Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

8.2.23

xô động - Ung thư TTT [tiếp]




tr 279, Ung thư do Chủ nhật Khác thực hiện, trích chương II bản Bách khoa cho biết mốc thời gian của đoạn đầu Ung thư là Hà Nội năm 1951


phần thứ nhất, chương V, Thạch đọc thơ Vũ Hoàng Chương: Em ơi lửa tắt bình khô rượu, đời vắng em rồi say với ai. Đời vắng em rồi [say với ai], có lẽ tập thơ mà Thạch đọc là tập Mây 1943


phần thứ hai, Đồng đi chụp lại phổi, tự hỏi tôi sẽ làm gì với một thân thể lành mạnh, tôi chờ đợi cái chết và nó không tới, dừng lại mua thuốc lá, giá thuốc lá đã tăng, không thể chia đủ cho bốn đứa. Đồng buồn bã ngẩn ngơ trong đầu: Sáng mát trong như sáng năm xưa... Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em... [Đất nước Nguyễn Đình Thi 1948 - 1955]



phần thứ ba Ung thư, ở xóm Đồng Ong Cộ Saigon, bài hát vang lên là Nam bộ kháng chiến [1946]: Mùa thu rồi ngày hăm ba ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến


cũng trong chương này, khi Liêm - anh trai Thạch ngồi tàu thuỷ từ Saigon trở ra Bắc, đất Phòng, trên tàu thuỷ Liêm nghe cô thiếu nữ ngồi trên giường hát nho nhỏ bài hát thật hay được nghe lần đầu [dễ hiểu vì Liêm đã ở Saigon chục năm]. Về đây khi gió mùa thơm ngát, ôi lũ chim giang hồ... lời Đàn chim Việt Văn Cao viết khoảng 45, gắn với mốc này [Bến xuân 42]. Ngay sau chi tiết này, Liêm đi gặp ông Phát - người bạn được Tường viết thư giới thiệu, Liêm không tưởng nổi người đàn ông ngồi trước mặt một thời lưu lạc giang hồ và chỉ mới trở về Bắc năm 45; thời điểm này là gần Tết, giao thừa 


cũng trong phần này, chương III, mùa hè đã hết, nửa năm đầu tiên của Liêm ở Hà Nội đã qua. Buổi sáng ngày Hải đi thi, Liêm đèo Hải đến cột Đồng-hồ, Liêm vòng lại xuống bờ Hồ, Hải hát một bài gì đó mà kiểm duyệt xuất bản đã đục bỏ; sau đó rẽ vào Trường-thi nhìn vòm cây xanh mát, Hải chun miệng thổi sáo vang lừng. Những bông hoa ngày mai, đón tương lai vào tay. Những xuân đời mỉm cười ca hát lên... [Tiến về Hà Nội Văn Cao 1954]



tôi đọc Le Spleen de Paris vì ngay trước đó trong Ung thư, chỗ sách đầu giường của Đồng, nằm dưới cùng là Le chute de Paris [chute sụp đổ và spleen ưu sầu ưu uất, người nào hay nghĩ hay âu lo thì đều hỏng tỳ cả]. Cũng trong đoạn này, Đồng đi thăm Thạch nằm nhà thương, Đồng nói: ngồi ở nhà thương gần người bệnh, tôi cứ nghĩ đến truyện của Tchékov. Thạch nói chưa đọc Tchékov. Ý tưởng bất chợt đến Đồng nói: nhìn cậu, nghĩ đến bọn mình, tôi thấy giống như bọn thanh niên Nga hồi thế kỷ 19 mà Tourgueniev tả, idéalistes, utopistes mỗi đứa một cách. Đọc Gogol, Dostoievski xong mới hiểu nổi Tchékov, Tchékov như sự rớt xuống tầm thường hay sự trở về đời sống hằng ngày cũng thế... tôi nghĩ đến cuộc đọc 2019 Dostoievski, một người đã nói với tôi về Gogol và nói phải đọc Gogol rồi cả Tourgueniev, cũng chính trong cuộc đọc này, tôi sợ lần đọc Demons - Lũ người quỷ ám nhất, tôi nghĩ mình đã đọc hết nó mà không hiểu gì về nó về một nơi chốn cứ trở đi trở lại trong đó, sau đó, khi đọc tắc bụp Ung thư qua ảnh chụp tạp chí Văn, tôi nghĩ nó và Bếp lửa là nối dài của nhau, cũng chính nó là một gì đó rất Demons của Dostoievski như tôi hiểu, ngay khi tôi còn chưa có một quyển sách Ung thư trên tay


cuối Ung thư do Chủ nhật Khác thực hiện, có in Những người đã chết đều có thực, nó là một trong những đoạn đầu của Ung thư, giờ được in về cuối, đọc nó có thể đảo lên đầu, có thể là một gợi ý đọc cho người mới, sẽ là thứ để phác thảo 4 người bạn Hà Nội: Thạch, Đồng, An, Cảnh; như tôi thì thích nó ở cuối, như một truyện ngắn từ đó hình thành Ung thư [Ung thư là tiểu thuyết dang dở, kết của nó có một dấu mốc chính là câu An nói với Nga - em gái: Thôi về đi, tôi buồn ngủ quá. Những người đã chết đều có thực là một phần của một chương trong phần thứ nhất Ung thư; Buổi sáng chủ nhật thì nằm ở Phần thứ hai, chương 1]. Tôi thấy mình giống Thạch quá 🤦🏻‍♀️ dẫu tôi thích tất cả các nhân vật trong Ung thư, ngay cả những nhân vật phụ. Nói về truyện ngắn, đoạn Thạch đi tìm nhà Liên và gọi to giữa đêm Liên ơi, không hiểu vì lẽ gì tôi nhớ nhầm với một truyện ngắn của TTT, Dọc đường, mãi vài ngày sau tìm trên vietmessenger đọc lại tôi mới biết mình nhớ nhầm, chắc cùng cảm giác đi tìm một người nào đó trong vô vọng và ta trơ lại còn có mình không nơi dung chứa; nhưng tôi nghĩ mình nhớ đúng chỉ là chưa nhớ ra khung cảnh ấy ở truyện ngắn nào khác hay phân cảnh nào khác của TTT. Còn đoạn An lần đầu đến nơi ở của Phúc, cũng gần như nhà chứa, làm tôi nghĩ đến Tiếng động, không biết tại sao


có một chi tiết An ở bên gái điếm, nhớ Thạch ví gái điếm như nhà cách mạng [Thạch cãi với Cảnh: "Gái điếm ấy à... cũng có thể coi như những nhà cách mạng. Này nhé... ôm ấp yêu thương hết mọi người mà chẳng yêu ai thực hết. Chỉ cái thói quen phải hành động như thế. Sống chui rúc, bí mật và bị xã hội hắt hủi. Mong một tương lai chẳng bao giờ thấy tới"]', một cách nào đấy, hình ảnh đi chơi gái xuất hiện trong rất nhiều các trang viết của TTT, không chỉ ở Ung thư, nó cũng là một gợi ý đọc TTT, các nhân vật tìm quên, đẩy mình về một phía khác sống cuộc đời khác, tự khinh mình... đổi dạng hoặc không, luôn thoi thóp [như Đồng]


ps. vẫn chưa thể ráp các đoạn vào nhau, có lẽ viết thế này nhàn hơn 



Không có nhận xét nào: