[là ta, lúc này, ở đây]
Ngày bé mình có một nỗi băn khoăn khổ sở, khổ sở thật í nhé, mình nghĩ mãi, nghĩ mãi từ bấy tới giờ rằng, hẳn con người phải có lý do nào đấy cho việc sống trên đời chứ nhỉ. Và chính vì nghĩ mãi nghĩ mãi mà rất nhiều khi vì hồi hộp tò mò và mệt mỏi về nỗi băn khoăn khổ sở ấy, mình thường mong đến 70 tuổi quách đi, nhanh đi, đến tuổi đó để có cả một khoảng dài thời gian quay lưng nhìn lại biết lý do ấy là gì hoặc để nhanh đến lúc có thể sẽ lờ mờ biết. Đời người lẽ nào chỉ sinh ra rồi lớn lên, lấy vợ/chồng, có con, già đi, bận bịu với bữa ăn giấc ngủ mỗi ngày và đi về phần mộ trong sự bận rộn ấy. Bi ai bi ai, không thể chịu được cái cuộc đời này . Mình đã nguyện sống với băn khoăn khổ sở của mình từ lúc ấy dẫu mình biết có thể đến tàn hơi cuối cùng cũng không có lời đáp, cũng như, rất nhiều việc mình đã chọn một con đường khác, một phiên bản khác để đi, để biết ngoài lẽ “mọi người” ấy ra thì là gì. Mình đã nguyện như vậy đấy.
Cá hồi của Ahn Do-Hyun là một tiểu thuyết như truyện ngụ ngôn mượn đời sống của cá hồi để diễn giải cũng như đặt những câu hỏi cửa ngõ cho mỗi người đọc: cá hồi chúng tôi ngược nguồn đẻ trứng là tối thượng, vậy còn anh, đâu là lẽ sống tối thượng của đời anh . Một cuốn tiểu thuyết mỏng viết rất khéo về những ẩn dụ, vừa miệng ăn, bạn có thể nói nó kitsch nhưng bạn không thể dối lòng mình rằng nó cũng làm bạn bỗng dưng băn khoăn chột dạ: ờ, sinh ra mình đã mang nỗi bất hạnh tất dĩ là không bao giờ thực sự biết bản thân mình trông thế nào, rồi giờ lại giật mình không biết mình vẫn đang ở đây hay mình đã đi lạc ra đâu đó rồi . Sự buồn tẻ và cô độc của cuộc sống thinh lặng kích thích tinh thần sáng tạo và khả năng định vị của mỗi cá nhân nhưng để nhìn nhận thực sự rõ thì phải dùng đến con mắt trông ngang để nhìn ra xung quanh bình đẳng và cả năng lực tưởng tượng nữa [năng lực này quan trọng lắm]. Nói như Cá hồi thì đó là “con mắt tâm hồn. Con mắt khao khát nhìn những gì không thấy được, bởi vậy mà nhìn thấy được cả những điều không hiển hiện”
Cuộc sống vốn là thứ không sao chịu đựng nổi nhưng vẫn phải cố chịu đựng, nhất định phải sống cho đến cùng và năng lực tưởng tượng chính là sức mạnh để đi đến tận cùng thế gian này. Dòng sông chảy xuôi hạ lưu là để cho cá hồi ngược lên nguồn, sông vừa chảy vừa chỉ dạy cho cá hồi cách ngược lên nguồn, nhiệt độ, dòng chảy và cả lý do vì sao phải ngược sông, ngược lên nguồn có nghĩa là đi tìm kiếm thứ bây giờ không nhìn thấy, có thể là hy vọng ước mơ và cũng có thể là không phải vậy. Đẻ trứng là việc vô cùng quan trọng, vương lại một cái gì đó trước khi lặng im nhìn cái chết đến và đi cũng vậy, nhưng quan trọng hơn tất thảy là trên con đường để về nguồn đẻ trứng ta tự mình tìm ra ý nghĩa của việc ấy với riêng mình.
Việc quan trọng vốn dĩ là việc quan trọng nhìn tổng thể thấy ngay nó là việc quan trọng nhưng tất cả ý vị nằm trên con đường đi đến nó.
p/s: Mình thích tư duy văn học của các cây viết Hàn Quốc, ý tưởng của họ sáng tạo, đôi khi là những nội dung cũ mèm nhưng vẫn tỏa hào quang sáng tạo rất riêng. Nhiều lúc mình nghĩ, họ cứ nghĩ mãi nghĩ mãi về những nội dung tưởng “cũ mèm” thế này nên họ mới phát điên với suy nghĩ của mình à? Thế cho nên tỉ lệ tự tử ở Hàn mới đầu bảng thế giới những năm gần đây?
Cá hồi của Ahn Do-Hyun là một tiểu thuyết như truyện ngụ ngôn mượn đời sống của cá hồi để diễn giải cũng như đặt những câu hỏi cửa ngõ cho mỗi người đọc: cá hồi chúng tôi ngược nguồn đẻ trứng là tối thượng, vậy còn anh, đâu là lẽ sống tối thượng của đời anh . Một cuốn tiểu thuyết mỏng viết rất khéo về những ẩn dụ, vừa miệng ăn, bạn có thể nói nó kitsch nhưng bạn không thể dối lòng mình rằng nó cũng làm bạn bỗng dưng băn khoăn chột dạ: ờ, sinh ra mình đã mang nỗi bất hạnh tất dĩ là không bao giờ thực sự biết bản thân mình trông thế nào, rồi giờ lại giật mình không biết mình vẫn đang ở đây hay mình đã đi lạc ra đâu đó rồi . Sự buồn tẻ và cô độc của cuộc sống thinh lặng kích thích tinh thần sáng tạo và khả năng định vị của mỗi cá nhân nhưng để nhìn nhận thực sự rõ thì phải dùng đến con mắt trông ngang để nhìn ra xung quanh bình đẳng và cả năng lực tưởng tượng nữa [năng lực này quan trọng lắm]. Nói như Cá hồi thì đó là “con mắt tâm hồn. Con mắt khao khát nhìn những gì không thấy được, bởi vậy mà nhìn thấy được cả những điều không hiển hiện”
Cuộc sống vốn là thứ không sao chịu đựng nổi nhưng vẫn phải cố chịu đựng, nhất định phải sống cho đến cùng và năng lực tưởng tượng chính là sức mạnh để đi đến tận cùng thế gian này. Dòng sông chảy xuôi hạ lưu là để cho cá hồi ngược lên nguồn, sông vừa chảy vừa chỉ dạy cho cá hồi cách ngược lên nguồn, nhiệt độ, dòng chảy và cả lý do vì sao phải ngược sông, ngược lên nguồn có nghĩa là đi tìm kiếm thứ bây giờ không nhìn thấy, có thể là hy vọng ước mơ và cũng có thể là không phải vậy. Đẻ trứng là việc vô cùng quan trọng, vương lại một cái gì đó trước khi lặng im nhìn cái chết đến và đi cũng vậy, nhưng quan trọng hơn tất thảy là trên con đường để về nguồn đẻ trứng ta tự mình tìm ra ý nghĩa của việc ấy với riêng mình.
Việc quan trọng vốn dĩ là việc quan trọng nhìn tổng thể thấy ngay nó là việc quan trọng nhưng tất cả ý vị nằm trên con đường đi đến nó.
p/s: Mình thích tư duy văn học của các cây viết Hàn Quốc, ý tưởng của họ sáng tạo, đôi khi là những nội dung cũ mèm nhưng vẫn tỏa hào quang sáng tạo rất riêng. Nhiều lúc mình nghĩ, họ cứ nghĩ mãi nghĩ mãi về những nội dung tưởng “cũ mèm” thế này nên họ mới phát điên với suy nghĩ của mình à? Thế cho nên tỉ lệ tự tử ở Hàn mới đầu bảng thế giới những năm gần đây?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét