21.11.17

Vị Thánh bảo hộ trẻ em



Nhắc đến Lyman Frank Baum thì thường người ta nhớ đến xứ Oz, Phù thủy xứ Oz, muốn đến xứ Oz thì đi theo đường gạch vàng :p [hôm trước đọc Lời hứa của bóng đêm (Maxime Chattam) một nhân vật muốn đến ‘xứ Oz thế giới chuột chũi’ đã nói ‘muốn đến xứ Oz thì đi theo đường gạch vàng], còn tôi thì cứ nghĩ đến xứ Oz, tôi sẽ ê a ê a hát Goodbye Yellow Brick Road theo kiểu vừa phơi phới vừa quá vãng buồn [gần như là chắc chắn tôi đã nghe đến 80% các bản thu của ca khúc này, 20% còn lại tôi không có may mắn vì chúng là những bản thu ê ê a a như kiểu của tôi :))]
Mấy nay rét rét đường phố có không khí lễ hội [ngày nhà giáo phái hơm :p], tôi hòa chung không khí ấy đi đọc Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu của Santa Claus để có chuyện hay kể lại cho trẻ con khi chúng thắc mắc :)) [trỏe kon bắt đầu rục rịch lễ Chít Mớt ồi], không thì bè lũ tiểu iêu sẽ cười tôi trết mất vì dì xú, cô xú chạ biết rì cạ. Đọc quyển truyện mỏng của L. Frank Baum, tôi sẽ tự tin lý giải cho bè lũ nít ranh những câu như là ông già Noel có thật không? Ông từ đâu đến? Tại sao ông dùng tuần lộc kéo xe? Tại sao ông đi khắp thế giới? Sao ông đi qua ống khói? Sao xe tuần lộc của ông già Noel phải trở về trước ánh rạng bình minh? Những chiếc bít tất đầu tiên được treo trên lò sưởi như thế nào? Sao lại treo bít tất, sao ông cho quà vào bít tất? Cây thông Noel đầu tiên xuất hiện ra sao? Sao ông có thể nhận được tất cả thư của trẻ em trên thế giới? Bố mẹ và những người lớn đáng yêu có trở thành người đại diện của ông già Noel không?… và thậm chí, ông già Noel già như vậy liệu ông sẽ sống mãi? Ông là người như chúng ta nhưng ông bất tử ạ?... vân vân và vân vân, tất tật trẻ con trên thế giới sẽ có lời giải đáp cho mọi thắc mắc về ông già Noel một cách “có lý đích thị là có lý”, cổ tích và nhuần nhị qua quyển truyện mỏng dễ thương của Lyman Frank Baum
Gìa rồi, đọc Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu của Santa Claus mở ra ngay thế giới của thần tiên bất tử thì ít, con người hữu tử thì nhiều: thần tiên sống trong một thế giới hạnh phúc vì họ từ bỏ được những rắc rối và âu lo, có nhiều quyền năng nhưng học được cách không làm gì, không can thiệp vào quy luật của tự nhiên; còn con người hữu tử thì được sinh ra để đối mặt với những đau khổ như số mệnh chung của loài người, cuộc đời ngắn ngủi đầy lo lắng và lao động để có thứ mình cần rồi tàn lụi theo năm tháng và rơi rụng như những chiếc lá mùa thu; Và ở trung gian của thế giới giữa thần tiên và con người là bộ tộc Awgwa, ở trần gian bị khinh rẻ còn thiên đường thì không có chỗ – bộ tộc thích khơi dậy những cơn tức giận trong trái tim trẻ nhỏ - bộ tộc làm trẻ em hư
Nhiều trẻ em khi hư hoặc không nghe lời thường được nghe người lớn nói rằng: Santa Claus không thích trẻ em hư, phải cầu xin Người tha thứ, nếu không hối lỗi thì Người sẽ không cho đồ chơi đẹp nữa… Nhưng Santa Claus của L. Frank Baum dựng nên lại không đồng tình [không thể đồng tình với người lớn ngốc xít được] với lối nói ấy vì ông yêu trẻ em, vì ông nguyện hiến dâng cả đời mình để làm cho mọi đứa trẻ được hạnh phúc.
Tôi cũng không chấp nhận suy nghĩ ấy, bởi lẽ với tôi trẻ em là ân điển, tất cả các em đều được làm ra từ cùng một thứ đất sét; trẻ em tức là các em còn bé, mỏng mảnh và cần sự giúp đỡ; trẻ em tức là những em ngoan nhất thì đôi lúc cũng hư và những em hư thì vẫn nhiều lúc ngoan :) … đó là bản chất của trẻ em trên toàn thế giới và các vị thần sẽ không thay đổi bản chất ấy cho dù quyền năng của họ đủ sức để làm điều đó.[đã bảo rồi, không làm gì đó còn khó hơn làm gì đó rất rất nhiều]. Trên đời này không có gì đẹp đẽ, hạnh phúc như một đứa trẻ vui sướng. Tất cả trẻ em đều đẹp xinh bởi tất cả các em đều vui sướng, chẳng phải vậy sao;)
Vĩ thanh cho những người từng là trỏe kon:
“Tất cả đều lụi tàn, trừ chính thế giới này và những người trông coi nó […] Nhưng trong khi còn, thì tất cả mọi thứ trên trái đất này đều có giá trị của nó. Những kẻ khôn ngoan tìm cách để trở nên có ích đối với thế giới, bởi vì chắc chắn những gì có ích rồi sẽ được sống lại”.
Sống lại đồng nghĩa với việc, được làm trẻ con lần nữa. Thật nuốn :v

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét