quyển đầu tiên đọc của Patricia Highsmith là Người lạ trên tàu, Highsmith thực hành văn chương homage Poe, Dostoievski không thể tuyệt vời hơn; nên đã tiếp tục đọc Tiếng cú kêu [một nhân vật trong Tiếng cú kêu cũng đọc Quỷ và băn khoăn sao Kirilov phải nói nhiều thế trước khi chọn cái chết, Kirilov thực sự đã nghĩ gì về sự hiện hữu của Thượng Đế, nhân vật này còn biết giữa Yeats, Keats và Blake thì chọn đọc ai mới đúng vào thời điểm mà các suy nghĩ của họ nảy ra...]
một quyển trinh thám thiên về tâm lý nhân vật, đây là thế mạnh của Highsmith và nhiều người chỉ chuyên đọc trinh thám chắc sẽ tiếp tục gặp thử thách với tác giả và phong cách trinh thám này. Tiếng cú kêu thực sự gây bức bối cho người đọc, đọc nó cảm thấy nhộn nhạo trong lòng, lo thay cho các nhân vật mà mình đã chọn lựa đứng về phía họ ngay từ những dòng đầu tiên cho thấy mình đã lựa chọn được nhân vật của mình. Tại sao lo à; vì các kịch bản cuộc đời cho ta bài học, những người không sợ nhiều, cái mà phần đông thường sợ, thì cách hành động, tư duy cuộc sống, số phần của họ sẽ phải chịu các lực giáng khủng khiếp hơn [Ông Trời cho chơi game khó, có thể nghĩ ông ấy là trẻ con thích trêu cợt và hay ghen với con người cũng chẳng ngoa đâu, có gì sai à]. Ở đây là cái chết, nhân vật của truyện đã có những nhìn thấy trước như vậy, tiếng cú kêu
với họ là hiện thân của điều đó [tí nữa tôi phải search xem phiên bản phim của truyện này mới được, xem đạo diễn chọn khuôn mặt diễn viên thế nào, vì tâm lý tất tật các nhân vật trong truyện và phản ứng của họ đều khiến tôi ít nhất cũng phải nhướn mày tự hỏi "thật ư, làm thế nói thế được à"]
tên nguyên tác The cry of the owl làm tôi nhớ đến một bài thơ The owl của Edward Thomas tôi đọc hồi mấy năm trước, tìm hiểu về Edward Thomas cũng vì từ hướng Walter de la Mare của tôi thôi
ps. sách hơi nhiều lỗi typo cho dung lượng khoảng 450 trang khổ cơ bản cỡ chữ to [đọc sách XBK, Forma rồi, nhìn sách gì cũng thấy chữ to như quả trứng gà :p]
#Tiếng_cú_kêu
#Patricia_Highsmith
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét