tập Bà chủ trong ảnh gồm novella Bà chủ và 2 truyện ngắn Nhân vật bé con, Con cá sấu. Hai người dịch và không biết có được biên tập không nữa huhu, dù sách có viết giới thiệu mở đầu, cuối mỗi truyện có dịch bài viết về hoàn cảnh và thời điểm ra đời của truyện
về novella Bà chủ, ai từng đọc Dostoievski những nét chính sẽ nhận ra Bà chủ là một cái khung cho rất nhiều nhân vật sau này xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết của Dostoievski, rõ nhất là Thằng ngốc/Gã khờ, rồi Anh em Karamazov, Tội ác và trừng phạt, Những đêm trắng etc. nhưng cũng sẽ rất lạ, lạ ở đây ít nhất chính với tôi, Dostoievski với tôi là ý thức mạnh mẽ, một ý thức rất mạnh, không dè dặt không giới hạn thì Bà chủ làm không tới, lại quá rườm rà lê thê như cách các tính từ lặp lại không cần thiết, như thể sự chắp nối của nhiều dòng và cẩu thả tống táng vào với nhau sau nhiều cố gắng tiếp tục một cái gì đấy [cái này có thể do hoàn cảnh ra đời Bà chủ nữa]. Khi đọc xong novella Bà chủ tôi liền nghĩ có lẽ phải kiếm the landlady đọc thật, chứ không rõ là do dịch do biên hay thật Dostoievski thế thật :); đã dự phần cao trào như thế mà lại chỉ làm được có như thế thôi hay sao hơ hơ hơ
truyện ngắn Nhân vật bé con tôi rất thích, tôi thường thích những gì không được đánh giá cao và đồ sộ của Dostoievski; người dịch có nói về phương án để "nhân vật" hay "người hùng" và thấy rằng đúng với phong cách viết và câu chuyện thì để tên truyện ngắn là Nhân vật bé con; nhưng tôi thì tôi cho cậu bé nhân vật chính 11 tuổi của truyện là anh hùng, không phải người hùng thì là gì, còn tất nhiên hình ảnh thị đồng, mục đồng mới là định danh mà cậu bé đảm nhận trong vai trò nhân vật của các màn kịch được dựng, không phải của truyện. Truyện ngắn Nhân vật bé con/Tiểu anh hùng, tôi thích khi tôi còn chưa đọc, khoảng hơn 2 năm trước khi đọc một vệt Dostoievski tôi đã trông đợi truyện ngắn này rồi [hồi í xem thông tin bộ VTB có Tiểu anh hùng nhưng ngại mượn đọc nên bỏ qua], vì tôi thích những đứa trẻ xuất hiện trong các tiểu thuyết đồ sộ của Dostoievski, linh cảm người đọc của tôi rốt cuộc không sai, và tài thật, trong nhiều việc, người ta thích ngay cả khi người ta có thể xem là mới tinh với một cái gì đấy, việc đọc xem ra cũng chạy không khỏi nắng. Cũng như từ đầu tôi nói, cuối truyện có bài dịch về thời điểm và hoàn cảnh viết Nhân vật bé con/Tiểu anh hùng, sẽ giải đáp tại sao Dostoievski viết truyện ngắn này ban đầu dưới một tên khác và có vẻ lạc quẻ hẳn khỏi ý thức Dostoievski, dẫu với tôi, đây không hề là một cái gì đấy lạc quẻ, lạc quẻ chính là
truyện thứ ba trong tập sách này, Con cá sấu; ngay cả khi đã đọc xong hết, đọc về hoàn cảnh thời điểm sáng tác thì vẫn không tài nào thấy dễ chịu :))). Khi tôi gấp lại tập truyện này, mấy nay mỗi lần ngồi toilet chơi, tôi lại vơ vẩn nghĩ và cười, cuối cùng thì Dostoievski cũng có lúc khiến tôi cảm thấy nuốt không trôi nhè không nổi :))) trong khi trước đấy vài ngày khi đang cả tuần liền đọc Céline lúc chuyển sang Dostoievski tôi nghĩ bụng một câu trong đầu ôi tràn ngập sung sướng, đúng là Dostoievski, khéo tiếp tục Céline thì hoá điên, may mắn làm sao hôm nay để quyên sách nên được tạm dừng Céline; thế rồi nhá phải Con cá sấu sần sùi trầy vi tróc vảy
tôi không định viết gì về tập Bà chủ trong ảnh vì việc này tốn thời gian không cần thiết, thời gian í tôi đọc sướng hơn; nhưng giờ là 3 giờ sáng, lúc 1r sáng emi nhảy đổ chồng sách cạnh gối ngủ, sách và tube đựng giấy vẽ nháo nhào rơi đổ mặt tôi, tôi gắt ngủ, đau và quát emi, quát xong ân hận cũng mất ngủ luôn, nhà hàng xóm xem phim bật loa to quá huhu. Thôi thế đọc sách, càng đọc càng tỉnh, thôi thế cầm điện thoại viết linh tinh cho mắt mỏi mà ngủ tiếp 🙂
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét