không có một đoạn rất dài, ở GDCA là ở tr188 đến 194 [hết chương 26]: cuộc họp của các đội “quân xanh”; ở đây, trước khi chia tay nhau, Dobranski đã đọc một bức điện được cho là từ tổng tư lênh Du Kích Nadejda, mốc thời gian 24 tháng Chạp 1942 “Người Nga đang tấn công trên mặt trận sông Volga, các đội quân đồng minh thì tiến lên tại Bắc Phi, việc họ đổ bộ lên lục địa châu Âu chỉ còn là một vấn đề của vài tháng… Tôi xin được cầu chúc cho chiến thắng, đã rất gần, sẽ tìm được tất tật các bạn tụ hội lại trong tình anh em, và để các bạn tìm được ở các bạn một sức lực và một lòng can đảm còn lớn hơn: những gì mà chúng ta sẽ cần để chiến thắng mà không áp bức, đến lượt mình, và để tha thứ mà không quên. Ký tên: Du Kích Nadejda”
- chap 30 GDCA, 29 BNCĐ: BNCĐ thiếu độ 4 đoạn văn, ở GDCA là tr232 – 233: đoạn thiếu về các tổn thất của các nhóm du kích, Du Kích Nadejda vẫn không bị bắt, tốp của Krylenko, Dobranski và Hromada ẩn náu tại một chòi săn ở góc đầm lầy đóng băng của Wilejka trên một hòn đảo nhỏ xíu mất hút giữa đám sậy hóa đá, một mùa đông lạnh giá, 40 độ dưới 0, độ dày của tuyết đạt đến 4 mét. Ngay sau đoạn này, có mốc thời gian 3 tháng Hai 1943, là tin tức về con trai của Krylenko – một vị tướng của Hồng quân; chap này khắc họa rất rõ con người Krylenko, tất nhiên, không chỉ chap này – đây là nhân vật có thể dùng đúng từ “lý tưởng luận” “lãng mạn” theo cách mà những nhân vật ở phía khác vẫn dùng. Một type nhân vật sinh động, cầm nắm được sờ sờ. Tôi thích Krylenko [ tất nhiên, cả Janek - quá RG, con số 14 tuổi, và nhất là những đoạn về bố, một người bố luôn rõ ràng nhưng cũng đầy tưởng tượng, tuyệt vọng và hy vọng]
cũng trong chap này, ngay sau khi Krylenko được nghe chính xác tin tức giải phóng Stalingrad và con trai ông được vinh danh là người có công giải phóng Stalingrad, ông nói rõ ràng: nhân dân mới là người giải phóng Stalingrad chứ không phải con trai ông – tướng Dimitri. Ở GDCA khép lại chap 30, và vào 31 tr248, còn BNCĐ thì không chuyển chap, vẫn 29; kể từ đây GDCA chênh 2 chap so với BNCĐ
- chap 31 GDCA, vẫn 29 BNCĐ [tr198] câu của Pech [Pétsơ] kích động quần chúng, GDCA tr248: “Hoan hô sự hợp nhất và tình anh em giữa các dân tộc! Hoan hô quân đội giải phóng! Hoan hô” còn ở BNCĐ tr198:”Châu Âu thống nhất và không chia cắt muôn năm! Hoan hô quân đội giải phóng! Hoan hô…”
Cuối chap này có sự khác biệt ở 2 văn bản khi Janek hỏi Dobranski, ở BNCĐ tr215: “Anh có yêu người Nga không? Gianếch hỏi/ Tớ yêu tự do! Đôbơranxki đáp” còn ở GDCA tr267:”Anh thích người Nga à?/ Tôi thích tất tật các dân tộc, Dobranski đáp, nhưng tôi không thích quốc gia nào. Tôi là người ái quốc, tôi không phải là người quốc gia chủ nghĩa./ Khác nhau như thế nào?/ Lòng ái quốc, đó là tình yêu người thân của mình. Chủ nghĩa quốc gia, đó là sự căm ghét những người khác. Người Nga, người Mỹ, toàn bộ những cái đó… Có một tình anh em to lớn đang được chuẩn bị trên thế giới, ít nhất thì người Đức cũng giúp chúng ta có nó…”
- chap 32 GDCA, 30 BNCĐ: ngay đoạn đầu tiên BNCĐ đã không có một quãng dài, ở GDCA là tr268 đến đầu 270, chính vì ở chap 6 BNCĐ đã không xuất hiện nhân vật ở chap 7 GDCA Du Kích Nadejda nên ở đây cũng vậy, như các đoạn ở GDCA có Du Kích Nadejda thì BNCĐ không có. Đoạn này ở GDCA nói về việc đã có người nhìn thấy sự xuất hiện của tổng tư lệnh Du Kích Nadejda, Dobranski thả một câu lửng lơ về sự tồn tại tinh thần của Du Kích Nadejda [anh là người rõ hơn ai hết] và chính ở đây, Janek đứng ra khẳng định chính mình cũng đã nhìn thấy Du Kích Nadejda. Một sự ăn thông tinh thần giữa Dobranski và Janek [Janek đủ lớn để đau đớn và không còn đủ trẻ để hiểu ngôn ngữ của sồi và những cái cây]
- chap 33 là chap cuối cùng của GDCA và là chap mà BNCĐ không có, chap này trước khi đến Vĩ thanh, mở đầu bằng một câu văn bắt quyết GDCA “Khu rừng bị nuốt chửng…” tr284 đến 298, đây cũng là chap tiếp tục mang đến sự giáo dục thông qua đau đớn cho Janek [GDCA tr287 đến 289 và 296]
- cuối cùng là Vĩ thanh, theo như được biết thì Vĩ thanh được giữ xuyên suốt các ấn bản, nhưng ở 2 bản GDCA và BNCĐ cũng có sự khác biệt, cụ thể xem ở ảnh
ps. không bị giật tung thái dương vì mọc răng nữa, công nhận làm mọi thứ nhanh hơn hẳn he he