Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

24.3.25

queer




nếu không phải vì sắp gả đi thì chắc không biết đời nào tôi mới sờ đến quyển sách trong ảnh; vì cái logo Phụ nữ tùng thư tủ sách giới và phát triển :))); tôi không định đọc Butler, cũng không muốn đọc Butler đọc nhân vật nào đấy 


người đọc tương tác với văn bản, tiếp nhận và diễn giải là một phần làm nên sự biến văn học, từ đấy mà người ta dựng lịch sự văn học. Nhiều người đọc Hegel, Lacan đề cập Antigone rồi; với tôi, lối của Hegel quá straight vì đứng ở điểm nhìn của Creon, Antigone - Creon, thân tộc - nhà nước; Lacan thì tôi hứng thú hơn dù dựa vào lời thơ của dàn đồng ca để nói thay, cảm thay cho người xem/đọc, Antigone từ phương diện mỹ học, sức hấp dẫn khó cưỡng của cái đẹp, cái chết của Antigone nằm trong ranh giới của Tưởng [imaginary] và chớm khởi đầu/vượt giới hạn có thể sống của Tượng [symbolic]; còn cách đọc của Judith Butler thì quá queer [nó hứa hẹn mở ra nhiều diễn giải cho văn bản đã thường quá ổn định về ý nghĩa; nhưng với tôi, phải đúng đã, cách đọc queer cũng tốt, nhưng phải đúng đã] - queer theo nghĩa của Butler để chỉ lệch chuẩn, bên lề của chuẩn, thậm chí hỗn chuẩn, khó khuôn định vào một quy chuẩn/định nghĩa, độ mở của khả thể, kháng cự định nghĩa etc.


Butler đứng ở góc nhìn Antigone và từ góc nhìn ấy Butler đọc Antigone trong đối thoại Hegel đọc Antigone [Butler dùng chính Hegel chống lại Hegel], Lacan đọc Antigone. Butler đề xuất một khả thể đọc khác, theo đó, Antigone không thuộc cái nhìn chính trị, cũng không đại diện thân tộc theo nghĩa lý tưởng. Antigone là một trường hợp lệch chuẩn và cần nhìn nhận Antigone như một chủ thể, chủ thể này tham gia vào bi kịch, tất tật những rắc rối sự vụ đều bởi ham muốn của chính nàng. Antigone chôn anh hai lần và ở lần 2 khi bị bắt, trước mặt bạo chúa Creon, Antigone hành động bằng ngôn từ, khẳng định việc mình làm và nói rằng sẽ không phủ định việc mình đã làm; như vậy tức là lặp lại hành động chôn cất đã thực hiện trước đó và đương đầu với quyền lực của người đứng đầu dựa trên một quyền lực khác - quyền của ham muốn. Vậy tức là, 1. hiện diện chính trị bằng việc nói ở nơi không được phép nói, 2. rắc rối giới - Creon cảm thấy mình bị xúc phạm, nam tính của Creon dường như bị tính cương cường của một nam tính nơi Antigone đe doạ "nếu cô ta không bị trừng phạt thì cô ta mới là đàn ông, chứ không phải ta", "chừng nào ta còn sống thì không người đàn bà nào được nắm quyền", 3. vẫn là ham muốn, khẳng định chủ quyền của một chủ thể ham muốn [subject of desire] - không có vinh quang nào lớn hơn việc chôn cất người anh này, vì người anh này là duy nhất với nàng, không ai thay thế được [Goethe có nói gì đấy về đoạn này, đại ý, Goethe muốn ai đó chứng minh rằng đoạn này, lời của Antigone là ai đó nhét vào chứ không phải Sophocles, để tí tôi kiếm lại link dán bên dưới, dán cả George Eliot đọc Antigone nữa The Antigone and its moral, Lessing cũng có, Levi-Strauss nữa, nhưng ngại tìm lại quá; nhìn chung nhiều sinh viên Mỹ chọn Antigone (may quá người ta cũng chán ngán Freud với Oedipus rồi) hoặc chọn cách đọc Antigone của Hegel, Lacan, Eliot... làm đề tài, hồi lâu lâu tôi search, lạc vào trang của các trường, file pdf đọc vui phết] - vẫn là dục vọng, ham muốn, hành động hướng về đối tượng ham muốn. Đến đây thì đúng câu nói của Butler "cuộc đời đáng sống hơn khi ta không bị giam cầm trong những phạm trù không phù hợp với mình, những phạm trù áp đặt và lấy đi tự do của mình". Giữa hành động và cái chết của Antigone không phải quan hệ nhân quả, Creon không giết Antigone, mà Antigone lựa chọn hành động, Creon chỉ xua Antigone đến một cái chết sống ngay khi chưa được sống ngay khi còn đang sống vì Antigone là một trường hợp bất tất, lệch chuẩn không khớp vào định chế nào, chính Antigone mới là tác giả cái chết của mình. Qua cách đọc queer của Butler về Antigone, ở đây là yêu sách của Antigone thì Butler đặc biệt phục hồi vị trí cho ham muốn, quyền được có quyền ham muốn, đề xuất một lối nhìn khả thể của ham muốn trong định chế thân tộc, nhà nước


tôi vẫn câu cũ, học giả viết gì mà khó hiểu thế :))) nên tôi rất ngại đọc học giả viết. Bản thân tác phẩm là tác phẩm, ý nghĩa là ý nghĩa với riêng mỗi người đọc, mỗi ý nghĩa ấy lại gần như có thể xem là duy nhất, ý nghĩa nào thì cũng là ý nghĩa và không ý nghĩa nào là giống với ý nghĩa nào

Không có nhận xét nào: