Over and over I whisper your name. Over and over I kiss you again
TT&NT

13.10.24

phi thực xanh




lâu không đọc văn học nước nhà nên phải đảo qua cho biết. Và thế là đọc hú hoạ một quyển đập vào mắt, đang sẵn trong nhà: Người bay trong gió xanh của Phạm Duy Nghĩa. Tên tập truyện [được lấy từ 2 trong số 12 truyện: Người bay, Gió xanh; tên tập truyện, tôi đã nghĩ một cái gì đẹp nhẹ như bồ công anh trong gió cơ, tôi đã nghĩ vậy] và bìa sách gợi ngay phong vị của miền núi phía Bắc [đôi lúc trong khi đọc tôi nghĩ, nghe như làng quê truyện văn học Liên Xô] và nó đúng như thế


phần lớn các truyện ngắn đều mang yếu tố kì ảo phi thực làm người ta nghĩ đến phong cách giả tưởng của các tác giả từng quen thuộc ở vn như Karel Capek, H. G. Wells... nhưng ở đây có vấn đề. Câu chuyện được đọc vì vốn nó thu hút người ta đọc, sao không để đôi bên được sống với hạnh phúc ấy của người kể chuyện và người lắng nghe câu chuyện, lại cứ cố gắng lồng vào cái kết những ý nghĩa và "bài học". Dở. Vốn tưởng với phong cách kể chuyện kì ảo thì tư duy văn học mạnh về ý tưởng, thoát khỏi những vết chân quen con đường cũ, cuối cùng lại giẫm y chân mình vào trong những vết chân cũ đến mòn [đúng, văn chương có yếu tố giải trí bên cạnh 'giáo dục' nhưng để đưa vào như không thì đấy là việc của tác giả văn chương]


tập truyện yếu rõ nhất ở các truyện giữa tập, nó không phải hài hước [hài hước thì khó, nếu đúng hài hước] mà là cợt nhả [cợt nhả lúc nào cũng rẻ; cái hồi rất lâu rồi khi những gì cuối cùng tôi đọc của NVH khiến tôi nghĩ 'rẻ vật vã' và đấy là lúc tôi nhận ra (biết lại) rẻ thì kinh dị thế nào] Mở đầu và cuối thì tạm. Tôi thấy khá nhất là Gió xanh và Con dê xanh trên núi tuyết [nên tôi chọn cái tên 'phi thực xanh' cho văn bản này đây; cứ tưởng truyện Khí lạ, có thể gỡ gạc]; có thể chọn thêm Thành phố biến mất dù truyện này phong cách viết làm tôi nghĩ đến hồi 20 - 25 năm trước tôi đọc HAT, NVH etc.; truyện gây tò mò cho tôi là Sài thục, tò mò vì không biết củ này có thực không hay Phạm Duy Nghĩa tạo ra, hay, nó là một loại củ truyền thuyết của vùng núi phía Bắc [nghe cái tên 'sài thục' tôi nghĩ đến 'chài ngải']


Không có nhận xét nào: