27.9.16

về một tình yêu không chết trong nhà mộ



Khi buồn, tôi nhất định phải đến với những nhà văn "của tôi". Oscar Wilde là một trong số những nhà văn khiến tôi có được cảm giác hạnh phúc trong chính những điều buồn bã, và, đồng thời nhìn thấy bất hạnh ngay cả khi đang hạnh phúc, chỉ bằng việc đọc
Các câu chuyện của Oscar Wilde có  bóng dáng Andersen rất rõ, của Gustave Flaubert nữa (còn của ai nữa thì tôi chưa biết), nhưng vẫn mang phong cách rất riêng của Oscar Wilde, màu mè nhưng nên thơ và hiện thực. Những câu chuyện như cuộc sống thực, không phải lúc nào cũng kết thúc có hậu, cái Thiện không phải lúc nào cũng ca khúc khải hoàn, cái Ác không phải lúc nào cũng thất bại; Tình yêu, lòng vị tha, đức hy sinh có thể được đón nhận và có thể bị phũ phàng ra sao... Hoàng tử, công chúa, ông hoàng như ở một thế giới thần tiên của con trẻ, nhưng cổ tích thần tiên này là cho những người lớn, những người hiểu về nỗi bất trắc, tréo ngoe của cuộc đời và chúng thật buồn; nhưng chúng vẫn ẩn cất trong đó sức sống mãnh liệt, không bi quan, người ta vẫn muốn sống cuộc đời của một con người lương thiện, không chiếc gôí nào êm ái cho bằng một tâm hồn trong sáng, vẫn tin vào một tình yêu thiêng liêng, một tình yêu không chết trong nhà mộ, người ta vẫn muốn sống tránh xa sự đê tiện gỉa dối dù có thể sống khác đi thì dễ dàng hơn nhiều, rất nhiều lần
ps: Hoàng tử Hạnh Phúc bản của Nhã Nam ở giữa, dịch gỉa Nguyễn Thành Châu có 5/9 truyện ngắn trong Họa mi và hoa hồng, dịch gỉa Ngô Thanh Tâm, còn Hoàng tử Hạnh Phúc ở bên phải ảnh là tuyển tập các truyện cổ thế giới trong đó có truyện cuối cùng Hoàng tử Hạnh Phúc của Oscar Wilde được ghi là xuất xứ Anh :p, do Nguyễn Ái Việt chuyển ngữ (hình như là Việt, sách năm 1986, bị mờ chữ, tôi luận ra thế :v)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét