Hummm, kể ra nghịch cũng hơi ngu.
1. Ngày xưa đọc Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (García Márquez) đã tự nghĩ tại sao ông này lại thích những cô gái trẻ đến thế? Hồi đấy thích những ông già tâm tư vần vũ này lắm rồi. Hôm qua sự đọc mới đến ngược, tức là lúc này mới đọc Người đẹp ngủ mê (Yasunari Kawabata), một cuốn sách đẹp mịn màng tựa làn da xuân thì. Để là điều khiến một ông già 67 tuổi rúng động ngóc ngách khúc khuỷu đến như thế thì tớ cũng muốn được làm người đẹp ngủ mê, tiếc là mình không có vốn :)). Với tôi, văn học Nhật có gì đấy rất thanh, cái vị thanh thanh của khắc khổ và u sầu. Tôi mê lắm!
2. Vầng, vẫn là nhà văn Nhật. Mắt trần (Tawada Yoko). Nó khiến tôi cứ nửa tỉnh nửa mê trong cơn mộng mị, như một giấc ngủ bị ngắt quãng nhiều lần. Không biết vì tôi đọc không đúng cách, cảm không tới hay sao mà không có cảm giác của cái thanh, cái u hoài của Nhật. Hay tại nó được xoay quanh một cô gái Việt mộng mị? Chắc phải đọc nhiều hơn 1 lần :(
3. Tôi đọc Đỗ Phấn cách đây cũng chừng 1 năm. Vắng mặt cho tôi một giọng văn nuột, kết cấu lại vụn vụn. Nhưng tôi khoái cái cách ấy. Đời thì không kinh nghiệm gì đâu, nhưng phải nói là văn chương thể xác của Đỗ Phấn thì đẹp miên man và mê mải. Nó gợi lắm. Nhiều khi tôi tự hỏi, có phải tại cách nhìn cái đẹp của một họa sĩ thổi hồn cho những dòng thăng hoa ấy hay sao mà thoát đến như thế? Gần đây tôi đã tìm mua được Kiến đi đằng kiến và những truyện khác, nhưng tôi không khoái như dạo đọc Vắng mặt. Có lẽ tôi nên đóng đinh người này với Vắng mặt mà thôi :)
4. Cây hợp hoan ( Trương Hiền Lượng ). Không thích nhiều như hồi xưa đọc Một nửa đàn ông là đàn bà. Phải nói Trương Hiền Lượng là một trong những bác Trung Quốc mà tôi thích, dù tôi đọc Trung Quốc vô cùng hẻo lánh. Thế nên tôi mới chọn đọc ngay Cây hợp hoan trong đợt nghỉ này, hơi thất vọng tí.
* Nếu chiến tranh đến, tôi sẽ làm y tá phục vụ quân đội
* Nếu hòa bình như kiểu hiện nay, tôi sẽ chọn đọc André Gide trong tuần tới, vì tôi đang nhìn loáng thoáng thấy nhiều André Gide trên bàn. Kẻ vô luân, Trường học đờn bà, Hòa âm điền dã, Vỡ mộng.
Và tất nhiên, không biết làm gì để thay đổi tình hình, tôi chỉ biết theo làn sóng bài Trung Quốc.
1. Ngày xưa đọc Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (García Márquez) đã tự nghĩ tại sao ông này lại thích những cô gái trẻ đến thế? Hồi đấy thích những ông già tâm tư vần vũ này lắm rồi. Hôm qua sự đọc mới đến ngược, tức là lúc này mới đọc Người đẹp ngủ mê (Yasunari Kawabata), một cuốn sách đẹp mịn màng tựa làn da xuân thì. Để là điều khiến một ông già 67 tuổi rúng động ngóc ngách khúc khuỷu đến như thế thì tớ cũng muốn được làm người đẹp ngủ mê, tiếc là mình không có vốn :)). Với tôi, văn học Nhật có gì đấy rất thanh, cái vị thanh thanh của khắc khổ và u sầu. Tôi mê lắm!
2. Vầng, vẫn là nhà văn Nhật. Mắt trần (Tawada Yoko). Nó khiến tôi cứ nửa tỉnh nửa mê trong cơn mộng mị, như một giấc ngủ bị ngắt quãng nhiều lần. Không biết vì tôi đọc không đúng cách, cảm không tới hay sao mà không có cảm giác của cái thanh, cái u hoài của Nhật. Hay tại nó được xoay quanh một cô gái Việt mộng mị? Chắc phải đọc nhiều hơn 1 lần :(
3. Tôi đọc Đỗ Phấn cách đây cũng chừng 1 năm. Vắng mặt cho tôi một giọng văn nuột, kết cấu lại vụn vụn. Nhưng tôi khoái cái cách ấy. Đời thì không kinh nghiệm gì đâu, nhưng phải nói là văn chương thể xác của Đỗ Phấn thì đẹp miên man và mê mải. Nó gợi lắm. Nhiều khi tôi tự hỏi, có phải tại cách nhìn cái đẹp của một họa sĩ thổi hồn cho những dòng thăng hoa ấy hay sao mà thoát đến như thế? Gần đây tôi đã tìm mua được Kiến đi đằng kiến và những truyện khác, nhưng tôi không khoái như dạo đọc Vắng mặt. Có lẽ tôi nên đóng đinh người này với Vắng mặt mà thôi :)
4. Cây hợp hoan ( Trương Hiền Lượng ). Không thích nhiều như hồi xưa đọc Một nửa đàn ông là đàn bà. Phải nói Trương Hiền Lượng là một trong những bác Trung Quốc mà tôi thích, dù tôi đọc Trung Quốc vô cùng hẻo lánh. Thế nên tôi mới chọn đọc ngay Cây hợp hoan trong đợt nghỉ này, hơi thất vọng tí.
* Nếu chiến tranh đến, tôi sẽ làm y tá phục vụ quân đội
* Nếu hòa bình như kiểu hiện nay, tôi sẽ chọn đọc André Gide trong tuần tới, vì tôi đang nhìn loáng thoáng thấy nhiều André Gide trên bàn. Kẻ vô luân, Trường học đờn bà, Hòa âm điền dã, Vỡ mộng.
Và tất nhiên, không biết làm gì để thay đổi tình hình, tôi chỉ biết theo làn sóng bài Trung Quốc.
3 nhận xét:
Công nhận Văn học Nhật đúng là có cái gì đó rất thanh và, uhm, mát :D em cũng mê đọc Nhật, khoái Đỗ Phấn. Bác Phấn có cuốn Chảy qua bóng tối cũng mới ấy, chị đọc chưa ạ? E nhìn cũng hấp dẫn, đêm nay sẽ đọc :)
E giống chị ở điểm thích (văn học) Nhật và (cũng) theo làn sóng bài TrQuốc. Vô tình bắt gặp blog chị trên Google khi đang tìm hiểu cuốn Mắt trần mộng mị. ;))
Công nhận văn học Nhật quả thật có cái gì đó rất thanh và, uhm, "mát". Em cũng khoái Văn học Nhật lạ lùng chị ạ. Đỗ Phấn có cuốn Chảy qua bóng tối cũng mới mới, không biết chị đã đọc chưa, e nhìn qua thấy cũng khá hấp dẫn. :D
Em giống chị ở điểm khoái (văn học) Nhật và theo làn sóng bài TrQuốc.
Vô tình thấy blog chị khi lên Google tìm về cuốn Mắt trần mộng mị. ;))
Chảy qua bóng tối chị đọc rồi cưng ạ. Chị không thích nhiều như Vắng mặt, là cảm tính ấy. Còn nhìn nhận chính xác thì Chảy qua bóng tối chặt chẽ hơn Vắng mặt.
Chị vừa đọc xong 1 cuốn văn học Nhật cách đây ít phút. Bản năng (Mitsuyo Kakuta). Không phải được mà là rất được í :)
Thân em :)
Đăng nhận xét