trong một ngày mưa cuối hè 2019 sau khi đọc một vệt rất dài Dostoievski, tôi biết ngay rằng mình không ở phía Tolstoi, dù gần đây có lúc tôi nghĩ tôi sẽ đọc lại một ít Tolstoi nhưng nếu vẫn còn nghĩ quá nhiều đến ý thức mạnh của Dostoievski thì khó lòng sờ lại Tolstoi
cũng trong ngày mưa, hôm nay, tôi lẩm nhẩm với mình rằng, chừng nào tôi còn sống như tôi đang sống thì chừng đó tôi vẫn đang thực hành ý thức Dostoievski mà như thế tức là, tôi đã ở ngả Dostoievski nhìn ngả Nietzsche và như thế, tôi biết mình khó lòng sờ lại và sờ tiếp Nietzsche. Cũng như vậy, năm xưa tại sao khi đọc Myshkin tôi luôn thấy sự đồng dạng với mình, thậm chí cả sự bất lực, cảm nhận của mình về nhân vật ấy: sự bất lực; thì hôm nay mới nhận ra cái mình cảm thấy, mình biết mà không biết rằng mình biết; sự bất lực ấy đến từ bất hạnh và bi kịch: dẫu giải đoán và thức ngộ được nhưng không biết nuốt lấy và kết hợp [chiếm lĩnh và hợp nhất] những giải đoán thức ngộ - thì thật bất lực, bất lực thật, và lại còn không xê dịch để thay đổi sự bất lực [có lẽ biết bất lực mà xê dịch đổi dời được thì không phải bất lực - buông tay chịu trói đứng quan sát toàn diện]
Gide và Berdyaev có nhiều cái nhìn Dostoievski chập nhau, tất nhiên họ đều đi sâu tinh thần Kito giáo, không phải Công giáo hay đa thần ở Dostoievski; Thần nhân không phải nhân thần ở Dostoievski... rất nhiều cái nhìn chập nhau. Nhưng ở Gide thì vấn đề tiên quyết Dostoievski trao trọn là sự hiện hữu của Thượng Đế, còn trong cái nhìn của Berdyaev thì Dostoievski là vấn đề con người và số phận của nó trong sự hiện hữu của Thượng Đế, tức là chủ đề nhân bản - vấn đề Thượng Đế là về nhân bản và vấn đề của con người là vấn đề của Thượng Đế [Simone Weil tại sao âu lo: nghĩ về God là việc của con người và nghĩ về con người là việc của God, sao ta âu lo]. Đến đây thì ý thức của Berdyaev nhập làn quy tụ về sự tồn tại Thần nhân của con người trong ý thức mạnh của Dostoievski trong sáng tạo; còn Gide thì nhập thẳng làn ngay từ ý thức "sự hiện hữu của Thượng Đế". Và như thế Dostoievski không chỉ giọng Nga quá Nga mà "giáo lý" hướng Đông hơn Tây. Trong cái nhìn của Berdyaev, Dostoievski là lửa [ngay từ đầu Berdyaev đã nói nhìn Dostoievski trong con mắt "khí thiêng học" (?)] và khi là lửa thì ngả kia là nước, điều này Berdyaev nhìn Dostoievski trong chủ đề tình yêu - nhân học của Dostoievski thuần tuý nhân học nam giới; người phụ nữ xuất hiện như một sự kiện, khoảnh khắc trong số phận của người đàn ông, trên con đường con người [Nietzsche cũng cho là thế :); một nhà văn vn tôi đọc một vệt dài gây ấn tượng lớn với tôi cũng nói thế, TTT]
...
[mưa làm tôi tỉnh ngủ và mưa lại ru tôi ngủ lại, lúc nào tỉnh tôi nghĩ tiếp viết tiếp 'ở đây']
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét