Cuối cùng cũng khép lại The Goldfinch, lâu lắm không đọc dày
nên cảm thấy hơi biêng, nhất là ban đầu chiến hữu bảo 3 ngày chứ [chơi nhau
vãi]. Quyển sách sẽ là món quà cho những bạn thích đọc tiểu thuyết bàn về cái đẹp
về nghệ thuật, cụ thể là hội họa; đồ cổ: đồ gỗ cổ (như tôi), đồ nội thất, đồ gốm
sứ, đồ bạc, sách bản in đầu bản in lần mấy lần mấy, dù chỉ xuất hiện ít thôi (tất
nhiên là có tôi rồi) và đặc biệt là những bức tranh cổ (tất nhiên là thế rồi,
tên quyển sách đã nói lên điều ấy); những người không biết vì lẽ gì lại yêu cái
gọi là ‘những mơ màng của phê thuốc phê chất kích thích đồ uống có cồn’, phê ngầy
ngật ấy (như tôi nốt); và hehe, tôi thích những quyển sách được nhắc đến trong Chim sẻ cánh vàng, nhất là đoạn gần cuối nhắc đến Đi tìm thời gian đã mất của
Marcel Proust, một chi tiết ghi dấu ấn với nhân vật bác Hobie trong tiểu thuyết, và có thể với nhiều người nữa, thậm chí họ không cho đấy là chi tiết, có
thể là một cái gì đấy mà mỗi khi nhớ đến Proust thì họ đều nhớ đến Odette tóc xỏa
lung tung, cặp má loang lổ mệt mỏi bê trễ <3 p="">3>
“những
bức tranh ấy là một phần rất lớn trong tuổi thơ ông, phần sung sướng nhất, trước
khi ông ốm – con độc, được các gia nhân yêu chiều chăm bẵm hết mực – vả, quýt,
hoa nhài trên ban công – ông biết cả tiếng Ả rập ngoài tiếng Pháp, cháu biết
mà, phải không? Và…” – Hobie khoanh tay thật chặt, đập đập ngón trỏ lên môi –
“ông thường bảo với những bức tranh thực sự quý giá, có khi người ta hiểu được
nó tận sâu bên trong, gần như sống trong nó, dù chỉ qua bản sao. Ngay cả Proust
– có một đoạn văn nổi tiếng, Odette mở cửa khi đang bị cảm, hờn dỗi, tóc xõa
lung tung, da chỗ trắng chỗ đỏ, và Swann, trước thời điểm ấy không hề để mắt đến
cô ta, đã lập tức phải lòng vì trông cô ta y như một thiếu nữ của Botticelli
trong một bức bích họa hơi bị hư hỏng. Mà Proust chỉ biết qua bản
sao. Ông chưa bao giờ được ngắm bản gốc trong nhà nguyện Sistine cả. Nhưng dù
có thế – cách nào đó cả cuốn tiểu thuyết là để nói về khoảnh khắc ấy. Và ngay cả
chỗ hư hỏng cũng làm nên một phần sức hút, cặp má loang lổ trên bức tranh. Dù
qua một bản sao Proust vẫn có thể mơ lại giấc mơ ấy, qua nó nhào nặn lại thực tế,
và từ nó rút ra cái gì đó của riêng ông đưa vào thế giới. Vì – đường thẩm mỹ là
đường thẩm mỹ. Có chạy qua máy photo một trăm lần cũng không có gì thay đổi.”
Mặc dù tôi có thoáng qua trong đầu, tôi đã đi qua cbn cái
ranh giới người đọc chân chính của mình rồi, đọc mà bật công tắc cứng hết cả đầu
mụ cả óc, nhưng có đến 4 lần đã phải đi tìm khăn để lau nước mắt đấy [tôi bựa nhỉ] :p
Bản word là 691 trang khoảng 357xxx từ, chiến hữu nhẩm tính khổ sách thường
chắc phải tầm trên 1000 trang, tức ngang cỡ Suối nguồn; còn nếu khổ to chắc khoảng
800 trang. Thồi, tóm lại là giá bìa ngất ngưởng phết đấy, nhưng rất đáng. Tôi
biết rất nhiều người đọc Hoa súng đen của Michel Bussi và mê tranh Monet, thì
tin tôi nhé, đọc quyển này xong còn mê ngất ngưởng nhiều thứ nữa, không chỉ
tranh [không nói chuyện mê chất gây nghiện nhóa, gì chứ trên đời này ngoài chất
gây nghiện thì còn rì có thể đưa ‘một phát lên luôn’ con người ta đến được nơi
muốn đến nữa đây hehe]
Chiến hữu đang đùa, hay đọc một loạt toàn chim là chim đi,
những bồ câu hồng hộc kiểu kiểu thế J
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét