Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

12.8.24

người mẹ Gong Ji-Young



ngoài Han Kang và Kim Young Ha thì một tác giả Hàn khác tôi đọc được vài ba quyển là Gong Ji-Young - tác giả thuộc thế hệ 386. Đây cũng là một tác giả Hàn được tôi ưu ái khi viết đủ về cả 4 quyển đọc của bà


thích nhất là 2 tiểu thuyết Yêu người tử tù và Cá thu; 2 quyển còn lại trong ảnh, tản văn Dù con sống thế nào mẹ cũng luôn ủng hộ và tiểu thuyết tự truyện Ngôi nhà vui vẻ, là những trang viết của Gong Ji-Young trò chuyện cùng con gái. Tản văn Dù con sống thế nào thì rõ ràng là những trò chuyện ngắn viết dưới dạng những bức thư trong khoảng thời gian mẹ và con gái không thể trực tiếp đối thoại với nhau, còn tiểu thuyết tự truyện Ngôi nhà vui vẻ thì bà chọn viết bằng điểm nhìn của con gái mình trong 2 năm mẹ và con gái ở cùng nhà; gọi đây là tiểu thuyết tự truyện vì các chi tiết đời tư của Gong Ji-Young đều được kể ở đây, chiến lược sáng tác là "một hình ảnh gia đình mới" trong đó nhân vật nhà văn trải qua 3 lần đổ vỡ hôn nhân sống với 3 đứa con mang 3 họ khác nhau; cũng qua Ngôi nhà vui vẻ, ta bắt gặp các chi tiết tiểu sử như Gong Ji-Young là thế hệ 386 những người sinh viên tham gia phong trào đấu tranh dân chủ, người chồng đầu tiên từng ngồi tù vì đấu tranh dân chủ, đây là một quãng lớn trong tiểu thuyết Cá thu của bà, hay là, ở đây có nhắc đến chỉ một câu về quan niệm án tử hình [bà được mời đi diễn thuyết nói về án tử hình] và đó là một chủ đề bà đề cập trong Yêu người tử tù...


Ngôi nhà vui vẻ có lẽ là bản dịch của một nhóm các bạn trẻ học ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc, cũng không biết bản dịch này có được hiệu đính tốt không, biên tập ở mức độ nào; nhưng chắc chắn là về logic câu văn có thể kể ra cỡ 15 câu dịch lỗi mà không cần phải đọc nguyên tác hay đối sánh các bản; phải đi qua đến 1/2 đầu mới thấy bản dịch có vẻ tốt hơn dù thi thoảng vẫn thấy vênh phần nọ phần kia, 1/2 sau thì lỗi giảm dần rõ rệt hoặc cũng có thể câu chuyện xúc động cũng làm tôi quên luôn việc soi 🙂



Không có nhận xét nào: