bạn nào thích lịch sử Anh nói chung, hay riêng thời Cuộc chiến Hoa hồng thì đọc Con gái của thời gian đi. Josephine Tey viết, với mình, không đặc sắc văn chương nhưng câu chuyện ngoài việc logic sắc bén, nó còn nhiều thông tin và gọn
thanh tra Alan Grant nằm trên giường bệnh chán nản được bạn mang đến cho một loạt các bức chân dung, vì vốn Grant là người rất thích nhìn ảnh chân dung người khác để định vị trí cho người trong ảnh, quan toà hay bị cáo [có lẽ bệnh nghề nghiệp, có 1 pha anh ta nhìn ra phạm nhân chỉ bởi người 40t mà mặt không nếp nhăn, bởi 1 lối nhìn: 40t mà không nếp nhăn thì hẳn thiếu trách nhiệm và trăn trở với mọi sự trên đời, rất thích hợp cho vị trí làm mà không cần quan tâm hậu quả hay thiện ác]. Trong loạt ảnh cầm xem giết thời gian, có vua Richard Đệ Tam, người vốn được xem là tàn ác, gã gù độc địa, kẻ giết 2 cháu ruột để bảo vệ vương vị, theo như sách giáo khoa sử và các sách sử dành cho người học để đi thi nêu ra; Grant ấn tượng với gương mặt trong ảnh và khi biết đó là Richard III đầy tai tiếng tàn ác, Grant hồ nghi [nhìn mặt bắt hình dong hiếm khi sai, nó sai chỉ bởi người nhìn nó, nhìn mà không thấy, nhìn ra sai]. Từ vị trí thanh tra cảnh sát điều tra vụ án, Grant chuyển sang vị trí của người điều tra học thuật - sử gia. Đây cũng là điều tôi luôn thích ở những người nghiên cứu đúng nghĩa, họ trở thành những người điều tra, lần theo nhân vật của mình, biết nghi ngờ, đặt nghi vấn và giải quyết nó [nhiều khi tới độ ám ảnh]
cái hay của việc lật lại một kết luận lịch sử suốt 400 năm trong quyển sách này là nỗ lực suy luận của các nhân vật điều tra học thuật dựa trên các căn cứ lịch sử [sách giáo khoa là thứ gây thất vọng nhất, tiểu thuyết theo nghĩa nào đấy nếu biết nhặt chi tiết thì không hề tồi, thậm chí như trong Con gái của thời gian thì Thomas More lại vô cùng bịa đặt (giai đoạn Thomas More viết về Richard III thì More mới chỉ khoảng 5 tuổi, khi Richard III bị tiếm ngôi và bị xử thì More chỉ khoảng chập 8 tuổi; lứa tuổi mà thiên về một thằng bé nghe người lớn kể lại, cái nhìn và sự kiện có đáng tin không; chưa tính đến, lợi ích chép sử cho vị vua tiếp theo khiến người ta thích bẻ cong sự thật theo đúng ý: lịch sử thuộc về phe thắng lợi]. Thường các tiểu thuyết sẽ chọn một giai đoạn lịch sử và các nhân vật để đưa vào đó các sự kiện [sự thật/một phần sự thật/hư cấu] để tái tạo sự kiện lịch sử theo cách hiểu và theo kết cục đã định sẵn/hậu truyện có kết cục theo ý tác giả; còn Josephine Tey cho các nhân vật của mình đơn thuần sử dụng logic suy luận đối chiếu nhiều nguồn văn bản lịch sử [một nhân vật trong truyện có nói, đại ý: sự thật không nằm trong các bản tường thuật mà nằm trong các sổ kế toán; tôi thấy điều này luôn đúng, tức là, lịch sử thật sự được viết dưới những dạng thức không chủ ý để trở thành lịch sử 🙂 kể từ khi mọi thứ quy ra tiền/vàng, tiền/vàng được dùng làm vật mang giá trị mua bán, còn sống thì con người còn bị lưu vào các bút toán thu chi mua bán; và các sổ kế toán biết nói sự thật ngay cả khi nó ghi khống :)))], không ngại đặt nghi ngờ và tìm cách trực diện lật lại sự kiện lịch sử 400 năm trước đã được định sẵn kết chung
hoá ra Shakespeare viết Richard III là chính ông Richard - đối tượng của điều tra học thuật trong quyển tiểu thuyết này. Và hoá ra Richard III được minh oan từ thế kỷ 17, Horace Walpole làm điều tương tự vào thế kỷ 18, thế kỷ 19 cũng có người làm điều này, thế kỷ 20 thông qua nhân vật Grant và cộng sự, Josephine Tey gián tiếp làm công việc lật lại sự kiện lịch sử, mang một lối nhìn khác cho người đọc về một vị vua
sự thật là con gái của thời gian, không phải con gái của quyền lực" [Bacon]