18.7.16

Ngọn đèn hết dầu




Cuốn tự sự mỏng (140 trang) Một cái chết rất dịu dàng được Simone de Beauvoir viết về giai đoạn mẹ của bà, Francoise de Beauvoir bị ung thư đối mặt với đau bệnh và cái chết từng ngày.
Tuổi già ập đến, mới ngày qua còn tự kiêu rằng ta trẻ hơn tuổi 77 thì ngày nay đã "đúng là một bà cụ 77", nỗi cô đơn vì lẽ sinh tử, những ràng buộc xác phàm. Tuổi già cứ thế bất chợt đến, kéo theo nỗi sợ cái chết "má tôi có cái sợ sệt của phàm nhân", "má không sợ chính cái chết: má sợ phải nhảy qua cái gì mới chết được".
Simone thừa nhận rằng mỗi khi nghĩ đến mẹ thì bà thường lãnh đạm thờ ơ và tự hỏi mình "tại sao cái chết của mẹ tôi đã làm tôi xúc động mạnh mẽ như vậy?". Có thể bởi "mẹ tôi yêu cuộc đời cũng như tôi, mẹ tôi nổi loạn đối với sự chết cũng như tôi". Như trích dẫn của Dylan Thomas ở đầu sách: "Xin đừng bước vào cõi đêm dày này một cách dịu ngoan/ Tuổi già cần bốc cháy và điên dại vào lúc ngày sắp tàn/ Điên cuồng, điên cuồng chống lại cơn hấp hối của ánh sáng..."
Nhưng thế nào là một cái chết rất dịu dàng. Thế nào chứ, khi mà "rất ít khi ái tình, tình thân hữu, sự giao du làm cho người ta khỏi cô đơn lúc lâm chung", dù có cách nào, bên họ, cầm tay họ bao lâu thì ta vẫn ở ngoài họ. Ta chỉ biến mình thành kẻ tòng phạm của vận mệnh, để vận mệnh đàn áp mà thôi. "Tôn giáo không thể là hy vọng một sự thành công sau khi chết. Dù rằng tưởng tượng ra sự bất diệt linh hồn ở thượng giới hay ở trần gian thì sự bất diệt ấy cũng không an ủi được cái chết của người ta khi người ta tha thiết với cuộc sống"
Người ta chết khi đến cõi rồi, phải không. Không, "Người ta không chết vì đã sinh ra, đã sống ở đời hay đã già cả. Người ta chết vì một cớ gì. Biết rằng mẹ tôi vì tuổi tác mà sắp qua đời, tôi cũng không bớt kinh ngạc ghê gớm: mẹ tôi bị bệnh ung thư. Một bệnh ung thư, một bệnh tắc mạch máu, một bệnh sưng phổi: bệnh nào cũng tàn bạo và bất ngờ như máy bay lưng trời không chạy nữa. Mẹ tôi khuyến khích người đời lạc quan khi bà đã liệt giường, đã sắp ra ma còn xác định giá trị vô lượng của mỗi thời khắc; nhưng mẹ tôi quyết liệt một cách vô ích làm cho tấm màn nhàm chán thường ngày vẫn khiến ta yên dạ phải xé toang ra. Không! Làm gì có cái chết tự nhiên: không có cái gì xảy ra cho loài người lại tự nhiên mà xảy ra cả, vì sự có mặt của loài người đã đặt cuộc sống thành vấn đề. Tất cả mọi người rồi phải chết: nhưng đối với mỗi người lại là một tai ách, mà cho dù người ta biết và chấp nhận, cái chết cũng là một sự cưỡng bách, trái với lẽ thường"
vì sự có mặt của loài người đã đặt cuộc sống thành vấn đề

Ps: ngay trong đống chữ này, đã thấy rất mâu thuẫn, một kiểu mâu thuẫn không thể ra cái gì có thể phát triển được, kiểu mâu thuẫn rất là sai, nhỉ :v

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét