Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

16.7.24

pachinko




một câu chuyện trải dài 80 năm qua 4 thế hệ người Hàn ở Nhật trong một thời đoạn lịch sử điên đảo 1910 - 1989; dẫu thời gian trôi qua, cái nhìn về "ngoại tộc" của người Nhật vẫn chưa bao giờ được xoá bỏ, thậm chí còn trầm trọng hơn và ở phía còn lại, là tình trạng yếm thế của người zainichi - cộng đồng người Hàn ở Nhật. Trong tình cảnh luôn bị coi là người không thuộc về đây - nơi một cuộc sống mới, cũng không còn thuộc về đó - nơi mà ta gọi quê hương, nếu không có một gia đình đúng nghĩa, thì thật bi đát; theo nghĩa nào đấy, đại gia đình trong câu chuyện Pachinko thật đáng ngưỡng mộ, một gia đình với 4 thế hệ gắn kết, yêu thương và tôn trọng nhau - với tôi đây là một không khí gia đình thật đáng ngưỡng mộ


khi muốn hoàn thành ghi chú nằm trong điện thoại từ mấy năm trước về Pachinko, tôi không thực sự muốn viết gì vì nó đã qua lúc muốn viết gì rồi, cũng bởi tôi đọc Pachinko hồi đó vì tò mò, đó là một trong những quyển văn học đầu tiên Phanbook làm, chứ câu chuyện với tôi thì ở mức văn chương tầm tầm, đọc cho biết chứ không ấn tượng. Tác giả Min Jin Lee là một người Mỹ gốc Hàn, được biết đến với những tiểu thuyết chủ đề di dân; từng học lịch sử và luật ở Mỹ, từng ở Nhật mấy năm trước khi bắt đầu sự nghiệp viết văn tại Mỹ. Câu chuyện được viết theo dòng thời gian liền mạch, kết cấu tiểu thuyết đơn giản, câu văn ngắn, gọn, khúc chiết; nói về tư duy văn học, tôi thích những nhà văn đương đại Hàn hơn nhiều; khi nhìn lại cũng không hiểu tại sao sách lại dày tới tận 600 trang khổ to khi nội dung đặc của nó không nhiều, tác giả cũng không viết một thứ văn chương đánh đố vòng vèo gì. Tôi vừa đi search phiên bản điện ảnh của Pachinko, bản điện ảnh 2022, để xem những gương mặt vào vai các nhân vật trong truyện, thuần tuý tò mò, vì khi đọc nó tôi có một cảm giác rất rõ rằng, nếu nó được dựng thành phim thì hẳn sẽ dễ dàng hơn, có nhiều chi tiết tạo hiệu ứng và dễ khai thác được tốt hơn, so với việc tác giả kể nó qua ngôn ngữ văn học, cái này thuộc về tay nghề người kể chuyện 


trong truyện có một đoạn trên lớp văn học Anh, họ bàn luận về George Eliot, tôi nhớ mang máng thế, ở khoảng trang 345 - 347 [ngoài ra, thật hợp lý với câu chuyện chật vật sống của người Hàn tại Nhật, truyện của Dickens xuất hiện ở đây không gì hợp lý hơn] và ở đây tôi lại bắt gặp một quyển sách nếu được, tôi nên ngó qua: Cộng đồng tưởng tượng 





Không có nhận xét nào: