Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

19.6.24

lưu trữ




hôm kia mình đọc một câu thế này, Bruno Schulz viết về Xác Thực của bản văn trong Quyển Sách: nó mở ra trong khi được đọc, các đường biên của nó mở rộng với tất tật mọi dòng chảy và biến động



không biết L. trong lời đề tặng quyển sách trong ảnh đã đọc nó chưa, nhưng tú đã đọc rồi. Vì không có điều kiện đi ngắm trực tiếp nên tú đọc địa lý, sơ sử, văn hoá, kiến trúc, đồ vật, ảnh tượng... Tây Tạng để hiểu mỹ thuật của họ mà lần nào vô tình nhìn thấy tú cũng thấy bất an [có lẽ với tú hơi cổ quái và dữ dằn (như tượng đồng thau Yab Yum chẳng hạn, hic, hay các pháp khí/tự khí đồ dùng nghi lễ) như M. ngày xưa lúc ở Thái nói rằng anh nhìn tượng ở chùa anh thấy bất an dù giáo lý nhà Phật đầy đủ rộng lớn (M. tin Chúa)]. Các từ gọi tên của họ khó nhớ quá, trước giờ tú biết mỗi Mandala, chorten [2 từ này âm nghe hay nhỉ] với tranh treo tường tangka


qua nói chuyện với bạn fb, bạn bảo đại ý, giờ mọi thứ tiến nhanh quá nên nhu cầu thâu nạp kiến thức của bạn cũng phải chạy với tốc độ cao hơn, 1 năm trôi qua mà thấy như thế giới tiến với tốc độ 10 năm, chính vì phải nạp nhiều nạp nhanh [có lúc bạn đọc 20 quyển sách có thể không cùng chủ đề/điểm đồng thời với nhau do đủ mọi nguồn tác động đến nên tò mò và ham thích mà đọc] nên không nhớ được nhiều, sách mua nhiều mà toàn sách hay không đọc thì hoài mà đọc thì tốc độ không nhanh được nên có nhiều quyển sách xuất bản lâu rồi không còn hợp thời thế là ngại đọc 


mình thì vẫn ý nghĩ như xưa giờ thôi, đời mình để đọc những câu chuyện hay [chắc các kiếp trước mình thích xem kịch, đi lang thang nghe tục hay lệ lạ văn hoá dân gian truyền miệng lắm nên dần lậm đọc các câu chuyện văn học trong sách] nên nếu không đọc chúng, sách mua về không được đọc thì mình thấy uổng đời mình sống; còn cái gì cần tìm hiểu, quan tâm thì mình sẽ phải tìm hiểu quan tâm thực hành thôi, chứ không mang tính thâu nạp kiến thức; ngay cả các sách về y học, khoa học kỹ thuật cũng vậy, cần biết thì đọc, ứng dụng đâu thì ứng dụng, biết là biết thôi, chứ trữ được bao nhiêu, lưu được bao lâu thì mình kệ; đến những kỉ niệm thân thương nhất, cũng ít nhiều bị quên đi hoặc không còn được chính xác rõ nét như ta mong muốn hay sao, ta lo lắng nó mờ đi hay không thì nó vẫn đi con đường của nó; thậm chí mình nghĩ, nếu già mà có dấu hiệu quên nhớ lú lẫn thì ra đi sớm có lẽ là cách để bảo toàn những kỉ niệm thân thương, mình phải đón nó sớm để mình được mang những gì thân thương theo trong rõ nét minh mẫn


ps. quyển sách này đã chốt tặng cho ai, đã có nơi có chốn :)

Không có nhận xét nào: