năm nay đọc 2 tiểu thuyết của tác giả Mỹ hiện đại viết dựa trên những sự kiện, tài/tư liệu lịch sử. Những người nuôi giữ bồ câu, thế kỷ 1 và Người thày thuốc, thế kỷ 11. Mình thích Những người nuôi giữ bồ câu hơn dẫu cách kể chuyện cố tình lựa chọn từ nhiều điểm nhìn khác nhau nhưng đã không đem lại được cao trào [mình còn giận vì thấy tác giả lười đào sâu mở rộng sự kiện lịch sử], nhưng ít nhất điều ấy cũng rút bớt sự nhàm chán của một quyển sách dày đến ngạc nhiên. Người thày thuốc ở khổ cơ bản này là gần 1000 trang, khổ to tái bản chắc phải khoảng 600-650 trang; chỉ có một giọng kể trung tính; câu chuyện đoạn đầu làm người đọc nghĩ đến những đứa trẻ và tầng lớp của Dickens; đoạn giữa là hành trình lưu lạc từ Âu sang Á khiến người đọc nghĩ đến những câu chuyện thuộc dòng tiểu thuyết picaresque [đoạn giữa đầu làm tôi nghĩ đến Gil Blas, chỉ một chút thôi vì tính phiêu lưu học việc chữa bệnh từ bác thợ cạo, rồi biểu diễn để kiếm sống (nghe Không gia đình nhỉ), một chút vì phần nhiều còn lại khác ở thái độ kể chuyện, thấy ngay là không cùng màu; Noah Gordon quá nghiêm cẩn]; kết truyện không có gì mới. Người thày thuốc cung cấp một câu chuyện theo thời gian một chiều, người ta từ đó được trưởng thành từ một đứa trẻ số phận xô đẩy phải lưu lạc sớm, đi theo mong muốn nguyện vọng và đến được lý tưởng của mình, tất nhiên, không có bình yên nào mà không phải đánh đổi [có từ chỉ riêng cho mẫu tiểu thuyết trưởng thành kiểu này]
mà với một câu chuyện khuôn mẫu chuẩn như thế, chuẩn cả về mẫu người, thì lại không phải khẩu vị yêu thích của tôi. Đấy là cái giá phải trả khi đã quen với nhiều mẫu. Nó quá quen rồi thì phải có những yếu tố để khác đi, nếu tất tật quen hết thì còn gì cho tôi thích đây. Chính ở khía cạnh này, các câu chuyện trinh thám lên hương :)