Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

25.3.25

Erich Fromm




lại thêm 3 quyển của một nhân vật không bao giờ nghĩ mình sẽ sờ tới, nhưng sách vào nhà thì trước sau cũng phải sờ thôi, nhất là khi biết The art of loving từng có bản dịch ở vn của Tuệ Sỹ từ năm 1969 - Tâm thức luyến ái và một bản dịch khác tên Phân tâm học về tình yêu, cũng năm 1969. Thì phải sờ xem thế nào. Hạnh phúc và tình yêu, những tình cảm, năng tính yêu thương... làm gì có chuyện dễ thế, không miễn phí, không dễ dàng hưởng được... rất nhiều công trình viết về tình yêu, thì đúng thôi, nhưng khó hiểu là, rất nhiều người đọc nó để "học". Tại sao lại học. Khởi thuỷ là hành động, phải hành động thì mới nhận được sự giáo dục, giống như yêu, tình yêu mang đến sự giáo dục; thay vì học nó để hành động yêu, giống như [chờ] được yêu. Tôi cần bởi tôi yêu, thay cho, tôi yêu bởi tôi cần. 


Xã hội tỉnh táo và Trốn thoát tự do là 2 quyển đúng trình hiện lúc này. Đều là những công trình nghiên cứu cách đây chừng 70 năm nhưng nó chỉ ra và phân tích cặn kẽ tâm lý của xã hội văn minh cùng những công dân tự tha hoá phân liệt của nó [quyển Trốn thoát tự do thiên về phân tích cấu trúc tính cách con người hiện đại]. Baudelaire từng đặt một câu, đại ý: Còn lại gì cho thế giới con người trong tương lai... chúng ta sẽ tàn lụi bởi chính cái thứ mà chúng ta cho rằng mình sống nhờ nó. Cũng vậy, Tolstoy chỉ ra việc tất cả những gì con người làm, để làm gì, để đạt được điều gì, các cá nhân cũng như toàn bộ các quốc gia coi thứ được gọi là văn minh làm nền văn minh thực sự dễ dàng làm sao; chính vì nhìn nhận sai nên cái được coi là văn minh thì dễ làm và chấp nhận được còn nhìn nhận đúng về văn minh đòi hỏi nỗ lực khắc khổ vì thế sự nhìn ra luôn bị đại đa số khinh thường và chán ghét, bởi nó phơi bày sự dối trá của cái được gọi là văn minh


"thế kỷ 19 vấn đề là Chúa đã chết, còn trong thế kỷ 20 vấn đề là con người đã chết. Thế kỷ 19 vô nhân đạo có nghĩa là độc ác, còn trong thế kỷ 20 điều đó có nghĩa là sự tự tha hoá. Nguy cơ trong quá khứ là con người trở thành nô lệ. Hiểm hoạ trong tương lai là con người có thể trở thành người máy". Tôi thấy chưa bao giờ con người thoát định mệnh trở thành nô lệ, do và cho chính mình, xã hội môi trường mà con người dựng lên; tưởng là mình tự do, thoát khỏi những ràng buộc của mình của xã hội, tưởng như mình nhận thức rõ về mình về thế giới... nhưng nhầm to, nhận thức về mình luôn là nhận thức sai trệch nhiều nhất, loanh quanh vẫn giống Tôn Ngộ Không trong tay Phật Tổ Như Lai [đúng tên ông Phật í không nhỉ; hôm lâu bạn tôi gửi tôi một stt của một người có vẻ elite, stt í viết nghe có vẻ văn minh nào là chết thì không cần áo quan không cần tổ chức rộng rãi không này không kia... tôi đá mắt đọc lướt mấy giây bảo đứa gửi cho mình: cái ông viết cái này sao mà lắm không thế, thời này bị điên à, thoát khỏi cái không không, cái có để đi vào mê cung của đủ thứ mê cung không, không cái mèo gì mà lắm không thế, rõ dở hơi, lần sau đừng gửi tôi đọc mấy người rồ thế này nhớ, tôi ghét nhất cái bọn vờ vịt, không nhiều thế này thì là cụ của có cụ của dục vọng, thể hiện, chứ không cái mèo gì]. Đang thế kỷ 21, những cỗ máy người, người máy hoá sẽ phá huỷ thế giới và chính chúng bởi không chịu nổi nỗi buồn chán của một cuộc sống vô nghĩa


tôi vẫn câu cũ, học giả viết gì mà dài dòng khó hiểu thế :)))

Không có nhận xét nào: