Delicate! why so xờ tiu pít? "Ngốc, nghếch, cáu, quên, nghịch, ngang, ngổ ngáo" / "Ăn khi thấy đói, ngủ khi thấy buồn ngủ. Và nếu ôm vào lòng thì cũng nồng ấm như bao người".
27.9.16
về một tình yêu không chết trong nhà mộ
Khi buồn, tôi nhất định phải đến với những nhà văn "của tôi". Oscar Wilde là một trong số những nhà văn khiến tôi có được cảm giác hạnh phúc trong chính những điều buồn bã, và, đồng thời nhìn thấy bất hạnh ngay cả khi đang hạnh phúc, chỉ bằng việc đọc
Các câu chuyện của Oscar Wilde có bóng dáng Andersen rất rõ, của Gustave Flaubert nữa (còn của ai nữa thì tôi chưa biết), nhưng vẫn mang phong cách rất riêng của Oscar Wilde, màu mè nhưng nên thơ và hiện thực. Những câu chuyện như cuộc sống thực, không phải lúc nào cũng kết thúc có hậu, cái Thiện không phải lúc nào cũng ca khúc khải hoàn, cái Ác không phải lúc nào cũng thất bại; Tình yêu, lòng vị tha, đức hy sinh có thể được đón nhận và có thể bị phũ phàng ra sao... Hoàng tử, công chúa, ông hoàng như ở một thế giới thần tiên của con trẻ, nhưng cổ tích thần tiên này là cho những người lớn, những người hiểu về nỗi bất trắc, tréo ngoe của cuộc đời và chúng thật buồn; nhưng chúng vẫn ẩn cất trong đó sức sống mãnh liệt, không bi quan, người ta vẫn muốn sống cuộc đời của một con người lương thiện, không chiếc gôí nào êm ái cho bằng một tâm hồn trong sáng, vẫn tin vào một tình yêu thiêng liêng, một tình yêu không chết trong nhà mộ, người ta vẫn muốn sống tránh xa sự đê tiện gỉa dối dù có thể sống khác đi thì dễ dàng hơn nhiều, rất nhiều lần
ps: Hoàng tử Hạnh Phúc bản của Nhã Nam ở giữa, dịch gỉa Nguyễn Thành Châu có 5/9 truyện ngắn trong Họa mi và hoa hồng, dịch gỉa Ngô Thanh Tâm, còn Hoàng tử Hạnh Phúc ở bên phải ảnh là tuyển tập các truyện cổ thế giới trong đó có truyện cuối cùng Hoàng tử Hạnh Phúc của Oscar Wilde được ghi là xuất xứ Anh :p, do Nguyễn Ái Việt chuyển ngữ (hình như là Việt, sách năm 1986, bị mờ chữ, tôi luận ra thế :v)
24.9.16
đường ke ga Bắc và chân không chạm đất
Căn cước cá nhân, ngay tại thời điểm này, là cái gây banh não cho tôi nhất. Một cảm giác vừa nhẹ nhõm vừa chông chênh như bước ra khỏi giấc mơ. Minh không là Minh. Fam không là Fam. Là một ai đó như bất kỳ ai hay không là ai cả.
