Tôi không định đọc Kẻ móc túi của Nakamura Fuminori, sách
mua lúc mới xuất bản nhưng tôi muốn có độ lùi thời gian với sách mới, tức là
xem dân tình đọc sách như nào rồi mới nhảy vào đọc sau, đọc trước quen rồi,
thay đổi cách tiếp cận xem thế nào. Thay vì đọc sách mới, tôi đọc lại những gì
đã thích đã đọc, và có thể chính vì thế, mọi thứ thay đổi hơi có phần bất ngờ,
với chính tôi J.
Dễ nhận thấy nhất là với sách triết học, giờ có thể đọc tập trung hết một quyển
một cách hoàn toàn bình thường, không phải cố nhồi hoặc mang tâm lý: đọc không
hiểu thôi thì cứ đọc, đọc mãi rồi sẽ có lúc vỡ ra mà hiểu J. Bỗng dưng đọc lại hiểu,
thế mới nẫu. Là tôi đã hóa rồ, đã khác :v
Đó có thể là nguyên nhân Kẻ móc túi được phần lớn mọi người
khen nhưng khiến tôi không hiểu sao nó lại được khen, mặc dù rất ít sách tôi và
người khác có cùng quan điểm [như Kẻ trộm sách, Bóng hình của gió… chẳng hạn]
nhưng tôi vẫn bị nhiễu loạn, "nhiều người khen quá, đọc phát xem dân tình dạo
này như nào" và y như rằng, nhận ra mình vẫn ngu như ngày nào, mình không tin vào
mình. Đọc mãi mới hết 39-40 trang sách, vẫn hy vọng và đến lúc hết thì ngồi nhệch
miệng cười, mày ngu quá là ngu Lốc ạ, tốn thời gian không đâu hơn tiếng đồng hồ
đọc quyển này làm rì :3
Kẻ móc túi là tiểu thuyết Nhật viết theo phong cách phim Hàn
:p, ý tôi là tính giải trí cao và có vẻ so deep. Nhưng fake thôi. Đọc xong
không đọng lại gì. Cả quyển sách được cái kết đôi ngả lạ lạ và như những người
đọc trước tôi viết thì nhân vật "kẻ móc túi" đúng như tên gọi "không hiện lên một cách cụ thể
chân thực", tôi hiểu là sống bên lề xã hội, có
thể là bất cứ ai dù trong vỏ bọc giàu có hay ất ơ, không tên, không hoàn cảnh
xuất thân…, bậy nào, trong sách có nói hết, mà còn là tên thật của "kẻ móc túi" thật đến mức bạn thân của hắn còn chả biết, hoàn cảnh xuất thân cũng có nói
tương đối rõ. Tôi rất chấm hỏi, tôi đọc nhớ nhầm hay họ đọc hiểu nhầm. Khi
tôi vừa đọc xong, tôi nghĩ có vài câu thoại của ‘’ông trùm’’ Kizaki cũng ổn,
nhưng ngay sau đó, ngồi nghĩ, cũng hàng fake nốt.
Điều tôi chê nhiều nhất ở Kẻ móc túi là văn hời hợt, thô, viết
không tới, chỉ phơi ra mà không đi sâu vào. Tác giả ôm quá nhiều mà
không thực sự đi vào bất cứ chi tiết nào, dung lượng tác phẩm ở bản tiếng Việt
có 150 trang, như vậy là quá ôm đồm [viết ngắn rất khó nhé], nó tạo cho người đọc
cảm giác như truyện bị cắt cúp ở đâu đấy, tất cả thiêu thiếu và các sự kiện vẫn
chưa được đặt đúng trình tự như tác giả hình dung. Và thể loại gì cũng vậy, logic
cao luôn là ưu điểm, văn chương phải đúng, đúng rồi mới đến hay, quyển này lỏng
lẻo yếu ớt quá. Những gì văn chương được nhất tập trung ở khoảng 1/2 – 2/3 của
chương 16, nó cũng là điều tôi ấn tượng nhất, nên tôi dùng làm tên cho văn bản
này, ngoài ra còn đoạn ngắn cô bạn gái của ‘’kẻ móc túi’’ kể lại giấc mơ, tôi
không thích toàn bộ giấc mơ, điều tôi thích là trong giấc mơ tác giả đã để cô
gái của mình rơi xuống rất sâu dưới lòng đất, không phải rơi xuống giếng nhé,
mà rơi vào một chiếc giường, chiếc giường vừa hin cho nhân vật nằm và nó cứ hõm
xuống hõm xuống siết chặt lấy cô gái.
Các bạn trẻ phần lớn sẽ thích quyển này, phần nhỏ thì chắc
giống tôi, già rồi hoặc già trước tuổi nên không xâu đíp được nữa ;), hoặc như
chiến hữu của tôi: “ai bảo đọc linh tinh còn kêu than nỗi rì”, tức là còn không cả quan tâm :v
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét