26.2.17

Bựa Mèo [2]



Nghe đồn rằng bọn ở với chó mèo lâu ngày sẽ nhiễm bệnh Bựa Chó Bựa Mèo nếu không được dùng thuốc phơi nhiễm bệnh[…]. Biểu hiện bệnh là thường thích đồ cọc cạch: đi tất cọc cạch, đi giày cọc cạch, nếu quần mỗi ống một màu thì bọn nóa cũng chơi luôn không ngán; thứ nữa là thích quần áo kẻ vằn vện như anh em nhà Daltons vì bọn chúng cứ nghĩ mặc như thế thì sẽ khoác lên người bộ lông vằn vện của chóa của mều (một cảm giác vô cùng khoan khoái mềm mại dễ chịu), dù thật, nhìn cbn, mèo khác gì bộ quần áo tù, hay áo mà đã kẻ ngang thì nhất định quần phải kẻ sọc mũ kẻ caro còn tất phải chấm bi giày phải cọc cạch hoặc trộn lên thành bộ quần áo nham nham nhở nhở bôi bác choe choét (cbn chứ, một bọn rồ thứ thiệt); và biểu hiện cuối cùng là biểu hiện phổ biến và đặc trưng nhất, đó là mặt lúc nào cũng ngu như thằng mèo đứng giữa trong ảnh, tức là đại ka đang cáu chởi: tiên nhân chúng mài, bố bảo trật tự xếp hàng không chen lấn cơ mà, thì bọn Bựa thường thường mẹt vưỡn ngu như độ C của lõi mặt zời và ngoạc mỏ gào to: đại ka, đại ka, đại ka chởi em ợ... Nhìn chung những biểu hiện bên ngoài diễn ra tương đối dễ nhận. Còn về tâm lý, ban đầu thường có tính chu kỳ như trầm cảm mùa xuân (kiểu vài ngày zời nồm), nhưng càng về lâu dài tần suất càng cao dẫn đến trầm cảm bốn mùa hoặc trầm cảm quanh năm (không bỏ thừa ngày mèo nào); bên cạnh đó chen ngang bằng những cơn hưng cảm như phê cần, ai da da phê pha tăng động như chơi cỏ. Có thể nói, ở người, đây là rối loạn lưỡng cực còn ở chó mèo tạm ghi là tài-liệu-sức-khỏe-tâm-thần-chưa-công-bố-của-bệnh-Bựa Chó Bựa Mèo 
[...] thuốc phơi nhiễm Bựa Chó Bựa Mèo: thuốc đơn giản thôi, tuần hoặc tháng lấy vài lần quay về với bọn Bựa Nhân hoặc một bọn đông đông nào đấy đủ đông để mất khả năng tư duy]


22.2.17

Bựa Mèo [1]




- Đốm 1: anh, Vàng nó có báu vật 2 viên ngọc rồng sung sướng
- Đốm 2: nó là thằng dị biệt, bất khả trị, tổ tiên chúng ta từng như thế, những anh hùng hảo hán thời Miêu Quốc
- Đốm 1: em vẫn không hiểu, ngọc rồng sung sướng để làm gì?
- Đốm 2: Đệch, mài hỏi ngu vice car dice, để đáp trả thế giới chứ còn zề nữa
- Đốm 1: như loài người chĩa ngón tay thối lên zời?
- Đốm 2: cbn, anh từng ngây ngô như mài, thường hỏi những câu thừa

Another brick in the wall



Vết bớt màu cà phê sữa là quyển thứ ba trong series thám tử Erlendur Sveinsson nhưng là quyển đầu tiên được dịch sang tiếng Anh của nhà văn Iceland Arnaldur Indridason. Và như vậy, tôi đọc bị phộc tu một chút, Bụi lý chua máu tôi đọc cách đây mấy tháng là quyển ngay sau Vết bớt màu cà phê sữa :). Tôi chưa tìm hiểu về series này, nhưng hình như mỗi tập, tác gỉa đều chú trọng khai thác sâu vào một chủ đề, vấn đề xã hội họăc một loại tội phạm/tội ác; ở Vết bớt màu cà phê sữa là tội phạm hiếp dâm, quấy rối lạm dụng tình dục, ở Bụi lý chua máu là bạo lực trong gia đình, bạo hành phụ nữ và trẻ em. Và tất nhiên đằng sau nó là những hậu quả, hệ lụy nên cả hai tập này đều có độ lùi thời gian rõ rệt so với hiện tại (30-40 năm), tác gỉa khai thác mảnh đất quá khứ với nhiều tầng sâu câu chuyện để tìm và đưa ra sáng toàn bộ sự thật. Sự thật ấy khi được phơi bày thì không mang tầm vóc của một vụ án lớn nhưng nó đào tới sâu gốc rễ của câu chuyện, của những vấn đề mà xã hội càng hiện đại đang ngày càng phải đối mặt nhiều hơn. Nó không chỉ là sự thật một vụ án, nó còn là sự nghiệt ngã khi hệ lụy, nguồn gốc tội ác đẩy những đứa trẻ lớn lên trong bạo lực, sinh ra từ một vụ hiếp dâm, là con của kẻ hiếp dâm hủy hoại tâm hồn và thể xác của chính mình như giết chết một mầm mống bệnh hoạn.
Vết bớt màu cà phê sữa - cafe au lait: thuật ngữ trong y học để chỉ triệu chứng dưới da xuất hiện những đốm, bớt hoặc u dưới da màu cà phê sữa. Một triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của u xơ thần kinh - một bệnh di truyền do alen trội trên nhiễm sắc thể (NST) số 17 hoặc 22 tùy type bệnh, tỉ lệ 1/33000, 1/40000 trên toàn thế giới (là một bệnh hiếm gặp, chi tiết này rất quan trọng, là chìa khóa để có hướng điều tra, để nạn nhân là nạn nhân và thủ phạm là thủ phạm)
Vết bớt màu cà phê sữa mở đầu vào luôn trọng tâm, thám tử Erlendur tới Reykjavík điều tra án mạng, nạn nhân là một người đàn ông 69 tuổi làm nghề lái xe tải tên là Holberg, bị đánh rất mạnh vào đầu bởi một chiếc gạt tàn. Bên cạnh xác chết là mẩu giấy trên đó có viết "Tôi là ông ấy" và bức ảnh chụp ngôi mộ của một bé gái đã qua đời từ hơn 30 năm trước. Những sợi dây liên kết giữa hiện tại của nạn nhân và quá khứ bị khiếu kiện nhưng không đủ bằng chứng để kết án tội hiếp dâm, cũng như các mối quan hệ của nạn nhân, chồng chéo nhiều câu hỏi được đặt ra, và sự bất đồng quan điểm gỉa thuyết vụ án giữa Erlendur và 2 đồng nghiệp Sigurdur Óli, Elínborg khiến các nhân vật cũng như người đọc cảm thấy rối tinh, mơ hồ như có một cái gì đấy ở đây, thực sự nó vẫn ở đây mà không tìm cách tóm được một đầu mút của sợi dây dẫn đến sự thật. Nhưng cũng chính từ sự mơ hồ ấy mà khi các mảnh ghép tìm được đúng mảng màu cuả nó thì chúng được ráp nối khớp nhau thành một chỉnh thể, hiện ra một chuỗi các bức tranh xuyên suốt từ quá khứ 40 năm trước đến hiện tại 2001 được vén màn
Đến lần thứ hai đọc Arnaldur Indridason tôi mới dám khẳng định rằng thám tử Erlendur đại diện cho quan điểm pháp luật và công lý bằng cách nào đó phải tìm được thế cân bằng, cho dù là những tội ác, những bộ xương, những xác chết, vụ mất tích có bao nhiêu thời gian đã qua đi, kẻ chết đáng phải chết thì giết người vẫn là giết người, tội ác vẫn là tội ác, không có đáng hay không đáng, không có vay trả hay cào bằng sang nhau, bởi với vị thám tử này thì bản thân cuộc sống là hỗn hợp của hai thành tố thiên đường-địa ngục, thiện-ác, phải-trái, đúng-sai. Dù đọc bị đảo lộn trật tự series nhưng cảm tình của tôi với thám tử Erlendur tiếp tục có chiều hướng đi lên :), không còn cái cảm giác bất ngờ về ông thám tử luôn bị chìm trong bão tuyết, bị ám ảnh bởi những vụ mất tích, những giấc mơ, về chuyện ông hay buồn hay rút lui vào bên trong vì dù sao cũng là lần thứ hai gặp ổng rồi (đến đây xin khẳng định ông này đúng gout anh hùng điều tra phá án của tôi nhé: ngẫn nặng chứ không phải hơi hơi như tập Bụi lý chua máu). Tôi có cảm giác series về thám tử Erlendur được định nhịp điệu chậm nên tác gỉa dành tương đối dung lượng mỗi vụ án để chèn về cuộc sống riêng của Erlendur với tư cách, cương vị một người cha: bỏ rơi các con từ lúc 1-2 tuổi, là một thám tử nhưng con gái nghiện ngầy ngật không phanh..., tôi rất thích cách tác gỉa xây dựng hình ảnh người cha cho Erlendur, dù hành động có thế nào thì ông vẫn không ngừng suy tư về việc làm cha mẹ, cha và con gái, mẹ và con gái, cha và con trai, về những đứa trẻ được sinh ra chẳng ai mong muốn cũng như những đứa trẻ đã chết trong cộng đồng nhỏ bé Iceland này, nơi mà mọi người dường như có liên quan hoặc liên hệ với nhau
"Bố nghĩ là chuyện này sẽ không ảnh hưởng đến bố. Bố nghĩ rằng mình đủ mạnh mẽ để chịu đựng được tất cả những chuyện này. Bố nghĩ rằng mình có thể mặc áo giáp để chống lại nó qua nhiều năm và có thể nhìn đống rác rưởi từ xa như thể nó không phải là việc của bố, và cố gắng gĩư cho kỳ được ý thức của mình. Nhưng chẳng có khoảng cách nào cả. Và cũng chẳng có áo giáp nào cả. Chẳng ai đủ mạnh mẽ. Sự ghê tởm bám lấy bố như một linh hồn ma quỷ, nó len lỏi vào trong tâm trí bố và không để bố yên cho đến khi bố tin rằng cái đống rác rưởi ấy là bản thân cuộc sống, vì bố đã quên đi cách sống của những người bình thường. Vụ này là như vậy đấy. Giống như một linh hồn ma quỷ bị thả ra để xới tung tâm trí bố lên và kết cục là nó khiến bố bị tê liệt. Tất cả vụ này là một vũng bùn lầy mênh mông đáng kinh tởm"

Cơ sở dữ liệu di truyền học, cây phả hệ là những gì nguyên sơ nhất cho ta biết ta hình thành từ đâu, nó cũng là những bí mật xưa cũ của mỗi gia đình, những bi kịch, nỗi đau, cái chết, số phận mỗi cá nhân, nó là một Jar City (sinh viên y khoa Iceland gọi căn phòng người ta gĩư các bộ phận được lấy từ các bệnh viện, bảo quản chúng trong dung dịch phoóc môn nhằm mục đích giảng dạy là Jar City). Như một cô bé 7 tuổi trong truyện nằm trên giường bệnh hỏi bố mình rằng, tại sao chúng ta lại có mắt hả bố, ông bố trả lời chúng ta có mắt để nhìn, và ngay sau câu trả lời, cô bé sửa lại, chúng ta có nó để chúng ta có thể khóc.
Gốc rễ sự thật không phải để nhìn, mà để thấy, thấy nó và biết đau.

Mở ngoặc […]
[tôi nhất định phải kể ngoài lề như này: bệnh u xơ thần kinh trong truyện chỉ gây tử vong cho cá thể nữ, còn nam thì không hoặc gìa mới có biểu hiện bệnh, cá thể nam đẻ con gái thì con gái lại mắc bệnh và tử vong. Tôi vin vào việc chỉ cá thể nữ tử vong còn cá thể nam mang gen bệnh mà quy nó di truyền có liên quan giới tính; nên tôi mới húc đầu vào đá tìm hiểu về u xơ thần kinh cũng như chiều hướng, cơ chế di truyền của nó do truyện có sự lặp lại đều tăm tắp, nào là tự đọc tài liệu, nào là tranh luận xủng xoẻng xoong thủng chảo thủng mí bạn, chúng tôi đưa ra kết luận bệnh u xơ thần kinh không di truyền NST giới tính, mà như thế thì truyện chém gió à, tác gỉa chém gío à. Chí chóe nói nhau cả chiều, rôì sáng sau nhờ anh bạn cắt cúp đoạn giải thích ở bản tiếng Anh của truyện, rôì phải viện đến bạn đi gặp chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu gen, chạy lên khoa ngoại hỏi... và kết luận u xơ thần kinh di truyền NST thường tính trạng trội. Tôi ngậm ngùi là vô tình mà tất cả những trường hợp trong truyện biểu hiện bệnh u xơ thần kinh có dấu hiệu vết bớt cà phê đều rơi vào các bé gái, chứ chả phải giới tính cái khỉ gì, coi như bài toán của tác gỉa cho thiếu dữ kiện, lỏng lẻo nên lời giải không thuyết phục tôi mấy.
Nhưng tôi bị điêng mà, đây người ta gọi là bệnh điêng của con Lốc, kéo theo ông bạn cũng bị điêng theo, ngồi xủng xoẻng tranh luận đến mức ông bố phải ngạc nhiên là có bao giờ thấy thằng T nó nói to như thế đâu. Tối hôm ấy khi đã nghĩ cbn, ngồi note quyển sách này đi, để còn đọc quyển khác, dừng cả tuần rồi thì lúc ngồi note lại quyển này, dở sách các trang oánh dấu mới biết mình quên đi chi tiết then chốt, chỉ có 2 dòng chữ thần thánh gần cuối sách đã khớp tất cả các khúc mắc, các kiến thức và bài toán, lời giải của tác gỉa. Vậy mà Lốc cứ làm um lên, làm ông bạn phải mày mò nghiên cứu u xơ thần kinh có mấy type, type nào thì bệnh não, type nào thì thính gíac... nếu chú ý chỉ 2 dòng then chốt này thôi thì chả mất thời gian như thế rồi. Chân thành ăn năn *mắt nhấp nhánh chớp chớp Tôn Ngộ Không*
Nhưng không sao, chúng ta còn tò mò về thế giới, còn muốn tìm hiểu về nó, còn muốn đặt câu hỏi là chúng ta còn tươi trẻ, AQ tí đuê; chả nhờ zẩm như thế mà đọc cả đống chữ về u xơ thần kinh đấy thây]


14.2.17

Khoa học chẳng khó




Trẻ con bạn nào cũng hiếu kỳ về thế giới xung quanh với muôn vàn câu hỏi "Tại sao?" mà nhiều khi chính người lớn cũng rơi vào thế bí vì những câu hỏi "Tại sao" ấy :)
Gợi ý với các bác bộ 10 quyển Khoa học chẳng khó nhé :)
<3 .="" a="" b="" bi="" c="" ch="" chi="" cho="" chu="" chung="" cu="" d="" di="" duy="" g="" gi="" h="" hi="" i="" k="" kh="" khoa="" lai="" li="" lu="" m="" minh="" n="" ng="" nh="" nhi="" nho="" o="" p="" ph="" quan="" r="" s="" sao="" sau="" sinh="" suy="" t="" th="" thi="" ti="" tr="" tranh="" trong="" tuy="" u="" v="" vi="">Bộ sách gợi ý cho lứa tuổi 5+ với mục đích gieo xuống những hạt mầm khoa học, chuẩn bị cho trẻ cuộc sống chung với thiên nhiên, nên các cụ cứ vô tư đuê, U70-80 vẫn chiến tốt, miễn là vẫn còn sự tò mò về thế giới xung quanh, vẫn còn chưa biết cách sống ở Trái Đất thì vẫn cứ là đọc được nhé :p
Tôi mua bộ này dịp Dọn kho đón Tết của NN, rất nhiều người ngạc nhiên sao con điêng này mua mấy cái bộ lòe loẹt sắc màu làm gì :p. Trời thương tôi thật các cụ ạ, tự nhiên càng gìa tôi lại càng tò mò về hành tinh tôi đang sống, bỗng dưng tôi lại muốn biết về các hành tinh, ngôi sao, tinh vân, vũ trụ, loài vật ngủ đông như nào, ngủ đông có mơ ngủ không, nhịp tim thân nhiệt còn bao nhiêu khi ngủ, con gì ăn gì ăn gì, loài ăn thịt là như nào, vòng tuần hoàn của nước ra sao, sao lại có núi lửa, sao lại có suối nước nóng, hoa ra quả ra hạt là thế nào, củ cà rốt là rễ cây á, chim di trú làm gì, sao chim không định cư, chim bé tí thì sao cũng biết di trú, ngựa mang thai bao lâu, ngựa chỉ có một ngón chân thôi à, trời sắp mưa hay nắng vân vân và vân vân
Và tự nhiên là, đọc xong bộ sách này, tôi thấy mình trẻ ra vì vẫn còn bừng bừng tò mò về thế giới và hẳn là cải lão hoàn (nhi) đồng chỉ bởi như một đứa trẻ biết thêm được một tí về thế giới xung quanh và nó huyênh hoang rằng mình tài giỏi hơn ngày hôm qua hẳn một ít.
Tôi rất vui ihihihihi

Bộ 10 quyển, tôi đọc thấy nó có tính xuyên suốt á, các cụ mua đủ và đúng nha, đừng mua nhầm. Tác gỉa và họa sĩ minh họa đây ạ (cách diễn giải và minh họa qúa tuyệt, không nêu tên của họ thì thật quá lỗi)
Tác gỉa: Francoise Laurent, Michel Francesconi, Adele Tariel, Marguerite Tiberti, Christelle Huet-Gomez, Anne-Claire Leveque
Minh họa: Capucine Mazille, Celine Manillier, Emmanuelle Houssais, Jerome Peyrat

12.2.17

Hoan lạc bựa nhân



Mong ước này không dưới 2 người đã nghe em nói:
Em mong có một cái nhà biệt lập nho nhỏ, không cần tiện nghi, chỉ cần có chỗ ngủ và chỗ tắm táp poo pee (tất nhiên là phải tắm phải poo pee rồi). Ở trong cái nhà í, là một lũ khật khùng khật khưỡng, lầy và bựa nhưng rất vô tư thoải mái không chỉ với cái bựa cái lầy của mình mà với cả những kẻ còn lại, không phân biệt zai gái gìa trẻ, miễn sao vui vẻ với cái lầy cái bựa là được, đường đường chính chính sống, cái gì cũng cùng nhau mỗi người một tí đùm bọc sống, cho dù có đi chơi gái trả tiền cũng cùng nhau chơi nuốn, đứa nào không chơi được thì... bất lực nhìn :p. Tất nhiên là nghèo vì đứa nào cũng bựa, mèo chịu lao động, đã lười lại còn coi tiền bạc là cái ngoài thân kiểu ờ ờ, muốn làm gì thì làm, thế nào cũng được, tôi mèo thích kiếm tiền, thế thì không nghèo hết phần của thiên hạ thì là gì nữa đây :v
Ai da da, mong ước vậy, nào ngờ thế gian này tồn tại Giang hồ tứ quái của Cổ Long, đúng như mong ước của em, thật đúng Hoan lạc anh hùng hoan lạc bựa. Tính đến giờ Bựa Nhân Hội cũng vẫn chỉ có từng ấy gương mặt, tiếc thay đời không như tiểu thuyết kiếm hiệp Cổ Long, duyên kỳ ngộ trong có dăm chục trang đã thấy đủ mặt bằng hữu, còn Bựa Nhân Hội của con thì cứ bật bãi tằng tằng tằng chỉ bởi độ bựa độ lầy của nhân gian sao lại quá thiếu thốn như vợi :')
Chiều nay nắng hanh nhẹ, nhà đối diện mở Lệ Quyên giọng run run nũng não hát Em chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái. Em chỉ là người say bên đường anh nhìn thấy ..., đang đọc câu chuyện khật khùng này ngẩng lên nhìn xa xa, mong có ngày mình có thể ẩn cư khật khùng giữa nhân gian như thế, tự nhiên là mỉm cười, thủ dâm tinh thần rằng mình tiêu diêu ra trò. Đúng là con tim hoa xuân hé nụ bình yên
dưng mà xuân đang đi, đang đi thật rồi... trên bếp đang đun nồi gì đấy khê khê cháy cháy oi oi là :v

Ps: bộ truyện đọc do Bồ Câu xe đạp xanh gợi ý

9.2.17

Thiên sứ báo thù




Sống hơn 30 năm ở một nơi mà phần lớn thanh niên sinh ra và lớn lên, quá nửa chết vì sốc thuốc, HIV/AIDS, đỉnh điểm có những gia đình 3 trai 1 gái thì cả 3 trai đều chết trẻ do sốc thuốc, do ma túy phá hết tạng, do uống rượu đến sảng rượu say rượu để nhằm cai nghiện heroin..., không còn lạ lẫm với các câu chuyện nghiện, nguyên nhân nghiện, cai nghiện, tái nghiện, tù tội, và nhất là nghe con nghiện trình bày :3, nên khi đọc Người Con Trai của Jo Nesbo, một trong những điều khiến tôi tò mò ngay từ đầu truyện là tại sao lại có người muốn hủy hoại mình đến mức chấp nhận ngồi tù chung thân, án chồng án thay cho kẻ khác để được chu cấp heroin đầy đủ. Một kiểu từ bỏ, chối bỏ hoàn toàn cuộc sống bên ngoài song sắt :(
Người Con Trai là quyển trinh thám thứ ba của Jo Nesbo được dịch ở VN. Một quyển trinh thám điển hình công lý đứng trên cả luật pháp với rất nhiều ma túy, thế lực ngầm-tội phạm có tổ chức, nhiều máu và xác chết. Không có nhiều mảnh ghép thổi bùng đến mức nhiễu loạn không gian, thời gian như Chim cổ đỏ và Kẻ báo thù nằm trong series Harry Hole nhưng Người Con Trai có thế mạnh của trinh thám hành động, tiết tấu nhanh, suy luận sắc bén, nút thắt mở giải quyết dứt điểm gần như không ém giữ, mà vẫn giữ nguyên phong độ về kỹ thuật bài binh bố trận để người đọc suy luận (cái này rất quan trọng với dân mê truyện trinh thám), văn chương vẫn mượt mà, dù Người Con Trai được viết phóng tay hơn, uyển chuyển kết hợp cái lạnh rợn người, u ám của trinh thám Bắc Âu với tiết tấu nhanh, hơi kiểu xi nê trinh thám hành động Mỹ, việc uyển chuyển này đưa Jo Nesbo tiếp cận được nhiều độc giả hơn nữa, phần tôi thì tôi vẫn thích Jo Nesbo lạnh lạnh chậm chậm suy tư như ở series Harry Hole. Đến quyển thứ ba đọc Jo Nesbo thì mới nhệch miệng cười khẳng định rằng ông tác giả này thích chủ đề báo thù, trả thù :)), còn các nhân vật chính thì phải nghiện: nghiện thuốc lá nặng, nghiện rượu, nghiện ma túy, nghiện cờ bạc :'). Và, nhân vật trung tâm lần này, đại diện cho công lý đứng trên luật pháp được Jo Nesbo lựa chọn làm thần báo oán là Sonny Lofthus. Sonny từ một học sinh ưu tú, một tay đấu vật đầy triển vọng, sau cái chết của người cha-một cảnh sát gương mẫu được kết luận là tự tử với bức thư để lại nhận mình là gián điệp nhị trùng trong lực lượng, Người Con Trai-Sonny sụp đổ hoàn toàn, hủy hoại mình, rũ bỏ tất cả trở thành một con nghiện ma túy lầy lội vô phương cứu chữa, bất cần, chấp nhận ngồi tù thay cho kẻ khác để được chu cấp heroin đầy đủ. Một sự tính toán vừa táo bạo vừa khéo léo, xây dựng nhân vật trung tâm là một tù nhân, một con nghiện nhưng lại mang hình bóng của một thày tu, cha đạo, tỉnh giấc sau hố trượt dài 12 năm ngồi tù nghiện ngập, vượt ngục, đi tìm sự thật về cái chết của người cha và báo thù đúng chất kẻ xấu sẽ phải nhận lại những gì chúng đã gieo dựng nên một tiểu thuyết trinh thám điển hình công lý đứng trên luật pháp. Hình tượng nhân vật Sonny thành thiên sứ báo thù, Đức Phật cầm gươm khiến Người Con Trai trở nên dễ tiếp cận, nhân vật trung tâm thu hút như vậy có ưu điểm là không đòi hỏi quá nhiều sự kiên nhẫn ở người đọc, người đọc không bị gồng không bị ngán (tuy nhiên cá nhân tôi vẫn thích cái gì thực hơn, dù đọc tiểu thuyết nhưng không thích tiểu thuyết hóa thành cái gì đấy "xa đời"). Chính vì ý đồ xây dựng thần báo oán như vậy nên Người Con Trai có rất nhiều máu, súng đạn, xác chết và tôi giữ nguyên nhận định, Jo Nesbo dựng các phân cảnh về máu về đường đạn về nhát cứa dao vô cùng ấn tượng, một kiểu mô tả lạnh và đẹp mà tôi nghĩ ngay đến sắc đỏ bắn tóe trên đôi cánh trắng tuyết của thiên thần.
Sự uyển chuyển của Jo Nesbo ở Người Con Trai còn ở chính cách xây dựng nhân vật chính thứ hai, một kiểu nhân vật quen thuộc mà Jo Nesbo thích dựng, ở đây là nhân vật đại diện cho luật pháp, Simon Kefas. Một cảnh sát sắp về hưu, le lói chút lửa tàn cho thấy một quá khứ từng lừng lẫy nhưng với vết nhơ nghiện cờ bạc lấp lánh hơn cả tài năng. Ở nhân vật này người đọc tìm thấy đúng chất nhân vật điều tra quen thuộc của trinh thám Bắc Âu: cô độc, góc tối, u hoài, liều lĩnh, suy tư, chậm rãi, sắc bén và nhạy cảm... khác hẳn với mạch truyện của Sonny, thiên sứ báo thù rất có sức hút. Tuyến truyện hai nhân vật, Sonny-công lý và Simon-luật pháp này được cài xếp như hai người đồng hành cùng chạy tới một cái đích với mục đích và con đường khác nhau được tác giả xây dựng với nhịp nhanh chậm khá rõ (nhanh ở Sonny và chậm rãi ở Simon) nhưng tổng hòa không tạo nếp gấp chuyển tiếp hay cảm giác gượng ép, đột ngột.
Sau tất cả mọi sai lầm, mọi phán quyết thì cuối cùng, chính sự tha thứ là điều khiến cõi lòng ta tĩnh lặng trở lại. Trước nhất, nó là sự nhẹ nhõm cho người bị tổn thương, người tha thứ; rồi sau đó, mới đến kẻ khác.

* Đây là lần đầu tiên tôi biết trên thế giới này có tồn tại một nơi gọi là trung tâm bảo trợ cho những người nghiện ma túy, theo như mô tả thì những người nghiện đăng ký vào trung tâm và được bảo trợ về nơi ăn, ở, quần áo, sinh hoạt, thậm chí cả kim tiêm dùng một lần, cơ quan chức năng hay cảnh sát muốn ập vào cũng phải có lệnh... Tôi yêu Na Uy quá <3 p="">* Trong tình trạng hiện nay truyện trinh thám đang được dịch và khai thác ồ ạt ở VN thì không tránh được việc trinh thám nhạt toẹt, trinh thám gì mà ngu vice car dice, trinh thám gì mà muốn vứt cbn sách đi mèo muốn đọc nữa, rồi thì biên tập ẩu, dịch cứng nhắc... thì tôi gợi ý với các bạn tác giả Jo Nesbo tương đối ổn định phong độ, nếu chưa đọc quyển nào thì nên bắt đầu tác giả này bằng Người Con Trai. Còn nếu đã bắt đầu với 2q trước ở series Harry Hole vẫn đang hừng hực muốn tóm Prince - Hoàng Tử thì tiếp tục đọc Người Con Trai đi, không cùng series nhưng cũng cảm thấy ngạc nhiên đáng kể về Jo Nesbo đấy, vì có thể trộn cái chất trinh thám Bắc Âu vào trinh thám kiểu xi nê hành động Mỹ một cách uyển chuyển như thế. Quyển này mà chuyển thể thành phim thì tôi phải đi xem mí được, xem anh Sonny đạo diễn chọn diễn viên có đẹp zai hem :v. Chứ yêu thì tôi nói luôn tôi đúng chất con điêng chung thủy một lòng son yêu các anh già nhân vật điều tra u buồn nhiều góc tối nhá :v
* Đọc Jo Nesbo thuần trinh thám nhưng đây là lần hai đọc ổng mà lại si nghĩ về tình yêu, anh bạn bảo tình yêu sét oánh như trong Người Con Trai cứ phi lý kiểu gì; còn cô bạn thì lại bảo phi lý gì, đấy gọi là lãng mạn và hoàn toàn có thể xảy ra thật ngoài đời. Tôi thì sét ái tình oánh cũng trải qua rồi, giờ vẫn di chứng của sét oánh đây, nhưng thẳng thắn phải nói rằng tiểu thuyết thì phóng dụ lên tí cũng chả chết ai (tí thôi, chứ nhiều tí lại hỏng), còn tin hay không tin vào tình yêu phi ní kiểu sét oánh í, thì bác nào cụ nào bị sét oánh thì bác í cụ í mới hiểu được, chưa bị sét oánh thì còn chưa thấy nó hợp ní :v
*Bắt lỗi duy nhất là không hiểu anh Sonny học dùng súng khi nào, 16 tuổi nghiện, rồi cứ thế nghiện lầy lội, vào tù để được nuôi heroin 12-13 năm mà ra tù cái là bắn súng đì đoàng, đường đạn chuẩn vãi đạn, chuyên gia đạn đạo học còn phải lác mắt về tính toán của ảnh. Tất nhiên là con trai của một cảnh sát đáng gờm thì có năng khiếu về chiến thuật, quan sát, lập kế hoạch, hành động... là chuyện dễ hiểu, nhưng mà vụ dùng súng thuần thục thì không dễ hiểu mấy nhỉ.
À, mà cũng chính từ việc trộn chất xi nê vào, tôi thấy nhiều nhân vật phụ quá, loằng ngoằng của trinh thám Bắc Âu, lại thêm quả gia vị quá tay, nhân vật hoa hoét lia ria xuất hiện đến mấy lần đảo qua đảo lại, loạn đầu phết.

7.2.17

Nơi vạn vật bắt đầu và, kết thúc



(Almost everything comes from nothing)

Họ nói, họ muốn sinh con đẻ cái vì muốn bộ gen của mình được lưu lại trên thế gian này. Cứ như vậy, họ tin rằng đời đời con cháu mình có mang chuỗi xoắn kép DNA từ chính họ, cũng như họ mang những chuỗi xoắn DNA từ tổ tiên của mình
Còn theo một thuyết nào đấy thì từ vụ nổ của các ngôi sao mà cấu thành nên thế giới tiền con người, rồi thế giới ấy hình thành và phát triển thành thế giới ngày nay. Tôi được nặn thành từ việc nhặt trong bao la 2-3 phân tử này, 5-7 phân tử kia... cũng như em nhặt 2-3 phân tử kia, 5-7 phân tử này, để rồi đến cuối, chúng ta cũng tan thành tro bụi trong thiên hà và để lại đúng những gì đã tạo nên ta năm xưa, thậm chí phong phú hơn. Vậy thì không cần đến bộ gen của sinh sản, chúng ta cũng góp vào, để lại vũ trụ bao la này một cái gì đấy về thể xác, không ít thì nhiều. Chỉ có điều, chúng ta chấm dứt một đời về thể xác mà thôi.
Thế giới bao la và cũng thật nhỏ bé, khi tan thành triệu triệu tỉ tỉ phân tử, điều gì sẽ còn lại. Tôi và em có gặp lại nhau nữa không? Nếu cuộc đời này lúc nào cũng chỉ như lần đầu gặp gỡ thì sao? :). Cứu cánh cho những bi quan của tôi, tôi có niềm tin vào cách vận hành của nghiệp. Nghiệp là gì? Đức Phật nói: “Này các Tỳ Khưu, chính ý chí (tư tâm sở - cetana, 1 trong 52 tâm sở có mặt trong tất cả các tâm) ta gọi là nghiệp". Nghiệp: theo nghĩa phổ thông là hành động, là việc làm, song như một thuật ngữ, nghiệp có nghĩa là ý chí hay ý lực. Khi làm một điều gì, ý chí nằm đằng sau hành động ấy, và chính ý chí hay ý lực được gọi là nghiệp. Đức Phật giải thích rằng, do có ước muốn làm, lúc đó người ta mới hành động qua thân, qua lời nói, và qua tâm ý. Bất luận làm điều gì, đều có một loại nghiệp nào đó, tức là phải có một ý lực, ý chí, và ý hành. Nghiệp hay ý chí có tiềm lực cho quả, và tiềm lực này là một năng lực rất lớn. Nghiệp tức ý chí, không chấm dứt cùng với cái chết về thể xác của đời này, mà nó cứ tiếp tục và tiếp tục mãi

Dài dòng như thế bởi đây là ý nghĩ mạnh mẽ nhất tôi có được từ tiểu thuyết Bản đồ mây của David Mitchell, "Linh hồn bay ngang đời như mây băng qua trời, và dù hình thù hoặc màu sắc hoặc kích cỡ một đám mây luôn thay đổi nhưng nó vẫn là một đám mây và linh hồn cũng thế. Ai có thể nói mây được thổi đến từ đâu hay linh hồn sẽ thành ai vào ngày mai". Một tiểu thuyết gồm 6 câu chuyện mà trong mỗi truyện, nhân vật chính với đam mê (tình yêu thương), niềm tin và ý chí của mình tạo ra một năng lực rất lớn thay đổi thế giới mà họ sống. Và chính cái tổng hòa ấy không chỉ thay đổi họ với tự do ý chí của riêng mình mà còn để lại một cái gì đấy, những tiêu bản tiếp tục cho sau này, cứ tiếp tục và tiếp tục. Phải nói ngay từ đầu là tôi cảm thấy hơi thất vọng và hụt hẫng không nhỏ khi đọc xong quyển sách hơn 600 trang này (ai bảo đi nghe nhiều người khen quá nên kỳ vọng cao ngất trời), bởi tham vọng của tác giả vượt quá khả năng nên nó tạo ra một sự lỏng lẻo và gượng ép, mà suốt 4-5 ngày nay tôi mất ngủ mỗi khi nghĩ đến cái lỏng lẻo gượng ép này. Nó lỏng lẻo gượng ép thật hay là tôi ngủ nhiều hóa ngu, đọc chỉ để đọc mà không thấy gì :v
Bản đồ mây gồm 6 câu chuyện theo trình tự thời gian như thiên sử thi về loài người, từ câu chuyện thứ nhất thế kỷ 19 (1849-1850) đến câu chuyện thứ sáu vào thế kỷ tương lai, có thể là 22-23, hậu tận thế (mà tác giả gọi là sau Sụp Đổ). Dung lượng hơn 600 trang được viết theo trình tự các câu chuyện đánh số 1-2-3-4-5-6-5-4-3-2-1. Cách bài binh bố trận quay vòng lần 1 từ 1 đến 6 và vòng lần 2 cài số lùi về từng số đến 1 thế này thôi thúc độc giả phải tiếp tục và tiếp tục, nhưng chính vì thế cũng khiến không ít người cảm thấy đứt truyện giữa chừng và nếu không kiên nhẫn thì sẵn sàng ngừng luôn cũng không chết ai vì ở lượt đi 1 đến 6 thì câu chuyện 1-2 chưa rõ rồi sẽ thế nào, mọi chuyện đang ở mức mông lung, truyện 3 thì nhờ tính gây cấn như một câu chuyện trinh thám điều tra bị dừng ở cao trào nên níu người đọc lại được, truyện 4 thì lại làm giảm hứng thú vì nó lại dừng ở mông lung, truyện 5 thì sự tò mò lại tiếp tục, cho đến 6 thì người ta hoàn toàn có thể hiểu tham vọng của tác giả. Với những người đọc tinh ý, thì có thể nắm bắt được tham vọng này luôn từ nửa vòng đi đầu, thông qua chi tiết vết chàm trên người các nhân vật chính, một kiểu tiêu bản qua thời gian, hay chúng ta thường gọi là kiếp sau, người ở câu chuyện sau là kiếp sau của người ở câu chuyện trước, người ở câu chuyện sau sẽ đọc, sẽ xem về người ở câu chuyện trước; vòng lần 2 chỉ là ghép nốt các mảnh ghép vào nhau để hoàn tất thông điệp và tham vọng của tác giả. Thế còn người đọc bị ngủ quên thì sao :v, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp cho rằng cái ông tác giả này bôi ra quá nhiều, phải gọi là một tổng thể lầy lội. Tôi cũng nghĩ rằng hơi quá dài, có nhiều đoạn chán không thể tả nổi, phần lớn rơi vào câu chuyện số 4 về khổ nạn của lão xuất bản sách Timothy Cavendish, nhiều đoạn năng lực viết trinh thám điều tra của David Mitchell hạn chế, non tay, nên viết câu chuyện thứ 3 về cô phóng viên theo đuổi sự thật lò phản ứng Hydra nhàm chán, quá nhẹ đô, có khi chỉ hợp để chuyển thể riêng câu chuyện này thành phim hành động cho thật nhiều đấm đá bom đạn máu me vào để người ta chỉ cần cốt truyện cho có còn đâu là oánh đấm cho hợp xu hướng phim hành động lên ngôi :'), rồi các chi tiết ở nửa sau câu chuyện thứ 5 (câu chuyện tôi thích nhất) dù là dụng ý của tác giả nhưng các chi tiết về búp bê nhân bản vô tính bị vứt trên cầu, chuyến đi mạo hiểm vào nơi xử lý các nhân bản vô tính... thì vụng quá, người đọc tinh tí là thấy ngay một cái bẫy phơi sẵn, hơi mất đi tính bất ngờ, tiếc quá, câu chuyện số 5 này vô cùng sáng chói, ai da da tôi tiếc quá :(
Cụ thể nó như này, phần này có tiết lộ nội dung *cảnh báo*
- Câu chuyện thứ nhất ở thế kỷ 19 (1849-1850) được viết dưới dạng nhật ký hải trình của công chứng viên người Mỹ Adam Ewing (AE) từ Sydney đến California, AE bất đắc dĩ giúp đỡ một nô lệ da đen tự giải phóng mình, Autua lên tàu tìm đến một cuộc sống khác. Từ hành động này Autua đã giúp AE thoát khỏi cái chết do chính người cùng màu da với mình đầu độc, nó thay đổi cái nhìn của AE về vấn đề nô lệ, chủ nghĩa bãi nô và vạch định một cam kết của chính AE cho sự nghiệp bãi nô.
- Câu chuyện hai được viết dưới dạng những bức thư từ một lâu đài ở Bỉ (năm 1931) của chàng nhạc sỹ lưỡng tính, bị gia đình tước quyền thừa kế, đang trong cảnh nợ nần ngập lụt, phải đi làm trợ lý cho một ông nhạc sỹ già nhiễm bệnh giang mai, nói đúng ra là khơi thông lại nguồn cảm hứng sáng tác của ổng nhưng thực chất là bị bắt chẹt, sau quan hệ xác thịt với phu nhân chủ lâu đài và đem lòng yêu con gái của ông bà nhưng ái tình rơi vào tuyệt vọng, cảm hứng sáng tác thì bị chèn ép... chàng nhạc sỹ quyết hoàn thành bản Lục tấu Vân đồ và tìm đến cái chết mong thoát khỏi thế giới mình đang sống, niềm đam mê, tình yêu của chàng là thứ duy nhất còn lưu lại hậu thế
- Câu chuyện thứ 3 được viết dưới dạng truyện trinh thám, về cô phóng viên theo đuổi sự thật lò phản ứng Hydra, một câu chuyện mô típ cũ mòn không có gì mới, sự can đảm, dũng cảm giúp cô ấy theo đuổi sự thật đến cùng dù trải qua bao phen nguy nan
- Câu chuyện thứ 4 kể về khổ nạn của tay xuất bản sách Timothy Cavendish trong cơn bĩ cực bị anh trai cho ăn cú lừa phải sống trong viện dưỡng lão như trong trại uống thuốc lú và quyết tâm của Cavendish cùng các bạn già nhằm thoát khỏi cái nơi lú lẫn ấy mà về với cuộc sống đích thực của mình
- Câu chuyện 5, câu chuyện về tương lai, câu chuyện về người nhân bản vô tính. Đây là câu chuyện tôi vô cùng thích (nhất định không tiết lộ nội dung :v), thích nhất trong chuỗi 6 truyện của tiểu thuyết Bản đồ mây, tôi thích nó bởi tính sáng tạo, tư duy văn học của tác giả, chiều sâu của câu chuyện, dù vậy đoạn kết chắc do quá tham vọng truyền tải thông điệp (có rất nhiều thứ có thể chém về câu chuyện số 5 này nhưng tôi thực sự chả biết chém gì, vì kiểu gì thì kiểu cũng phải chém về thứ tôi rất ngu và sợ: Nhà nước toàn quyền, thể chế, chính trị, giai tầng, tự do ý chí thông qua bản tuyên ngôn, cá nhân chết đi để nhân rộng ý chí còn mãi... tôi chỉ biết là tôi thích nó nhất, thế thôi :v) nên tác giả viết hơi vội, gượng và hụt hơi ở đoạn cuối, tôi tiếc ngây ngất.
- Câu chuyện 6 là câu chuyện hàng trăm năm sau của câu chuyện 5. Đây là câu chuyện tôi thích thứ hai sau câu chuyện 5. Tôi là người thích đọc những gì có tí liên quan đến thuyết mạt thế, tất nhiên không phải kiểu là kẻ ngồi hô đâm mạnh nữa vào đâm nữa đi khi hay tin vật thể lạ lao vào Trái Đất, tất nhiên tôi không phải người í :v, nhưng tôi là người nếu biết ngày tận thế sẽ đến (mà chắc chắn là sẽ đến) thì ung dung thủng thẳng nằm ôm mèo gặm súc cù là và đọc sách :)). Câu chuyện 6 kể về thế giới sau Sụp Đổ. Thế giới hậu loài người sẽ chỉ còn tìm thấy sự sống ở một vài mảnh đất, thung lũng, còn phần lớn trở thành mảnh đất chết. Con người hiện nay và tương lai gần của chúng ta sẽ được gọi dưới danh xưng Người Xưa và được nhận định là chính Người Xưa tự tạo ra cơn Sụp Đổ của mình, Người Xưa mất đi kỹ năng để xây dựng xã hội cùng nhau chung sống. Người Xưa có Trí Thông Minh chiến thắng bệnh tật, khoảng cách, duy trì nòi giống và biến những điều như phép màu thành chuyện bình thường nhưng nó không giúp Người Xưa chiến thắng được lòng tham của con người: "nhiều đồ đạc hơn, nhiều thực phẩm hơn, tốc độ nhanh hơn, cuộc sống dài hơn, dễ dàng hơn, quyền lực hơn (...) Dù cho toàn Thế Giới rất rộng lớn nhưng không đủ lớn cho cơn đói đó và nó khiến cho Người Xưa xé toạc bầu trời, đun sôi biển và đầu độc đất đai bằng nguyên tử điên cuồng rồi gieo rắc những mầm mống hư hỏng khắp nơi, vì thế nhiều dịch bệnh mới ra đời, trẻ con sinh ra bị quái thai dị dạng. Cuối cùng, đầy cay đắng, nhanh như chớp mắt, các quốc gia vỡ thành những bộ lạc man rợ và Thời đại Văn minh chấm dứt, trừ một vài nơi rải rác vẫn còn le lói chút lửa tàn cuối cùng"
"Cơn đói khát của con người đã sinh ra nền Văn minh, nhưng cũng chính cơn đói khát của con người đã tiêu diệt nó"
"Cái gì làm chiến tranh bùng phát? Ý chí cầm quyền, cốt lõi của bản chất con người. Mối đe dọa bạo lực, nỗi lo sợ bạo lực hay chính bạo lực là công cụ của ý chí đáng sợ này (...). Nhà nước toàn quyền chỉ thuần túy là bản chất con người bị thổi phồng lên ở cấp độ khổng lồ. Do đó, nhà nước là những chủ thể mà luật pháp được viết ra bởi bạo lực (...). Chiến tranh là một trong hai bạn đồng hành vĩnh cửu của nhân loại"
"Ý chí cầm quyền của chúng ta, khoa học của chúng ta, và chính những khả năng đã nâng chúng ta từ khỉ lên người hoang dã, lên người hiện đại, là những khả năng sẽ bóp chết người hiện đại trước khi thiên niên kỷ này kết thúc"

Mặc cho những thế giới tương lai nhân bản vô tính (trước Sụp Đổ), sau Sụp Đổ là những trường đoạn tôi vô cùng thích như đoạn cao trào đầy luyến láy réo rắt trầm bổng nhanh chậm liên tục và liên tục của bản giao hưởng thì Bản đồ mây kết thúc một cách vô cùng êm đềm như một bản giao hưởng (bản Lục tấu vân đồ ở câu chuyện số 2) mở màn bằng nốt nhạc nào thì êm đềm kết thúc ở chính những nốt nhạc đó, trang 609 kết truyện là một trang thông điệp hết sức êm đềm như thế. Tôi đành ngậm ngùi tự bằng lòng, ờ thôi thế cho nhân loại có thời gian nghiền ngẫm ăn năn sám hối, chứ cái gì cũng thích phải bị trả giá nổ tung nổ bùm bùm bùm như pháo hoa rồi le lói xám xịt đúng kiểu tận thế, hậu loài người theo ý mình thì ác quá :))
Khi đọc hết quyển tiểu thuyết dày này, thì hãy tin rằng bạn ở đây và chính tại lúc này luôn mang một ý nghĩa nào đấy nhé, một việc nhỏ tí ti nào đó phải hoàn thành hoặc một thông điệp gì đó phải gửi đi, dù chỉ là một hạt cát trên sa mạc thì di chuyển một hạt cát cũng sẽ dẫn đến thay đổi dòng chảy lịch sử, còn tin là mình sinh ra không được lập trình để thay đổi lịch sử nữa hay không? hahaha who are we? just a speck of dust within the galaxy