Khi đọc xong Catherine cô bé đeo mắt kính, tôi thêm kính sợ văn chương của Patrick Modiano. Catherine cô bé đeo mắt kính của Patrick Modiano kết hợp với minh họa Sempé (nét vẽ tối giản nhưng quá đầy đủ và rõ nét cá nhân) là một quyển sách mỏng, gần như quyển nào của Patrick Modiano cũng mỏng mỏng, một kiểu giúp người đọc nhẹ lòng nhưng bất an :v, mà ban đầu tôi nghĩ ông ấy viết cho thiếu nhi, việc nhà văn cày ở vùng đất này không có gì lạ, phần lớn người viết đều hát Goodbye yellow brick road được mà ;). Câu chuyện không nhiều sự kiện, các sự kiện có chiều hướng đứt đoạn. Catherine Certitude tuổi băm mấy lúc này đang ở New York nhớ lại tuổi thơ của mình sống cùng bố ở Paris. Những năm tháng vắng mẹ, chỉ có bố "chẳng rõ làm nghề gì", một công việc trung chuyển các mặt hàng, đổi qua đổi lại các kiện hàng và thường tiến hành công việc với ông cộng sự Raymond Casterade, một nhà thơ thích đọc chính tả cho người khác, xuất xứ cũng có vẻ từ trên trời rơi xuống. Catherine học múa ở chỗ cô Dismaïlova, một cô giáo mà như ông bố cô bé giải thích thì cô ấy cũng có màu sắc mờ ám, Catherine sẽ chẳng bao gìơ được nghe giọng phát âm thật của cô ấy. Ở đó Catherine quen một cô bạn tên Odile nhà giàu, từ đó hai bố con làm một cú chuyển rất ngắn từ thế giới chấp chới bình dân ngó vào thế giới nhà giàu và nhanh chóng kết thúc cú chuyển ấy, cú chuyển ấy khép lại hoàn toàn vì gia đình cô bé Odile bỗng dưng mất hết sạch dấu vết, các nhân vật hoành tráng trong bữa tiệc cũng mờ ám theo cách tương tự. Và cuối cùng, đường đột nhanh chóng, Catherine cùng bố rời khỏi phố nhà ga (phải ở phố nhà ga để rời đi cho tiện) đến với New York, The New World... Tân Thế Giới. Kết lại câu chuyện như bao tác phẩm khác của Patrick Modiano, cứ như bị đóng lại giữa chừng quyển sách với không khí hoài niệm
"Chúng tôi vẫn luôn như vậy, và những người chúng tôi từng là, trong quá khứ, vẫn tiếp tục sống cho đến tận cùng thời gian. Thế là, sẽ luôn có một cô bé mang tên Catherine Certitude đi dạo cùng bố mình trên các con phố ở quận 10, Paris"
Câu chuyện này nếu do một nhà văn khác viết, có lẽ tôi chỉ thích nó bởi sự chuyển dịch thế giới. Một thế giới dịch chuyển chỉ trong một cú nhấc kính, tháo kính. Catherine được sống trong hai thế giới khác biệt: thế giới khi đeo kính và khi không đeo kính. Khi đeo kính, cô bé nhìn thế giới thực như thế giới vốn là thế gồ ghề, sắc cạnh và thế giới không còn thô ráp, thế giới trở nên mềm mại, êm ái, mờ ảo, yên ả, dịu dàng, nơi mà cô bé thả sức múa hệt như trong một giấc mơ khi cô bé không đeo kính. Và thế giới của múa, là một thế giới như trong mơ bồng bềnh, ở đó người ta nhảy lên, đập gót trên không thay vì đơn giản là bước đi. Nhưng đây là Patrick Modiano, phải có một cuộc dạo chơi loanh quanh các mê lộ ở Paris, góc phố, số nhà, đường ke ga, phải nhặt nhạnh các chi tiết và chắp nối vào hồ sơ, căn cước cá nhân. Đọc Patrick Modiano là cảm giác thế này. Nghĩ rằng mình đang theo sát câu chuyện, không khí hoài niệm rất rõ và một cảm giác thiếu hụt mất mát không thể chối bỏ. Lần nào đọc cũng vậy, tác phẩm nào cũng vẫn không khí và cảm giác ấy. Và đặc biệt là, văn chương ấy làm bạn mê mụ bị hút vào như hố đen hút ánh sáng, nhưng nếu tỉnh táo mà bình tâm nghĩ lại, hiểu ngay ra rằng, bạn không thực sự hiểu trọn vẹn câu chuyện. Cảm giác mất mát thiếu hụt, chông chênh có thể sinh ra từ mỗi nhân vật, mỗi điểm nhìn phóng tầm mắt, mỗi một góc phố, một đường ray tàu... luôn luôn bị thiếu hụt, bị giấu kín đi các mảnh nhỏ của nó. Nó luôn còn để ngỏ. Và cứ đọc thêm một quyển nữa của Patrick Modiano thì ta lại nhặt nhạnh thêm được một mẩu, một chi tiết nhỏ nào đấy để gom vào hồ sơ nhận dạng các nhân vật, vào căn cước cá nhân, bởi ta như một người bị nhà văn dẫn đi loanh quanh mê lộ, ta thấy đâu đó quen quen của con người này, của sự kiện kia ... bởi mỗi nhân vật của ông luôn có sự dịch chuyển các căn cước, các thế giới.
Và chính vì thế, theo một nghĩa nào đấy, đọc Patrick Modiano là sự theo đuổi trường kỳ hoặc bạn lựa chọn chào ngay nơi ngưỡng cửa, đóng cánh cửa lại và đừng nhìn vào nữa.
Tôi sợ Patrick Modiano. Tôi yêu Patrick Modiano.
sợ vì không hiểu. yêu vì không hiểu. đồng hành nhau.
18.9.16
oách quá
Tài năng hay sự xuất hiện của bộ óc "khác người" sẽ đưa người ta vượt ra ngoài địa hạt của mình. Người ta hiểu được tại sao phải sống nên gần như có thể sống bất kỳ cách sống nào.
Một cô gái điếm thích đọc Nietzsche và nói chuyện triết học. Một vệ sĩ giết người thẳng băng không chớp mắt thích đọc Marcel Proust.
Đồng ý, nó là trong tiểu thuyết :)
Một anh chàng lái taxi biết về phương pháp hiện tượng học của E. Husserl (nhận thức siêu nghiệm qua épochè).
Í hị hị hị hị, cái này là trải nghiệm có thật của Umberto Eco, và ông ấy cũng vẽ ra viễn cảnh không hề siêu thực tí nào, về khả năng sẽ có những tài xế taxi cho bạn nghe nhạc cổ điển và trò chuyện với bạn về tác phẩm ký hiệu học mới nhất
Một người đàn ông ngồi ở ghế băng trong ga tàu điện ngầm mỗi ngày từ 8h30 sáng đến 12h trưa, đi ăn 1 tiếng, quay lại ngồi đến 18h, luôn luôn với vài quyển sách, hỏi anh ta làm gì, "tôi đọc, tôi chẳng bao giờ làm gì khác cả" :p
khửa khửa khửa, một trải nghiệm có thật của nhà văn, nhà viết kịch Jean-Claude Carrière, người đồng hành trò chuyện với Umberto Eco trong Đừng mơ từ bỏ sách giấy
Đồng ý, tiểu thuyết và ví dụ của các kẻ cuồng sách vở chữ nghĩa nghệ thuật hoặc bọn mọt sách, đồng ý, vẫn là cái gì đấy "trong trang sách"
Một người vô gia cư chơi piano, một người vô gia cư tâm thần chơi piano, một người vô gia cư biết e dè đám đông trùm chăn giấu mặt chơi piano để lấy đủ tiền mua bánh mì
Ờ, có thật nhé, trong hệ mặt trời nhé, cùng hành tinh trái đất nhé, có thể search trên mạng
Một người có giải quốc gia (hình như môn vật lý), hành nghề đánh giày 20 năm, không bao giờ mời khách đánh giày, thích chơi với bọn trẻ con và cực thân thiện với trẻ con, lúc nào trông cũng cực kỳ thông minh và ngạo nghễ nhìn người đời như lũ ngu đần, khách trả tiền oánh giày thiếu cũng cầm, đủ thì quay lưng đi, thừa thì trả lại.
Cái này là thực tế mình biết, sau mùa hè lớp 6, vào lớp 7, tất cả bọn con trai lớp 7A của mình tan học đều đi chơi với anh đánh giày đang đứng đợi chúng bên cạnh cái ao làng, chúng túm tụm lại, tranh nhau kể chuyện, vừa đi vừa kể chuyện với anh ta, chả quan tâm tới việc gì khác, và anh đánh giày ấy vẫn bám trụ ở quanh quanh khu nhà mình từng ấy năm, tới tận bây giờ.
Nào, lói cái zề đê, người ta đã sống thật là oách, và theo một cách nào đấy, thì chúng ta bảo họ là bơ ngơ, ngẫn, điên. Thật là những người biết sống khửa khửa khửa :))
Một cô gái điếm thích đọc Nietzsche và nói chuyện triết học. Một vệ sĩ giết người thẳng băng không chớp mắt thích đọc Marcel Proust.
Đồng ý, nó là trong tiểu thuyết :)
Một anh chàng lái taxi biết về phương pháp hiện tượng học của E. Husserl (nhận thức siêu nghiệm qua épochè).
Í hị hị hị hị, cái này là trải nghiệm có thật của Umberto Eco, và ông ấy cũng vẽ ra viễn cảnh không hề siêu thực tí nào, về khả năng sẽ có những tài xế taxi cho bạn nghe nhạc cổ điển và trò chuyện với bạn về tác phẩm ký hiệu học mới nhất
Một người đàn ông ngồi ở ghế băng trong ga tàu điện ngầm mỗi ngày từ 8h30 sáng đến 12h trưa, đi ăn 1 tiếng, quay lại ngồi đến 18h, luôn luôn với vài quyển sách, hỏi anh ta làm gì, "tôi đọc, tôi chẳng bao giờ làm gì khác cả" :p
khửa khửa khửa, một trải nghiệm có thật của nhà văn, nhà viết kịch Jean-Claude Carrière, người đồng hành trò chuyện với Umberto Eco trong Đừng mơ từ bỏ sách giấy
Đồng ý, tiểu thuyết và ví dụ của các kẻ cuồng sách vở chữ nghĩa nghệ thuật hoặc bọn mọt sách, đồng ý, vẫn là cái gì đấy "trong trang sách"
Một người vô gia cư chơi piano, một người vô gia cư tâm thần chơi piano, một người vô gia cư biết e dè đám đông trùm chăn giấu mặt chơi piano để lấy đủ tiền mua bánh mì
Ờ, có thật nhé, trong hệ mặt trời nhé, cùng hành tinh trái đất nhé, có thể search trên mạng
Một người có giải quốc gia (hình như môn vật lý), hành nghề đánh giày 20 năm, không bao giờ mời khách đánh giày, thích chơi với bọn trẻ con và cực thân thiện với trẻ con, lúc nào trông cũng cực kỳ thông minh và ngạo nghễ nhìn người đời như lũ ngu đần, khách trả tiền oánh giày thiếu cũng cầm, đủ thì quay lưng đi, thừa thì trả lại.
Cái này là thực tế mình biết, sau mùa hè lớp 6, vào lớp 7, tất cả bọn con trai lớp 7A của mình tan học đều đi chơi với anh đánh giày đang đứng đợi chúng bên cạnh cái ao làng, chúng túm tụm lại, tranh nhau kể chuyện, vừa đi vừa kể chuyện với anh ta, chả quan tâm tới việc gì khác, và anh đánh giày ấy vẫn bám trụ ở quanh quanh khu nhà mình từng ấy năm, tới tận bây giờ.
Nào, lói cái zề đê, người ta đã sống thật là oách, và theo một cách nào đấy, thì chúng ta bảo họ là bơ ngơ, ngẫn, điên. Thật là những người biết sống khửa khửa khửa :))
17.9.16
hòa bình vô ích sừng sững như tượng đài
Tôi tin rằng, bất kỳ đất nước nào đi qua một cuộc chiến đều có những hình ảnh như tiểu thuyết Hẹn gặp lại trên kia của Pierre Lemaitre, những thanh niên bắn thủng bụng nhau vô danh, những con người hiểu và biết rằng họ là những người sẽ chết, có thể chết và nếu không, chiến thắng trở về thì chiến thắng luôn là cái gì đó xấu xa, hòa bình gần như vô ích. Đất nước của tôi cũng vậy. Đọc nó, tôi mỉm cười chua xót, vòng xoắn ốc đó rồi sẽ dừng lại như thế nào. Và nếu tôi sinh ra ở mảnh đất khác thì có lẽ tôi cũng thấy hình bóng đất nước mình. Có quốc gia nào trên hành tinh này không từng trải qua chiến tranh không, tôi không thực sự biết nữa. Hòa bình là vô ích vì vòng xoắn ốc có dừng lại đâu.
Câu chuyện này tác giả tưởng nhớ tất cả những người thuộc mọi quốc tịch khác nhau đã nằm xuống trong cuộc chiến 1914-1918. Câu chuyện về ba tay lính sống sót sau cuộc Đại chiến 1914-1918, trở về từ chiến tranh: một, kẻ có cái nhân bất lương thì vẫn bất lương để tiến thân; hai anh lính: một, lành lặn với sự hồn nhiên tưởng như không đáy và một, chân tập tễnh, mặt chỉ còn đôi mắt, một hố lõm sâu là nơi cái mũi từng ngự trị, một hàm răng trên chìa ra, các chỗ còn lại trên mặt và cổ là một đống hỗn độn lầy nhầy. Họ, để tồn tại, để tiến thân... cùng đối mặt với xã hội khóc cải lương cho những anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc bằng những nghĩa trang, tượng đài "kí ức Tổ quốc" và thờ ơ với những người đang còn sống, những anh lính cùng đường. Nỗi buồn ở đây là nơi gặp gỡ của toàn bộ kết cục cuộc chiến và tất cả sức nặng của nỗi cô đơn trong người lính. Mâu thuẫn về mặt đạo đức, lối sống, quan niệm, mỗi người đều trở thành những kẻ sống bằng đồng tiền lừa đảo, làm sao mà có thể sống trong xã hội bầy nhầy như thế mà không dùng chút mưu hèn kế bẩn, thế là cả ba tay lính cùng nhau thành những kẻ bần cùng bất lương, cạn kiệt nhân phẩm, du đãng lừa phỉnh chính mình và xã hội theo các cách khác nhau nhưng đều đến nơi nghĩa trang kí ức Tổ quốc
Sẽ chỉ còn Pierre Lemaitre ở tiểu thuyết trinh thám Alex nhờ giọng văn hài hước đen đúa, Hẹn gặp lại trên kia là một tiểu thuyết khác hẳn. Ông tự nhận cuối sách rằng đã vay mượn một số tác giả ở điều này hay điều khác, tôi đọc không đủ nhiều để biết cụ thể là vay mượn tình tiết, nhân vật hay cái gì. Chỉ biết rằng, tôi nhận ra chất của Romain Gary ở giọng văn hài hước chao chát, ở không khí những đoạn viết về chiến tranh, tự nhiên tôi nhớ rất nhiều đến hoàn cảnh Romain Gary nằm thập tử nhất sinh trên giường bệnh trong thời kỳ đi lính của ông được miêu tả ở Lời hứa lúc bình minh với 1/3 đầu Hẹn gặp lại trên kia và, điều này mới đặc biệt, một người mẹ không hiện diện trực tiếp, người mẹ luôn đi kèm với Romain Gary và người mẹ của Albert trong Hẹn gặp lại trên kia, một người mẹ màu mè rất oách và bà ấy trở thành một người mẹ rất oách bởi bà ấy được đứa con bé bỏng cuồng viết Romain Gary đưa vào không chỉ một quyển sách :p. Tiếp nữa là Marcel Proust ở những câu văn dài nao nao buồn mà đọc hết câu hết đoạn vẫn lâng lâng hạnh phúc vì mình được hạnh phúc ngay ở trong những bất hạnh. Chất trào phúng cổ điển như kịch tấn trò đời làm người ta nghĩ đến Balzac, Hugo... mà như chính lời cảm ơn của Pierre Lemaitre với các tác giả ông vay mượn thì đây là một cách bày tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn kính với văn học cũng như với các tác giả ông yêu mến.
Tôi rất thích giọng văn dịch ở tiểu thuyết này, dù ban đầu hơi bất ngờ khi nhìn thấy dòng Nguyễn Duy Bình dịch ở bìa sách nhưng khi đọc hết trang đầu tiên, tôi nghĩ tôi nhận ra một cái gì đấy hài hước chao chát như đã từng đọc ở Lời hứa lúc bình minh và thấy, nó không trật đường ray chút nào, không một chút nào.
Có một vài dòng ngắn tạo ra khung cảnh trong tiểu thuyết này khiến tôi vừa huhu khóc vừa không sao ngăn mình quặn người khùng khục cười (thật đau đớn làm sao), trang 245 khi Albert anh lính lành lặn và Édouard anh lính bị nát mặt cãi nhau, lao vào oánh đấm nhau mấy quả dù đang vẫn rất yêu thương nhau (mà vì yêu nhao nên mí oánh nhau), tất cả như dừng lại khi Albert đấm vào giữa mặt Édouard, là vào cái chỗ hõm nơi từng có cái mũi í "Albert hoảng quá, nhìn nắm đấm của mình lọt thỏm trong mặt bạn. Như thể anh đã đấm xuyên qua đầu vậy. Và phía trên cổ tay anh là ánh mắt kinh ngạc của Édouard". Tôi không biết mình thích nhân vật anh lính bị nát bấy khuôn mặt chỉ còn đôi mắt Édouard với tài năng ngông cuồng rồ dại hài hước ngẫu hứng phản kháng trộn lẫn vào nhau hay anh lính Albert bởi sự ngây thơ gần như là không đáy và sự thủy chung trong cách làm người của anh ta, tôi không biết mình thích nhân vật nào hơn, có lẽ Édouard nhỉnh hơn đấy. Và cả cái tay thanh tra nghĩa trang Merlin nữa, một nhân vật phụ rất điên rồ, phải điên rồ cỡ như thế thì mới áp chế được thế lực vừa ngu vừa bất lương, một kiểu cục súc húc đầu vào tường liều chết rất dễ thương :p
tóm lại, tôi rất nhớ Romain Gary của tôi.
15.9.16
súc cù là
Đi xem Train to Busan về tới nhà, bà Lốc cao 3 mét chẻ đôi, nặng 52kg có dư lập tức mở tủ lạnh, hỏi đồng bọn cao 1 mét 6 mốt có dư, nặng chắc tầm 45 kí lô *đã nói tâng bốc cân nặng của đồng bọn lên rồi đấy; vừa đêm qua, lúc mình mò vào giường, đồng bọn nói chứ: EMi béo quá, EMi béo quá trong khi mình thấy mình béo bình thường mờ khửa khửa khửa* rằng: ăn sữa chua không? súc cù là không? những lúc buồn là mình phải ăn; ăn súc cù là để vui vẻ - tú hay ăn súc cù là - hãy như tú. Đồng bọn lắc đầu ngao ngán, thẳng thắn từ chối: không ăn đâu.
Thế là sau khi đánh chén hết hộp sữa chua, ăn 2 viên súc cù là, Lốc quay lại nhìn cái thìa sữa chua và ngồi mút mát cái thìa sữa ra cái vẻ vẫn thòm thèm, suy tư bẩu là: có biết không, về một ngày bệnh dịch hủy diệt loài người, hệ sinh thái thay đổi khiến tất cả bị hủy diệt hay một lý do nào đấy mà loài người biến mất í... rất nhiều phim ảnh giấy bút kinh sách đã nói đến, nó ko mới; có biết cuối cùng là gì không? Không có gì. Không gì cả. 3 từ thôi: Không-có-gì. Hoàng hôn vĩnh hằng í. Thế nên hãy ăn đi, ăn súc cù là đi.
Đồng bọn đang nằm ườn ra nhà chán mớ đời, nghe thấy thế ngặt nghẽo cười bảo chứ: đâu, cho một viên sô cô la xem nào, có những vị gì. Lốc hào hứng hẳn, đây này tropical này, cappuccino này, orange này, waldbeer này, vanille này, karamell này... *con Lốc sinh nhầm năm rồi, đáng ra phải là năm con heo chớ không phại năm con hộ >"<*
chú thích: một tay cầm thìa ăn sữa chua (đang mút mát dở), một tay cầm hộp súc cù là, mặt hết sức phân vân: gió từ đâu đến và sẽ đi đâu, nào ai biết được, ăn súc cù là vị nào bi zờ, ăn đúng vị mình thích, đúng thời điểm là rất quan trọng đới :v
12.9.16
măng non búp búp
Mình nhớ cái hồi cách đây khoảng 2 năm, lúc í ông Sói được khoảng tuổi rưỡi (cỡ 16-17 tháng). Bà mẹ Cáo của Sói nhờ dì Lốc xuống trông con "cho tôi làm việc". Lốc loay hoay chơi với cháu, chơi một lúc bắt đầu hết trò vì trong phòng làm gì có giề chơi ngoài cái giá sách là cái Lốc thích nhất, Lốc lấy ở giá sách xuống quyển Ai đã bĩnh lên đầu chuột chũi và Ngủ ngon nhé khỉ đột. Mở picture book ra, nhìn tranh chỉ cho ông Sói đây là con khỉ đây là con hươu đây là con sư tử đây là chuột vân vân vân vân, quay đi quay lại ông í xé roạt roạt roạt mấy phát liền, nhìn vừa buốt hết ruột vừa buồn cười vì cái bọn nít ranh này chúng chả cần biết quý trọng cái gì, chả cần biết giá trị hay cái gì "đắt" cái gì "rẻ", chúng cứ thích là làm, đơn giản vô đối và dễ huyênh hoang vãi chưởng, xé roạt roạt roạt ra xong thì còn cười khanh khách vì tạo ra âm thanh vui tai chứ :v. Đúng là cái bọn được hưởng ân điển đất trời, chỉ cần cầm lá tung lên đầu cho rơi xuống cũng có thể cười cả ngày cơ mà :*
Hôm nay đi hội sách thấy quyển này, nghĩ tới kỉ niệm với thằng Sói con nên dì Lốc vợt luôn. Picture book là kiểu sách mà không ai từ chối cho nổi. Nhìn thôi đã mê tít thò lò rồi, chưa kể đến việc là nó rất ít chữ và dễ thương dễ hiểu dễ chịu. Đọc xong cái thì lật lại đọc từ đầu xong rồi lại hết thì lại lật lại đọc từ đầu. Cảm giác thành công vì mình đã đọc không những hết một.quyển.sách mà còn đọc đến ngấu quyển í luôn
Mình thiệt nà bựa quá đuê khửa khửa khửa :v
8.9.16
Xa loài người
Làm sao có thể hình dung được trong hai tập truyện ngắn này, với những miêu tả sống động về rừng xanh Luật rừng, Thỏa Uớc Nước, những cuộc chiến sinh tồn tanh nồng mùi máu, những cuộc săn mồi đầy răng nhọn và móng vuốt thì lại xuất hiện một truyện ngắn như Phép lạ của Purun Bhagat. Câu chuyện kể về Purun Bhagat xuất thân là một người Bà-la-môn đẳng cấp, từ bỏ danh vị, một mình bước khỏi chốn lao xao, mặc niệm, trầm tư, mắt cúi nhìn đất và ý nghĩ ở cùng mây trời. Ẩn sĩ biết rằng chẳng có điều gì lớn và chẳng có điều gì nhỏ trên thế gian này, ngày đêm cố gắng dấn vào cốt tủy của sự vật và về lại nơi linh hồn ông đã xuất phát. Một câu chuyện ngân nga chậm rãi, buồn bã và thông thái khôn tả, khiến tôi mắt đỏ hoe vì ấm lòng, nhìn nhận ra cái hạnh phúc lâu bền của sự tu hành và thiền định.
Trong lần đi chơi 30/4-1/5, quỹ thừa ra xíu tiền, anh chị em ăn uống ở Lương Sơn Bạc xong vưỡn thừa nên kéo nhau đi xem phim. Hôm í chọn Mowgli, cậu bé rừng xanh. Thể loại này thì mình thích miễn bàn nhưng mắt mù dở, mua vé muộn nên ngồi xa quá, gần như không đọc được chữ, mặt mũi thằng bé Mowgli nhìn còn mờ mờ nhòe nhòe, tiếng Anh thì nghe phập phù bập bõm nên hôm í quyết tâm về tìm Chuyện rừng xanh đọc. Quyết mãi, đến gần đây xếp lại sách theo alphabet mới lôi ra được. Và nhờ đọc hai tập truyện này mới biết là:
- Thứ nhất: không chỉ mình (là người) ghét rắn hổ mang, mà các loài khác cũng không ưa gì nó. Í hị hị hị hị, may sao có loài chồn hương oánh nhao mí rắn hổ mang được khửa khửa khửa.
- Thứ hai: xã hội loài người chính ra là cái xã hội đáng chán hơn nhiều lần ta có thể tưởng tượng được về cái buồn chán của nó. Mà chứ, ta hy vọng gì ở cái sinh vật nửa ngu muội nửa thông thái như loài người, cán cân giữa phẩm chất trí tuệ và sự ngu xuẩn của loài người là ngang bằng nhau đấy, nên là theo một nghĩa nào đấy, vẫn nên bày tỏ lòng kính trọng với sự ngu ngốc của loài người bởi sống càng lâu sẽ càng nhận ra là phẩm chất trí tuệ không thể chiến thắng được tính chất ngu si ở giống loài này. Vậy nên kính trọng sự ngu si ấy cũng là một cách an ủi khửa khửa khửa.