Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

5.6.24

Ý




Beppe Severgnini dùng 10 ngày qua 30 địa danh với giọng văn đặc Ý trong diễn xuất [nói diễn xuất vì người Ý luôn cho tôi cảm giác họ là những diễn viên tài năng, một số tôi thấy ít tài năng hơn thì họ đi đóng phim cả rồi :)))] để dẫn tới đầu óc người Ý và ngay từ đầu nhà báo đã nhấn mạnh: "nước Italia của các bạn không phải là nước Ý của chúng tôi. Italia là một liều ma tuý nhẹ, bày bán trong những gói nhỏ có thể đoán biết được, kiểu như: những ngọn đồi vào buổi xế chiều, những hàng cây ô liu và cây chanh, rượu vang trắng và những cô gái tóc đen. Trái lại, nước Ý của chúng tôi là một mê cung. Hấp dẫn mà phức tạp. Vào trong đó rồi rất dễ đi lòng vòng trong nhiều năm"


nếu muốn hiểu nước Ý, đừng bỏ qua những hiện tượng nhỏ nhặt, như đèn đỏ giao thông chẳng hạn, ở đây người Ý thích tự quyết định khi nào thì những luật lệ chung có thể áp dụng được vào trường hợp riêng của mình, thậm chí điều này còn đúng cả với thuế khoá "chúng tôi là những sở thuế của chính mình và luôn luôn sẵn lòng hào phóng quyết định không thu thuế". Và đặc biệt là cửa sổ Ý vasistas [mà trước đó họ chuộng mành che], người Ý cãi vã tranh luận trên cửa sổ và qua cửa sổ [như người Mỹ cãi vã trên bãi cỏ quanh nhà] là cách để giữ khoảng cách nhưng vẫn là đài quan sát tuyệt vời; không giống người Anh thích ru rú trong nhà, người Mỹ thích cuộc sống ngoài trời, thì người Ý vẫn có thể được đọc thông qua cánh cửa sổ - khung cửa cho trí tưởng tượng dù đôi khi bị cánh cửa chớp cắt ngang. Hay là tiền, ở đây là tiền mặt và sự mua bán truyền thống tại chỗ và các thế hệ tiếp nối nhau, cũng như cung cách phục vụ, dịch vụ trao đổi mua bán ở đây, vẫn rất truyền thống và đúng như cách luật pháp với đời sống con người: mang nhiều tính cá nhân, khi nào thì luật được áp dụng với từng trường hợp riêng, "khi nào" - đó là quyết định thuộc cá nhân 🙂


"Có tồn tại một Lịch sử nước Ý, với chữ "L" viết hoa, ít nhất là theo cách viết chính tả. Và cũng có một lịch sử nước Ý, với chữ "l" viết thường, nhưng đầy các giai đoạn khác thường. Đó là quá khứ tổng hợp của chúng tôi, trong đó chúng tôi được toàn quyền tự do thể hiện trí tưởng tượng, tính hiện thực và tính vô trách nhiệm mà ai cũng có khả năng". Khi người Ý chọn cách làm đơn giản, họ bất khả chiến bại [điển hình của lịch sự ra đời xe Vespa đấy thôi]. Họ chỉ gặp rắc rối vì niềm say mê khẩu vị Baroque. Cũng bởi người Ý vô địch thế giới trong việc chuyển hoá vấn đề rắc rối thành bữa tiệc hội hè [đọc Mười ngày của Boccaccio thì biết], ngẫm ra cũng chẳng phải là viễn cảnh gì đen tối lắm 🙂


xưa, khi tôi 22 tuổi, M. nói với tôi, nhắc đến gốm thì gốm của Ý là số 1, sau đó mới đến Nhật Bản; làm tôi tò mò tìm hiểu về cách làm gốm của người Ý, video ấy tiếng Ý tôi không hiểu được mấy về cách làm gốm thủ công, nói không hiểu được mấy vì những chỗ hiểu, tôi đều hiểu thông qua body language, cụ thể là cái tay và các cử động tay của họ làm tôi hiểu


quyển sách này được gả cách nhà 5-6km. Tôi đang vấp phải một quyển sách, hễ cứ mở ra đọc là tôi buồn ngủ sau 3 câu, đọc mà không tài nào biết mình đọc gì, kể cả đã đọc lại mấy lần. Thế nên, thôi thì quyển nào gả đi mà chưa đọc thì tôi đọc tạm, chờ quay lại quyển buồn ngủ kia, theo nghĩa nào đấy thì quyển sách ấy đã thành công trong nhiệm vụ đọc sách cho dễ ngủ; trết nỗi tôi nhất định phải đọc nó nên tôi phải đọc nó dẫu có thế nào  


Không có nhận xét nào: