30.1.15

mad world

Tôi rất thích ca khúc Mad world. Vào những lúc suy tư, lẩm nhẩm hát là dễ sa vào trạng thái buồn, nghẹn tức ở cổ, ngực, phải kiếm khăn giấy lau mắt. Chiều nay vô tình nghe ca khúc này lồng trong một đoạn phim, vì tò mò quá, tại sao chàng trai trong đoạn phim lại u ám như vậy nên tìm xem. Suicide Room chỉ có phụ đề tiếng Anh nên hạ quyết tâm lắm mới ngồi xem (6-7 năm rồi, ì người chỉ xem phim có phụ đề tiếng Việt, lười như con nhợn). Có Chúa biết, tôi luôn tự hỏi điều gì, cánh cửa nào dẫn tôi trở thành tôi hiện nay. Tôi thích những thứ phải đặc biệt trong sáng, nếu không, hãy đen kìn kịt, u tối hết mức có thể. Và rồi mỗi lần đọc, xem, nghe...những thứ ưa thích ấy thì lại đi vào cảnh suy tư
Bàn tay tôi chìa ra nhận vầng sáng của ánh trăng, mắt tôi cảm nhận thứ ánh sáng huyền diệu, mái tóc cảm nhận làn gió vờn nhẹ trong đêm. Khung cảnh đẹp như mộng này sẽ còn mãi, mãi, mãi. Còn tôi, biết đâu ngày mai, ngày mốt, năm sau, 5 năm sau, 10 năm sau...tôi thành cát bụi, tôi không còn, tôi mất dấu trên đời. Thân xác này là tro bụi bay trong gió. Nhỏ bé. Hữu hạn. Nghĩ tới cái nhỏ bé hữu hạn của đời người chỉ muốn bật khóc, thương cảm thân phận con người
Thế rồi chỉ mấy giây sau, nghĩ tới cuộc sống một con người với bao ưu phiền, mộng ảo, trách nhiệm, khổ nạn...thì chỉ muốn được chấm dứt gọn gàng không dấu vết nhất có thể. Và vui mừng vì mình luôn có cửa thoát, chọn lựa cái chết khi mình muốn.
Rồi lại nghĩ, đâu phải cứ cố gắng giết chính mình là yên vị cái chết được. Tôi biết chắc, thực tế không phải như vậy. Tôi trải qua và tôi biết.
Nên là lại ì ạch đẩy tảng đá lên đỉnh núi rồi ơ hờ nhìn nó lăn xuống. Đẩy lên, nhìn, lăn xuống. Đẩy lên, nhìn, lăn xuống
Ta là ai

Who are we



có hơn 200 trang mà quay cuồng mệt mỏi, vô cùng nhẫn nại như đọc 700 trang. Cuốn hút nhưng đọc chỉ để đọc tới cuối cùng xem tác giả viết cái kết thế nào, chứ để viết nghiêm túc về quyển sách mỏng này thì mình nghĩ nhiều người ngán, viết xong đọc lại có khi còn chả biết mình viết cái giề pacman emoticon
Lâu lâu rồi mình có nói chuyện với chú bạn, mình nói thích tác giả a, b, c... và không đọc nổi x, y, z dù được cho là tượng đài, là hay, là ảnh hưởng tới nền văn học, là bla bla blo blo...Chú à một tiếng và bảo, vậy là con thích văn chương dạng cầm nắm được. Mình cười hì hì, dạ đúng rồi, con rất sợ hư cấu, thực tại quá khứ, tỉnh mê đan xen.
Tưởng tượng và dấu vết là cuốn tiểu thuyết viết đúng phong cách mình sợ kia. Điều mình ngưỡng mộ tác giả nhất đó là anh ta viết được dị biệt cỡ này, và mình ngờ rằng nếu anh ta theo đuổi phong cách này dài dài thì anh ta tài tình quá, trong việc chịu đựng được chính mình mà không hóa điên
pacman emoticon
"từ hôm nay anh sẽ là quái thú nhưng anh sống một cuộc đời thực"
ờ được rồi. Tôi là ai. Bạn là ai. Chúng ta là ai chứ.
ps: bìa tuyệt cú, tác giả chắc ưng bìa sách lắm đây wink emoticon

MONG MONG - EMi




MONG MONG-CHÚ CHÓ HAM ĐỌC SÁCH 
Quyển này dễ thương quá kiss emoticon
Chài ai chài, mều EMi mà ngầu như chú chó Mong Mong, ham đọc sách như Mong Mong chắc tui thành bà mẹ oách nhứt quả đất luôn đó tongue emoticon
trong khi tui đang lơ lửng bay vậy thì bố ấy kéo tui chạm đất bằng trò yêu thích: làm-sao-chui-đầu-vô-đúng-quai-túi-nilon cry emoticon
hự @.@
Và bố í thành công mỹ mãn, không chê vào đâu được colonthree emoticon

Do you believe in live after love



Sự thật về vụ án Harry Quebert hay Chuyện nàng Nola (Joel Dicker) là một quyển sách dày 700 trang, trong nó là các bi kịch ở các thời điểm khác nhau, nhưng cái nghiệt là các bi kịch cá nhân này vô tình chập nhau vào năm 1975 mà tới hơn 30 năm sau, 2008 sự thật mới được nhìn ra. Và người đọc khi đóng sách lại cũng ước rằng giá như sự thật cứ mãi ngủ yên, một sự yên bình giả tạo mà đôi khi người ta sẵn sàng vờ như rất hài lòng :)). Sự thật ai cũng muốn đào ra, đào ra được lại mất công kiếm chỗ nằm cho chắc để khỏi shock pacman emoticon.

Vì có 4 người viết 4 tiểu thuyết - tiểu thuyết trong tiểu thuyết: Nguồn gốc cái xấu xa, Những chú mòng biển ở Aurora, Vụ án Harry Quebert và Sự thật về vụ án Harry Quebert hay Chuyện nàng Nola pacman emoticon nên cuốn tiểu thuyết này là chuyện tình, chuyện nhà văn, chuyện bình yên giả tạo của đám đông...trên tất cả nó là cuốn sách tôn vinh sự thật
tình yêu của tôi đủ sức giết chết tôi rồi nên tôi tránh xa tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, nào ngờ chuyện tình ở cuốn tiểu thuyết này khiến tôi cười nhệch mép ra là càng tránh thì mình càng lâm vào thứ lãng mạn dù đây là tiểu thuyết trinh thám điều tra. Chết nỗi, văn chương không đẹp nhưng nhận định tình yêu, tâm lý nhân vật làm ai cũng thấy mình in ít nhiều nhiều trong đó (haizza, sao nay tui sến zữ vậy chài :v)

700 trang sách khiến bạn không thể nào không rùng mình thú vị vì mỗi khi tìm ra được một miếng ghép là bạn lại thất vọng vì mình lại tiếp tục đoán sai thủ phạm. Suốt cả quá trình đào bới sự thật mình cứ nghĩ hoài chả nhẽ tay nhà văn quên vụ việc ở Alabama hay sao, chả nhẽ 700 trang chỉ ở mức này thôi à, mình cứ hy vọng nó phải đồ sộ hơn cơ thì tới tận trang 583 hắn mới đào tiếp wink emoticon. Tác giả sinh năm 1985 mà viết ngon ha, đúng như lời khuyên của thày giáo nhà văn Harry Quebert với học trò nhà văn Marcus Goldman phải viết được một thứ là đến tận cuối cùng vẫn làm độc giả bất ngờ, nhiều bất ngờ đến mức cả chiều ngồi đọc rùng mình liên hồi, tốn cafe quá cry emoticon

hôm trước có bố nào bảo 200 trang đầu chậm, không hấp dẫn í nhể. Tôi đọc mà cứ vào thun thút, 400 trang sau đã tiêu tốn của tôi buổi chiều chủ nhật ảm đạm và 1.3 lít cafe, hết cafe phải mò đến lọ cafe Nga ngố chua loét trong tủ, uống như tra tấn pacman emoticon

thôi đấy, tâm hồn ta dễ gây u mê cho chính ta lắm nên các bác đọc sách đi. Và yêu nữa wink emoticon

mộng ảo khổ nạn


Đây rồi, Chiếc chìa khóa (Junichiro Tanizaki), một thế giới đầy ắp nhục cảm. Tình dục làm con người là con người nhất. Tình dục hoan lạc, đam mê, thấp hèn nhơ nhớp ở đây có cả. Nhưng chính xác tột đỉnh thì phải gọi đúng tên: Tình dục là khổ nạn của con người
Với tôi Junichiro Tanizaki đại tài trong việc đào bới tâm lý nhân vật Con Người. Tôi không quên được cảm giác cách đây 5-6 năm đọc Yêu trong bóng tối và Cầu mộng, đặc biệt là Cầu mộng, nó là một không khí hoài niệm đậm chất văn học Nhật, làm tôi suy tưởng đến bệnh hoạn không rõ thực-mơ, gần như hư ảo, phù phiếm. Và câu hỏi: hồi ức nhân vật tôi của Cầu mộng đắm chìm trong vườn địa đàng cùng hai bà mẹ, thực chất là ngây thơ hay tội lỗi, làn khói mơ màng ấy đâu là tỉnh đâu là mê.
Còn Chiếc chìa khóa điển hình một cái nhìn cuộc đời hoan lạc và khổ đau, thừa nhận thân xác này nhơ bẩn. Thân xác là bệ thờ của chúng ta, chúng ta yêu cơ thể mình nhưng thân xác này nhơ bẩn lắm, không tắm không gột không rửa là bốc mùi liền, bệnh tật là có ngay hôi thối. Với xuất phát điểm như vậy, ta chờ đợi gì ở linh hồn chúng ta cry emoticon

Tanizaki vĩ đại

Bức biếm họa


Họ nói đây là một chuyện ngoại tình mà ngoại tình với mình là một kịch bản phổ biến đến nhàm chán vì mình là một kẻ cuồng tín với tình yêu đích thực nhưng cũng dễ dàng chấp nhận việc rất yêu, vẫn yêu ai đó nhưng không còn thích nổi người ta. Nên ngoại tình là chủ đề không có gì quá thu hút.
Chúng ta rất đa dạng, tâm hồn là cả hố thẳm, xã hội càng văn minh thì cuộc đời vốn khó lường lại càng trở nên điên loạn, con người dễ đánh mất mình, đi lạc rẽ nhầm mất phương hướng và nếu không, thì dễ phát điên vì không chịu nổi chính mình. Quá nhiều quan trọng nên không ai đủ sức phán xét đúng sai phải trái

Tiếng cười trong bóng tối là một bức biếm họa có hình cái ác tinh tế và sự cả tin ngốc nghếch.
Rex là tay họa sĩ bỡn đời. Nói cuộc đời thú vị làm sao thì nó phải đúng cái thong dong của lời ca What a wonderful world, còn để bỡn được đời thì hẳn anh phải là kẻ sử dụng cái ác như một cuộc chơi tinh tế

Cuộc đời kẻ ngốc như Albinus là tác phẩm hội họa thì hẳn nó sẽ không hoàn hảo nếu lão sống được đến già, một cách bình lặng

Và,
"cái chết thường là điểm đích của trò đùa cuộc đời"

Nữ chính của Nabokov có vẻ đẹp của đứa trẻ không bao giờ lớn, họ nứt nẻ, và xấc xược. Nabokov cho tôi cảm giác của người quen lâu ngày không gặp, và vì tôi đẩy cảm giác về Nabokov mang lại cho tôi xa đến mức mà khi quyết định đọc Tiếng cười trong bóng tối, tôi sợ hãi đến hốt hoảng.

Ronin



Ronin, có nghĩa là một người trôi dạt trên những con sóng, một người bị mất phương hướng. Một samurai vô chủ.

Đây là một cuốn trinh thám thiên về hành động (hơn điều tra). Một tô mì ăn liền kiểu Mỹ. Nói chung không phải mùi mình thích. Mình đọc nó vì 1, tác giả có 3 năm làm cho CIA. 2, bối cảnh truyện ở Nhật kiss emoticon. 3, Nam chính tên John. 3 lý do lờ mờ xuất hiện một thứ mình nghĩ là mình còn phải tìm hiểu dài dài, và ôi thôi, tác giả lại đang sống ở Cali nên nhất định mình phải đọc nó. Càng đọc càng thấy không ưng cái mùi của truyện, nhưng lại rất đúng chỗ ngứa của mình
Mà ban đầu, cầm sách đọc vì nghĩ nó có yếu tố lãng mạn đó chứ, đúng cái tui đang cần nạp thêm pacman emoticon
Nhìn chung, nếu chuyên trị trinh thám thì cuốn này nhai chả bõ zính răng colonthree emoticon

sự lặng im của những gì còn lại


Bữa trưa ngày hôm qua, ông bố mình nhìn sát bìa sách, hỏi: bìa nó in con chó sói à. Lốc rằng thì là một con chó sói đánh hơi thấy mùi máu và ăn thịt xác nạn nhân. Một nhiếp ảnh gia nhồi máu cơ tim mà chết vì nhìn thấy những cái xác kinh hoàng trong ngôi làng hẻo lánh mà ông tính sẽ chụp ảnh khói từ các ống khói bay lên trong tuyết lạnh. Rồi bla blo...rồi bla blo...
ông bố mình ngồi nghe chăm chú dừng cả ăn. "Sao bọn Tây nó viết được những cốt truyện ly kỳ thế con nhỉ"
Thật ra, trong hai ngày liên tiếp, mình kể cho ông bố nghe hai tỉu thuýt truyênh thớm đìu tra. 1, Kasha (Miyuki Miyabe) và 2, Người đàn ông đến từ Bắc Kinh (Henning Mankell). Mảng trinh thám mình thích Fred Vargas nhất cơ, Henning Mankell đứng hàng 2 nhưng nếu được hỏi thì mình hay phân vân hai người này mình thích người nào hơn ta? Chỉ vì cảnh sát trưởng Adamsberg và thanh tra Wallander được xây dựng oách quá, các ổng phá án bằng những linh cảm mơ hồ mà lại rất logic, tâm hồn lúc nào cũng chạy mộng mơ đẩu đâu, lãng mạn đẩu đâu rồi tách một cái, công tắc được bật, bọn hắn lại tư duy sắc sảo kiểu cáo già cú vọ colonthree emoticon
Người đàn ông đến từ Bắc Kinh là một hình tượng khác hẳn, không có Wallander của mình, nhưng không cách nào cưỡng được chất trinh thám của Mankell. Ngày xửa ngày xưa mình bị Mankell thu hút chỉ vì một câu văn trong Tường lửa thôi đó, ai nghĩ sẽ bị ổng ám đâu pacman emoticon
-Bố: ôi, truyện bọn Tây viết, cốt truyện nghe hay hơn cả xem phim nhỉ
-Lốc: hay bố đọc đi, con nhiều lắm, đầy quyển hay
-Bố: thôi thôi, khi nào con đọc quyển gì hay lại kể bố nghe. Bây giờ bà í không có nhà, bố con mình kể chuyện cho nhau nghe colonthree emoticon

ps: vừa rồi tìm Chậm một bước toát mồ hôi không thấy, suýt chút nữa thì bật khóc, vò đầu nóng mặt tim thình thịch đứng giữa phòng nghĩ xem đã cho đứa quái quỷ nào mượn. Sau 4 lần chạy lên chạy xuống tầng 4-5 thì ớ ra là mình xếp ở giá những quyển đọc năm 2010 pacman emoticon

Nếu hỏi tôi đang cảm thấy thế nào thì tôi chắc chắn mình đang thấy rất kứt
và không cần thêm bất cứ gì thì trông tôi cũng đủ phát điên rồi
càng như vậy tôi càng phải đọc
nếu không, cái chết thật dễ như ăn kẹo súc cù là
Bóng ma ký ức đọc xong được 3 hôm rồi, Cô gái mất tích vừa xong (fucking movie xem từ hôm khởi chiếu). Nợ stt về 2 quyển này
đang rất kứt, chỉ biết nằm zít thuốc nhìn trần nhà.

thêm một xôn xao


đã có 12 lỗ khoen, chúng đều có ý nghĩa nhất định (ghi nhớ, đánh dấu, cảm thấy tự hào, trưởng thành, giai đoạn mới, biết chấp nhận...) tại thời điểm được tạo lỗ trên tai mình. 
Sáng hôm nay đứng trước gương xỏ khoen vào tai, muốn rằng có thêm 1 khoen nữa để đóng dấu tháng ngày khó khăn hiện tại. Nói rằng, đôi tai này đã lắng nghe thêm một xôn xao đời.
có thể ở vị trí nào nhỉ wink emoticon

pretend




Hạnh phúc, đạo đức...giống như thời trang free size, oversized không bao giờ lỗi mốt, có thế nào chúng ta cũng mang lên người được, nhỉ colonthree emoticon
Vờ hạnh phúc khi ta buồn chẳng phải là điều quá khó

pretend you're happy when you're blue
it isn't very hard to do
and you'll find happiness without an end
whenever you pretend

Vờ hạnh phúc khi ta buồn chẳng phải là điều quá khó
Vờ hạnh phúc khi ta buồn chẳng phải là điều quá khó

việc vờ vĩnh, giả vờ, huyễn hoặc ...như thể một cơ chế kéo giãn vũng giảm chấn, một cách hữu ích để bảo vệ chúng ta khỏi thương tổn

sau lâu là lâu mới quay lại tập yoga, ảo tưởng sức mạnh thắp đèn tưng bừng mở hội đãi ngộ bản thân thiệt là oách. Rốt cuộc, tập xong nằm như chữ X nhìn trần nhà thở đều và thở đều và thở đều. Và nghĩ đến pretend

ps: tăng động-giảm chú ý nó là như thế này đấy các bợn ợ pacman emoticon

xây dựng một thế giới


Mình đặc biệt tin vào tình yêu, thứ tình yêu đích thực. Nhưng mình rất sợ các câu chuyện tình yêu sến súa (sến chúa) sến rền rệt dễ dàng tốc gió thổi bung cảm xúc lên cao trào pacman emoticon
Mình đặc biệt thích các câu chuyện có màu sắc cổ điển trong là trong, tươi sáng phơi phới những tưởng như có phép màu. Nhưng đặc biệt lại sợ cổ tích nàng công chúa trong rừng xanh rồi bạch mã hoàng tử vân vân và vân vân, vì nàng công chúa trong rừng xanh đã xa rồi, xa lắm rồi
Mình thích Khu vườn bí mật với tình cảm dìu dịu. Sự thích ấy nó cứ lãng đãng năm này qua năm khác. Nếu không có những Khu vườn bí mật, Công chúa nhỏ (Frances Hudgson Burnett)...thì vào những năm tuổi trẻ như thế này, mình thành thứ người móp méo ra sao, điều gì xảy ra không ai biết colonthree emoticon

"Một công chúa thì không nổi xung
Một công chúa thì phải lịch sự
Một công chúa thì không trả đũa những kẻ nhạo báng mình
Tôi giả vờ mình là một công chúa để tôi có thể cố gắng và cư xử như một công chúa!"

Là một chú bò thuần khiết là điều bất khả trong cuộc đời này. Nhưng điều gì xảy ra ai biết chứ colonthree emoticon, mỗi ngày là một phép màu mà wink emoticon. Mình tin vào sức mạnh của những điều trong sáng, ờ, các bạn cứ lêu ồ lêu tôi đi pacman emoticon

Ps: mình nhớ ngày xưa mình đọc Công chúa nhỏ được in chung với một truyện gì í nhỉ. Bao nhiêu năm rồi, đọc lại bồi hồi quá.
Người dịch Công chúa nhỏ, cũng là người dịch Lũ trẻ đường tàu (Edith Nesbit), một câu chuyện trong văn vắt

Loài mèo í mà, chúng dễ thương. Một kiểu dễ thương vừa như dịu dàng mà cũng hoàn toàn vờ vĩnh. Một loài vật kiêu ngạo và tự mãn. Chúng là loài duy nhất từ chối không nhận lời răn của Đức Phật, và vì hành vi cố chấp này mà cánh cửa Niết bàn đã đóng lại, chúng không được Đức Phật ban phước.
Câu chuyện ngụ ngôn nì có một chi tiết thú vị. Trái tim mèo May ngừng đập ngay chính thời khắc nhìn thấy mình được họa trong bức tranh Đức Phật nhập cõi Niết bàn, May quá hạnh phúc, không thể sống thêm một phút giây nào nữa, để rồi trong bức tranh May cung kính, an lạc cúi đầu trắng xinh xắn nhận sự ban phước của Đấng Thế Tôn.

ps: sách rất mỏng, có hơn 80tr. Phục vụ nhu cầu chuyện trước giờ đi ngủ wink emoticon. Emi kiêu thấy ớn, xin kiểu ảnh mà nhất định khồng khồng khồng colonthree emoticon.

Mình stt sách dễ hiểu đến thế này là hết nhẽ luôn rồi nha cry emoticon

tám phút sau đó


Nếu mặt trời phát nổ, bạn sẽ không thể biết trong 8 phút. Vì ánh sáng phải mất từng ấy thời gian để đến chỗ chúng ta. Trong 8 phút, thế giới vẫn sẽ sáng tỏ. Và vẫn ấm áp. 
Đã 1 năm kể từ ngày bố mất. Và tôi vẫn cảm thấy 8 phút mình có với bố...đang cạn dần
Đây là một đoạn Oskar nói trong phiên bản điện ảnh Extremely loud&incredibly close (được dịch Hành trình của Oskar), bộ phim năm 2011-2012 đã để lại ấn tượng đặc biệt với những ai xem nó.
Còn đây là đoạn thoại tôi thích nhất trong Extremely loud & incredibly close (cuốn tiểu thuyết được dịch dưới tên Tìm bố ở New York)
"khi bố cho tôi đi ngủ vào buổi tối hôm ấy và chúng tôi nói về cuốn sách, tôi hỏi bố có cách giải quyết nào cho vấn đề đó không.
-Vấn đề nào hả con?
-Vấn đề chúng ta tương đối vô nghĩa như thế nào í ạ
-À, điều gì sẽ xảy ra nếu một cái máy bay thả con xuống giữa sa mạc Sahara và con nhặt một hạt cát lên bằng một cái nhíp, rồi dịch chuyển nó một milimet?
-Có thể con sẽ chết khát ạ
-Ý bố là ngay khi con vừa dịch chuyển một hạt cát cơ. Sẽ có chuyện gì xảy ra nào?
-Con không biết, chuyện gì hả bố?
-Nghĩ đi con
-Con đoán là con đã dịch chuyển một hạt cát ạ
-Điều đó có nghĩa là?
-Có nghĩa là con đã dịch chuyển một hạt cát phải không ạ?
-Nghĩa là CON ĐÃ THAY ĐỔI CẢ SA MẠC SAHARA ĐẤY
-Thì sao ạ?
-Thì sao ư? Sahara là một sa mạc mênh mông. Nó đã tồn tại hàng triệu năm nay. Và con đã làm nó thay đổi!
-Đúng ạ! Con đã thay đổi sa mạc Sahara!!
-Và điều đó có nghĩa là?
-Nghĩa là gì hả bố? bố nói cho con biết đi
-À, bố không nói đến những việc to tát như vẽ bức Mona Lisa hay chữa trị bệnh ung thư. Bố chỉ nói đến việc dịch chuyển một hạt cát đi một milimet thôi
-Vâng?
-Nếu như con không làm vậy thì lịch sử loài người có thể đã khác đi
-Thật thế hả bố?
-Nhưng con đã làm vậy, thế nên...
Tôi đứng bật dậy, chỉ tay vào những ngôi sao dán trên trần và hét lên:
-Con đã thay đổi dòng chảy của lịch sử nhân loại!
-Chính xác
-Con đã thay đổi vũ trụ!
-Đúng thế
-Con là Chúa trời!
-Con là người theo chủ nghĩa vô thần cơ mà
-Vậy thì con không tồn tại
Tôi ngã nhào xuống giường, nằm gọn trong vòng tay bố và chúng tôi cười sảng khoái"

Có một người để nói chuyện cùng, rất oách đúng không wink emoticon. Không còn người này nữa, 8 phút kia cạn dần dần cho đến khi ting toong, hết giờ. Khi ấy, cái chết, sự ra đi của một người đòi hỏi nhiều yêu thương hơn nữa từ những người còn sống, những người bị bỏ lại
Tìm bố ở New York, là một câu chuyện gia đình rất hay. Cái tôi cảm thấy dễ chịu nhất là cách tác giả sai phái các nhân vật đối xử, nói chuyện, trao đổi với cậu bé Oskar như những người bạn với nhau. Dù đây là một câu chuyện tương đối buồn nhưng nó cho thấy cách thức vượt qua nỗi đau mất người thân yêu nhất, đối mặt với sự ra đi/bỏ đi của người ta thực sự yêu thương chính là việc sống một cách đáng tự hào, vui vẻ và dũng cảm lên. Chính vì thế, một câu chuyện buồn nhưng lại mang cho người đọc cảm giác nỗi đau âm ỉ đang khép miệng, tiến triển tốt.
Niềm tin, ta đang dần vươn mình đứng dậy. Ta đang lớn. Ta đang trưởng thành. Ta có thể sẽ sống mãi. Mãi. Và mãi. Một cách đáng tự hào.

cánh cửa khác


Tôi thấy lại màu xe đạp ngày xưa của ông Nội, màu cái bếp dầu hỏa bà Nội nấu cơm, màu máy khâu của ông Hài hàng xóm sát vách, màu quần áo cu cũ khó tả của chúng ta ngày xưa (cái này là sau này xem ảnh mới nhận ra), màu cái túi các bà các cô hay đeo vai, hay bắt chéo ở xe đạp...Với tôi, truyện tranh này đặc biệt vì tôi thấy mùi của một câu chuyện rất riêng tư: nhà có hai mẹ con (là tôi ngửi thấy thế :'(). Và một cửa sổ mở ra mong muốn, khát vọng, thậm chí, một cuộc đời khác

Nơi tôi ở có rất nhiều cửa sổ nhưng không cửa sổ nào tôi mở ra được thế giới khác, những cuộc đời khác. Việc đọc đã làm điều này triệt để colonthree emoticon

ps: đọc truyện nxb Kim đồng hay có minh họa: Tạ Huy Long. Ra là anh í đây, mềnh cứ tưởng già lắm lắm, ra là U40 thôi pacman emoticon

Vừa mua tối qua, đã đi gần kịch đường rồi. 
Chào, Jonas Jonasson. Ông không có gì thú vị hơn Ông trăm tuổi nữa ạ colonthree emoticon
Như Nombeko nói: đặc điểm không may của cứt-nó có mùi. Thì đặc điểm không may lần này của Jonas Jonasson là nhảm.
Thồi, vậy đóng đinh ổng với Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất, thôi nha. Quyển này vẫn dùng để giải trí tốt, dù gây thất vọng cho Lốc cry emoticon

Livin' on the edge


Stevenson viết Đảo giấu vàng và Stevenson viết Bác sĩ Jekyll & ông Hyde là hai Stevenson gần như không có tí nào liên quan, phải rất cố gắng để tiếp nhận hai Stevenson này là một. 
Bác sĩ Jekyll & ông Hyde tóm điều hóc hiểm, nếu thì nhưng nhị gì cũng phải thừa nhận, dù ai cũng tờ mờ nhìn ra nhưng quá phũ để chấp nhận: mỗi người (một cách chính xác) chỉ là tập hợp của nhiều kẻ tương phản và độc lập. Thứ bản tính tương phản tốt-xấu, thiện-ác...luôn tranh giành nhau trong vùng ý thức, cho dù anh nghĩ anh đang là mình ở chiến tuyến nào thì cũng chớ an tâm vì việc tách rời, phân định rạch ròi các mặt đối lập này là một dạng ảo tưởng hão huyền đáng yêu, tột đỉnh hão huyền colonthree emoticon

Được biết Stevenson viết Bác sĩ Jekyll & ông Hyde vào thời kỳ ổng và vợ túng quẫn kinh tế, giật mình tỉnh dậy sau cơn mê về một nhân vật ma quái có khả năng biến dạng, ổng đã viết nhanh chóng và đốt (cũng lẹ không kém) bản thảo vì chính góp ý của vợ. Bản hiện nay là bản được viết lại trong vài ngày viết như "lên đồng" pacman emoticon. Đoạn đầu câu chuyện lỏng lẻo, càng sau càng đi vào cơn điên của lên đồng, khá khẩm hơn hẳn pacman emoticon

ối zởi, đến tận lúc này tôi vẫn không sao tìm được hình bóng của Stevenson đưa tôi vào Đảo giấu vàng. Một vùng tôi tha hồ phiêu lưu lang bạt và tất nhiên, cả ảo tưởng sức mạnh nữa pacman emoticon

ps: 2h sáng rồi, vào giờ này mà tôi lục tìm giá sách được Đảo giấu vàng bản cũ mèm, giấy ố thì tôi hóa siu nhưn vàng mặc sịp bó nịt, chồng ra ngoài quần dài ồi colonthree emoticon

tình yêu vẹo vọ

Một tác phẩm đầu tay khiến độc giả đóng đinh luôn cái tên Tom Rob Smith.

Đọc phần 1933 xong, mình đã nghĩ cậu bé em 1, sẽ thành kiểu người đặc biệt xéo xọ. Và 2, hắn sẽ thành thứ người không ký ức.
Rốt cuộc, cậu em xéo xọ. Cậu anh thì vùi ký ức sâu tới mức tưởng rằng đã quên. Một kẻ, coi tội ác là cách ra dấu nhận biết, là cách đưa anh trai về nhà-như một mục đích trung tâm của đời người. Một người thì coi cái chết, án mạng là nỗi ám ảnh phải truy đến cùng.
Nhân danh tình yêu, vì Chúa, tình yêu méo mó xéo xọ nó còn ở cả dạng sự tồn tại của người này là nhà tù chung thân cho kẻ khác. Và câu chuyện đặt trong bối cảnh Nga thời Stalin, cuộc sống càng trở nên kinh hồn táng đởm.


Rốt cuộc, sống là như thế nào


Thánh Francis thành Assisi (1181-1226) có một lời nguyện cầu: 
"Xin đức Chúa Trời cho con được thanh thản chấp nhận những điều con không thể thay đổi
cho con can đảm để thay đổi những điều có thể thay đổi. 
và cho con khôn ngoan để phân biệt được điều nào có thể, điều nào không thể đổi thay"

Vậy, không làm gì cả còn khó hơn nhiều so với nỗ lực làm điều gì đó. Khó hơn nữa là phân định việc nào mình có thể làm, việc nào mình không thể
hihi, Oscar Wilde từng nói, cuộc đời vô cùng quan trọng, nó không phải một thứ vặt vãnh để con người đưa ra thảo luận nghiêm chỉnh

Việc thứ nhất, mình không hề tiếc nuối bất cứ gì liên quan đến tình yêu, nhân danh tình yêu cũng không luôn. Thật đấy. Tình yêu ở bất kỳ trạng huống nào, thực sự là một tình cảm cốt tử, đều nhất định phải có trong đời một con người, chả phải nó là thứ duy nhất còn lại sau tất cả tan hoang tàn lụi của đời người hay sao. Không ai cứu được ai, ai cũng là điểm tựa của chính mình, nhưng có tình yêu thì nó như một động lực nhỏ nhưng tác dụng lớn, giống như leo lưng chừng núi, xuống cũng nhọc mà lên cũng khó, nhưng chỉ một động lực nhỏ vẫy gọi thì tiến lui đều có thể cố gắng được, đi thăng bằng đi bập bênh một mình không hỗ trợ nhưng chỉ cần một bàn tay chìa ra sẵn sàng cứu trợ bất cứ lúc nào thì vững tâm mà bước. Đấy, tình yêu là vậy đấy. Mình luôn nghĩ hôn nhân không phải điều gì đấy nhất định phải có trong đời, cũng không phải thành tựu sự nghiệp gì quá to lớn, không muốn nói là lá bài bất hạnh lúc nào cũng đợi chúng ta. Anh tài giỏi, khôn khéo, thông minh, xinh đẹp, hiểu biết, vân vân và vân vân...tất cả không bằng anh may mắn. Chuyện con cái cũng vậy, thông thường anh thường nghe thế gian khuyên, đứa con là điểm tựa lúc già, vậy, chẳng hóa anh tư lợi, ích kỷ, anh mang đứa trẻ đến cuộc đời bất trắc này, cuộc đời mà anh còn hoàn toàn mù mờ phải sống thế nào chỉ nhằm tìm một điểm tựa lúc chiều tà, vì tình yêu với chính bản thân anh.

giờ, chỉ còn việc thứ hai thôi, việc nhất định mình không thể làm hỏng, là cái chết. Tuyệt đối không thể làm hỏng. Hy vọng rằng trong cuộc đời này có ý nghĩa nào đó. Mình tin, tin rằng cuộc đời có một ý nghĩa nào đó. Nên cứ đều đặn, lấy việc lạc quan sống làm diễn tiến của cá nhân qua năm tháng

Mất đến 4 năm để Minh dạy cách chấp nhận một việc gì đó ngoài khả năng. Thật ra, mình ngửi thấy mùi rồi, mùi của sự chuẩn bị vì mình sợ mình không sống tiếp nổi nếu Minh cứ bệnh thế này. Minh nói, em phải biết chấp nhận, không ai ở bên ai mãi mãi được.
Vậy là tròn 2 năm nhóc con của Minh tự bước đi một mình smile emoticon, không có Minh.
Nhưng Minh ở tất cả mọi nơi

Nói nhé, đến lúc này mình thấy mình thực sự lố bịch, chuyện gì cũng kể lể trên fây xờ búc, ngày ngày đăng ảnh mều mủng, sách siếc, ăn uống nhậu nhẹt tè le cũng khoe khoang...nói chung đủ cả. Ngay cả những việc mình thấy rằng dù có tìm mấy trò vui thế gian ấy, hoan lạc ấy thì cô đơn không vơi đi, thậm chí đầy thêm lên thì mình vẫn cứ làm, vẫn cứ tìm vui. Thế này có thể hiểu là cô đơn đã mở rộng ra hơn nữa, mà cô đơn cũng không phải điều gì đáng lo sợ cả, nhiều khi còn cần thiết là khác, nhưng choán hết cả linh hồn thì máy móc hỏng nặng nề thật colonthree emoticon. Hoặc như các bác hay nói iem, đọc cho lắm vào rồi hoang tưởng 3 dây chập 1-3 dây đứt 1 pacman emoticon

ps: ảnh Minh đầu 2012, sau một đợt mà anh tự hào nói đã vượt qua một cơn đau lớn, tóc đã mọc dài trở lại dù lưa thưa, da thì loang lổ. Cuối cùng, Minh cũng về bên God.



làm mẹ


Tôi quyết định đọc chỉ vì những gì nhìn thấy trên bìa sách DÙ CON SỐNG THẾ NÀO, MẸ CŨNG LUÔN ỦNG HỘ. 
Là những bức thư của người mẹ, một nhà văn gửi cho con gái ở lứa tuổi đôi mươi. Bà ấy hay dùng những đoạn văn hay, lời hay đã đọc để nói với con về chính những quyển sách ấy, về ký ức, về điều bà ấy suy nghĩ, khuyên bảo con gái, về tình yêu, cách sống, sự cố gắng tận lực trong bất cứ việc gì mình làm, về hạnh phúc,... thậm chí, điều vu vơ nhất cuối thư, trước câu chúc ngày tốt lành, là việc, sẽ đi bơi hay không đi bơi colonthree emoticon.
Những bức thư vào chính thời kỳ cô con gái đang ngoi ngóp bơi trong cảm giác cô đơn của lứa tuổi lạc lối, cô đơn trong quan hệ con gái với mẹ là một nhà văn. Và người mẹ gần như bất lực, dằn vặt vì không thể trò chuyện cùng con (con người gia đình-xã hội và con người nghệ thuật-sáng tác/tạo)
Tôi thường rất tránh những quyển sách mang màu phơn phớt hồng như giấy viết thư tuổi học trò hồng hồng hoa nhã nhặn mùi thơm thơm nhè nhẹ cry emoticon, càng cố tránh những chủ đề tình cảm gia đình (óe óe, lâu lâu rồi, tôi cũng liều mình đục cả Hãy chăm sóc mẹ (Shin Kyung Sook)
Thế mà đọc quyển này cứ ngon ơ, dù không hiểu sao nhiều chỗ rất là lủng củng (văn học Hàn Quốc 2-3 năm gần đây mới xuất hiện ở VN, tôi cũng chưa đọc quyển nào trước đó của Gong Ji Young, chỉ thấy tư duy viết không mạch lạc, hay đây là thư gửi con gái nên bà ấy lấn cấn. Những đầu sách đến từ xứ sở này tôi thích lại là một gam màu tối-lạnh hẳn, gợi tôi nhớ nhiều đến văn học Nhật, tạo một cảm giác tư duy văn học khác hẳn)

Khi tôi cầm điện thoại tách tách những chữ này cũng là lúc đang cố gắng làm mặt lạnh, có những sự việc mẹ tôi thêu hoa dệt gấm khiến tôi phải hết sức trơ lì không thanh minh, chỉ tiếp nhận như thể thôi được rồi, chính tôi là kẻ dối trá. Rẻ rúng cái thân tôi colonthree emoticon
Vô tình câu chuyện người mẹ nhà văn này kể/trích dẫn lại cho con gái, mà tôi thích nhất: Yan và chú cá nhồng (Yan and the pike) lại có sức mạnh với tôi, chính tại thời điểm này

Thôi thì, không bổ ngang cũng bổ dọc, các bác yêu văn hóa Hàn xẻng ạ colonthree emoticon

Kéo giãn vùng giảm chấn



Tôi nghĩ mỗi người chắc chắn có trong mình một đường hầm đậm đặc bóng tối (tối như tàu lao qua đường hầm xuyên núi). Ở đâu đó, đường hầm này của chúng ta giao nhau. Ô, nhưng trước khi giao nhau để thấy một thứ thấu hiểu đặc biệt sâu sắc, có thể có được thứ cảm giác nương tựa để hành hương đến hết đời thì anh phải học cách bảo vệ mình bằng vùng giảm chấn, mở rộng vùng này ra theo cách tách mình khỏi chính mình, ngắm nhìn nỗi đau của mình như ngắm nhìn nỗi đau của kẻ khác. Nẫu nhể colonthree emoticon

"Mục đích hạn hẹp khiến cho cuộc đời trở nên đơn giản"
Tôi đặc biệt thích câu nói này của cô nàng 38t trong sách vì nó chỉ ra đúng điều tôi chọn sống những năm qua, có thể cả về sau nữa. Tôi nghĩ mình bắt đầu khoái ngắm nhìn chính mình là Sisyphus ì ạch đẩy tảng đá lên rồi nhìn nó lăn xuống rồi lại đẩy lên rồi nó lại lăn xuống rồi lại đẩy lên rồi nó lại lăn xuống, hạn hẹp nhất có thể cho một chu trình làm người. Nhưng tính ì ạch sẽ giảm dần vì hiểu cái giá phải trả rồi mà, chấp nhận đê pacman emoticon
Cứ như vậy, như cá hồi đi một chặng đường rất dài theo sự dẫn lối của thứ gì đó đặc biệt trong bản năng (ký ức khứu giác), hay thứ linh cảm thực sự mạnh mẽ, thậm chí rất mơ hồ.
Tất nhiên, cuộc đời tôi như vậy phải đi kèm với các quyển sách, sách sách và sách sẽ giúp cuộc đời diễn tiến trôi chảy và dễ chịu đựng hơn. Kiểu Tazaki rất thích nhà ga, có thể nói thiên chức của gã là xây dựng, tạo ra nhà ga hay tạo ra thứ gì đó như tên gọi của gã ấy. Tôi ngược lại, không thích nhà ga, tôi cũng không có năng khiếu tạo ra bất cứ thứ gì. Tôi đục sách. Như một con mọt
vậy thôi colonthree emoticon
------------------------
cho này
"...Lòng người và lòng người không bao giờ gắn kết với nhau chỉ bởi sự hài hòa. Mà trái lại, gắn kết với nhau sâu sắc bởi tổn thương và tổn thương. Nối liền với nhau bởi niềm đau và niềm đau, bởi mong manh và mong manh. Không có sự tĩnh lặng nào mà không chứa đựng những tiếng kêu bi thống, không có sự dung thứ nào mà không đổ máu trên mặt đất, không có sự chấp nhận nào mà không phải vượt qua những mất mát đau thương. Đó là thứ nằm trong căn đế của sự hài hòa đích thực"
Trích ở quyển trong hình colonthree emoticon

Chưa bao giờ đọc Haruki Murakami một quyển mỏng mà dai dẳng thời gian như thế này. Với mình, quyển này lỏng lẻo yếu ớt đến ngạc nhiên. Dù mình chưa bao giờ thoát khỏi sức hút các câu chuyện của ổng colonthree emoticon

bơi giữa các dòng

Nữ quyền luận đây. 
cứ lấy 1929 năm xuất bản lần đầu tiên của A Room of One's Own (Căn phòng riêng) làm dấu mốc cho bình đẳng giới, phong trào nữ quyền, văn học nữ quyền vân vân và vân vân nhá pacman emoticon
Vậy là 2 tập tiểu luận nổi bật của Virginia Woolf đều đã có bản tiếng Việt rồi. Hơn 3 năm trước, tôi có đọc tiểu thuyết Tới ngọn hải đăng, văn phong của Woolf khiến tôi bơi bơi bơi bì bõm (mama chứ, tôi có biết bơi đâu) giữa các dòng (cảm giác này tôi từng kinh qua khi đọc một lão (cũng) Anh Ian McEwan, nhưng đến quyển thứ hai của lão thì tôi hiểu ra là cứ bơi bơi giữa các dòng đê, đừng fắc lão í viết cái quái gì mà qua không biết bao nhiêu ngã tư bao nhiêu cột đèn rồi, vưỡn chưa đâu vào đâu, mưa zăng ngay trên đầu í mà), vẫn lù tù mù không tài nào nắm bắt (cái cảm giác lởn vởn mong manh thấy mà như không thấy mà rõ là cũng lờ mờ thấy, ức vice car dice), vô cùng khó dò. Hiện tôi lưu lại để tiếp tục cho lần sau các "vấn đề": tiểu sử gia đình (có cái gì đấy gờn gợn trong các mối quan hệ gia đình gần như biết mà không hề biết, hiểu bất cứ ai, rất gần mà không hề thân mật), cô đơn, nữ quyền, và ... ôi zời ơi, văn phong rườm rà zài zằng zặc nhưng lại zu zương mới đau lòng chứ cry emoticon
Việc đọc của tôi hoàn toàn vô tư à hú, với bất kỳ tác giả nào tôi thấy hứng thú thì tôi đào cho bằng ra cái tôi cho là thành công của riêng mình trong việc đọc tác giả đó.
Và đến giờ, sau 1 tiểu thuyết, 2 tập tiểu luận vữn đào chưa ra củ cải. Như tôi hay nói, tôi chưa tìm được cửa vào, mở 3 cánh cửa rồi, có bước vào xem xét mà gần như chưa thấy gì colonthree emoticon. Mỗi lần đọc bà này tự nhiên lại có cảm giác như có một sợi dây giữa Virginia Woolf và Simone de Beauvoir
1, mặt Virginia Woolf đẹp nhể, như không có thật í pacman emoticon
2, Nguyễn Thành Nhân đã dịch hai đầu sách của bả, tôi sẽ để í người dịch này.


Let's face it: The world is twisted. And rotten (p2)



Họ là những kẻ cô độc biết cách mài giũa sự cô độc của mình, thay thế hiện thực nhàm chám bằng cách tạo ra một hiện thực mang tính riêng biệt "thửa riêng"
"thế giới khó chịu lắm. Khó chịu đến mức không thể tin nổi"
"thế giới này thật méo mó dị thường. Thế giới này đang thối nát. Đó là sự thật"
Đọc Natsuo Kirino luôn có cảm giác lợm lợm ở họng, bà cho người đọc thứ cảm giác ghê rợn với sinh vật mang tên "con người" (đẹp một cách khác thường hay xấu xí méo mó dị hợm hay đơn giản như bao nam/nữ sinh "bình thường"), cách thức loài này đối diện với nỗi đau, mất mát, thù ghét, chối bỏ bản thân... Và đặc biệt là cách bọn người nói chung thu dọn thế giới.
Nếu ai đó tìm ra một phương cách cứu chữa những tâm hồn bệnh tật thì liệu, đấy có là một loài khác mang căn bệnh lạc quan cuồng tín không? Đọc Xấu, Thế giới thực, tôi vẫn tiếp tục câu hỏi này. Đến một ngày bạn nhận ra một cô bé/cậu bé lầm lì là điều bình thường, hành vi xấu là dễ hiểu và dễ dàng. Thậm chí những vần vò méo mó co ro ấy cũng có vẻ đẹp của chúng, chúng đẹp một cách xấu xí. Những điều tốt đẹp lại thành khác/bất thường, như một của hiếm quý. Một nửa chúng ta là những kẻ cô đơn, thật sự colonthree emoticon
Có những thứ có thật, chúng ta chôn chặt đến nông nỗi ngay cả chính ta cũng khó lòng đào bới lên nổi. Nhưng đọc văn Nhật, sẽ là đầu mối, sợi chỉ mảnh để ta túm lấy và lần mò theo. Đối diện được hay không lại là câu chuyện khác. Chỉ biết được an ủi, khốn nạn, mình chả bệnh tật gì, là cái thế giới này nó nhão nhoét, về cơ bản chúng ta là các hình thù nhang nhác đồng dạng nên tự cứu lấy mình chính là không phán xét bất cứ gì, anh là ai mà anh đòi quyền phán xét, vì anh đâu có ở đó đâu, anh không ở đây. Chỉ bàng quan quan sát thế giới ấy vận hành, đọc và biết mình thích thứ dị hợm cỡ này, gớm tởm ông mặt zời cỡ này thì phải kiếm một đường thẳng mà ngắm, để chắc chắn mọi thứ không lung lay pacman emoticon
Ps: lần đầu, khi đang đọc Xấu, tôi bị thôi thúc muốn biết hình ảnh người viết, NN không để ảnh tác giả ở bìa gấp, vậy là phải gúc gồ để nhìn mẹ của những dị hợm. Tự nhiên nghĩ, nếu không bóc tách từng lớp của thế giới thực thì sẽ không đời nào hiểu được thế giới bà ấy tạo nên. Bà ấy đẹp. Và dị một cách xa vời.


ị vào thế giới

À, có những ông như Umberto Eco ấy, đọc cả một quyển vừa dài vừa lê thê vừa tự hỏi, chả biết lão ăn uống gì, nạp gì vào người mà lão siu nhưn thế, não của ổng có sỏi bu lông ốc vít gì hay sao mà chứa được nhiều kiến thức, nhiều thứ thế. Đọc lão í rồi tự vò đầu bứt tai sao nhiều thứ tự nhiên như không khí thế này mà mình không/chưa từng biết. Và fuck nhà lão í, đọc tòi hết cả mắt mà chả mấy khi được một câu văn hay, một đoạn làm mình đắm đuối. Thế rồi cái lão ấy vẫn khiến mình tự nguyện mua sách đọc đều đều, chả từ chối bao giờ. Cái đồ chết tiệt giáo sư tiến sĩ ấy colonthree emoticon
Rồi lại có những lão lúc nào cũng bồng bềnh không chấp nhận chạm đất, quyết từ bỏ không lăn tăn si nghĩ gì nữa chớ colonthree emoticon hé hé
(Lấy giọng) e hèm, nói thế chỉ để nói có cái lão này này Raymond Queneau. Đọc lão rất nhàn, lão rất đời, đơn giản như là "nói cái đít tôi í", "tôi ị vào". Mà cái tài của lão là viết thoại nhanh như chớp, nhiều khi ồ ạt zớ zẩn kỳ cục như xem một phim hài đen trắng của Pháp, chất phim xước thành giọt chảy dài, gây cười do kỹ xảo tua nhanh chậm thất thường, thoại lòi cả mắt ra mà đọc lại nghĩ đến phim câm với các kiểu chêm động tác. Nhưng mà viết thoại duyên như này, không nhiều đâu colonthree emoticon
ở Chuyến bay của Icare, ý tưởng "tiểu thuyết từ tiểu thuyết" dựng phim chả oách à, bỗng dưng các nhân vật phẳng dẹt trên bản thảo cứ từ từ phổng phao thành một người thật, rồi nhào một cú lại thành cái kết của bản thảo, đóng cái rụp không tiếc thương.
Haizza, thế là mười mấy năm ông Raymond Queneau này mới được tái xuất ở VN. Có hy vọng thêm được đầu sách nào nữa không ạ?
ps: trẻ con nó hứng thú với Zazie xấc xược không phải cái gì ghê gớm để người lớn phải hốt hoảng bóp phanh tay rồi cuống cuồng nhấn cả phanh chân cho chắc đâu các bác ạ.
Thắng xe gấp quá là xòe đấy, đau lắm chả đùa được đâu.