15.9.17

Why does it always rain on me


[tên một ca khúc band Travis của tôi]
Hôm trước đọc sách Văn 6 của Cánh Buồm, Arthur Koestler gọi kiểu người làm ra tác phẩm nghệ thuật là kiểu người có “đôi mắt ướt”. Sau đó sách kể câu chuyện về một Người Dễ Khóc nhưng lại chọn việc chọc cười… cười mà buồn ơi là buồn. Đó là Vua Hề Charlot – Charlie Chaplin.
Khi ông 5 tuổi, mẹ ông là một diễn viên tạp kỹ, là người lao động chính trong gia đình một mẹ và hai con trai (bố ông nghiện rượu không ở chung nhà). Một ngày đang diễn trên sàn diễn thì bà bị khan tiếng rồi đột ngột bị mất hẳn tiếng, không hát không biểu diễn được nữa. Đêm sau đó Charlot xin ông bầu cho lên biểu diễn thay mẹ. Cậu bé 5 tuổi bắt chước y hệt mẹ mình. Cậu hát bài mẹ mình vẫn diễn và bắt chước cả cảnh mẹ mình khan tiếng rồi mất tiếng.
Câu chuyện này là gì. Thấm thía nỗi buồn của gia đình mình và biến nỗi buồn ấy thành vẻ hài hước khiến cho nỗi buồn thêm sâu đậm, phóng tác từ nó ra sự đồng cảm với cái buồn của những người cùng hoàn cảnh ngoài xã hội. Thế nó còn là gì. Là sự tiếp nhận số phận và tách biệt được số phận bên ngoài của mình với số phận tinh thần của mình. Đây chính là cách thức đi con đường hạnh phúc mà tiểu luận triết học Thông thái và số phận của Maurice Maeterlinck nói đến, không nó thì là gì nữa đây (mình mong rằng mình có thể viết được một cái gì đấy suy nghĩ của mình sau khi sắp xếp được những gì mà Thông thái và số phận tỏa ánh sáng tinh thần đến mình)
Cả ngày hôm ấy mình nghĩ mãi về 3 câu nói của Charlie Chaplin được trích dẫn trong sách Văn 6 Cánh Buồm
“I always like walking in the rain, so no one can see me crying”
“I have many problems in my life. But my lips don’t know that. They always Smile.”
“My pain may be the reason for somebody’s laugh. But my laugh must never be the reason for somebody’s pain”
Thế là mình đi lục tìm Ánh đèn sân khấu (Limelight) là quyển sách duy nhất của Charlie Chaplin mình có trong nhà [lúc ấy thấy hạnh phúc khủng khiếp í, kiểu như kiến tha lâu cũng có ngày đủ dùng í :p, đọc đến cái rì cái rì liên quan hoặc lạc bước suy nghĩ chiêm nghiệm cái là lên nhà lục ra luôn sách để đọc í, sung sướng vãi]. Quyển tiểu thuyết có nhiều yếu tố tự truyện, chắc thời nay chả ai buồn đọc nữa rồi, thật í :), nó nhấn mạnh điều muôn thuở: Bi kịch vốn có sẵn giữa phù du kiếp người và giữa cái vô tận của thời gian nhưng chẳng phải bi kịch tồn tại cũng có ý nghĩa của nó hay sao, kẻ nào chịu đựng và vượt lên bi kịch, kẻ đó biết cách làm cho số phận mình tốt đẹp hơn. Nói như Thông thái và số phận của Maurice Maeterlinck thì biến cố, bi kịch không tạo nên số phận hay một phần số phận của bạn mà việc hiểu rõ chính mình được tìm thấy trong sâu thẳm bi kịch, biến cố ấy làm biến đổi cuộc đời bạn, “những sự đỏng đảnh bất ngờ nhất của số phận sẽ dạy chúng ta tiếp nhận chính cách suy nghĩ của chúng ta”
Đêm qua có cậu bạn Saigon tôi quen trong chuyến đi Đà Lạt hỏi tôi như này: Nhưng mà chị Tú buôn lậu à, buôn ma túy phải không, không thấy chị đi làm nên em thắc mắc [chắc thấy tôi lúc nào cũng ung da ung dung đủng đà đủng đỉnh mua sách đọc sách nên nghĩ vậy :))]. Tôi cũng thành thật nói nỗi lòng mình là nếu được, tôi cũng thích buôn cái đó, có đồ để high, giúp mọi người high, lại còn có xiền nữa, có xiền tôi sẽ có nhiều xiền để làm những gì tôi muốn (tôi rất tin tưởng năng lực dùng tiền một cách đúng đắn của mình, tôi đi giúp người khó chẳng hạn). Nói vậy xong, ổng chốt câu làm dealer bán cần đi :)). Hay nghe lời ổng, tôi tạo số phận như vậy đê nhỉ, các cụ nhẻ, tôi làm người lông rân mô hình nhỏ, mua miếng đất nho nhỏ vùng khí hậu phù hợp trồng cần trồng cỏ trồng anh túc. Ôi high quá xá chụt chụt chụt <3 .="" :v="" a="" b="" c="" con="" cu="" gi="" h="" kh="" m="" n="" ng="" nh="" o="" p="" s="">

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét