Ngay khi đọc xong Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, tôi biết rằng mình sẽ khó đọc thêm Thuận với những tác phẩm ở thì tương lai. Cách viết câu ngắn, lặp lại cấu trúc câu, lặp lại câu-đoạn như một điệp khúc, giọng văn lạnh lùng, giễu nhại đến một lúc nào đó sẽ thành món ăn lạ nhưng gây bội thực cho người ăn. Và nhất là khi, cái lạ, cái có sức hút, chiều sâu trong câu chuyện của Thuận, cái nhìn đau đáu từ các tác phẩm trước đây càng ngày càng xa rời thì tôi hiểu rằng kẻ đọc là tôi và người viết Thuận đang chào tạm biệt nhau giữa con đường liên tuyến người viết-người đọc. Chỉ là đến lúc, không còn hứng thú theo đuổi một người viết nào đó nữa mà thôi.
Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư có thể được xem như cảm hứng từ con số 4 (tháng Tư) gồm 4 chương, mỗi chương 4 mục giăng mắc dày đặc các sự kiện, địa chỉ, con người, sự vật, sự việc có con số 4...này cũng như các cuốn tiểu thuyết trước đó của Thuận, đòi hỏi người đọc tập trung, tỉnh táo trước và ngay khi lao vào mạch truyện mà Thuận giăng bẫy. Thời gian, không gian, nhân vật ở thời quá khứ-hiện tại đan nhau, mối quan hệ chồng chéo giao nhau phải để ý vào những chi tiết nhỏ nhưng mấu chốt để nắm bắt câu chuyện. Ở Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư là câu chuyện tuyến:
- Hắn-M-nàng-thời
- Hắn-vợ-cô-bác sĩ 44 tuổi có phòng khám riêng-Paris-Sai
-(câu chuyện in nghiêng) Nàng-Ân-ngôi nhà nàng có quầy thuốc của má bị kiểm kê niêm phong tài sản diện tư sản-ngôi nhà gia đình cô nhận được khi có công với cách mạng
phải đến tận các chương cuối người đọc mới nhận ra sợi dây liên kết các nhân vật hiện tại-quá khứ. Từ đó phóng chiếu lịch sử một giai đoạn quan trọng và nhiều ý nghĩa với mỗi người VN
Ps: Tôi bị chua hai đoạn bài hát này
"nếu là chim tôi sẽ là 4 bồ câu trắng, nếu là hoa tôi sẽ là 4 đóa hướng dương
nếu là mây tôi sẽ là 4 vầng mây ấm
nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương"
và
"Anh nằm xuống sau 4 lần đã đến đây. Đã vui chơi trong cuộc đời này. Đã bay cao trong cuộc đời đầy. Rồi nằm xuống, không bạn bè không có ai"
- bìa sách làm tôi nhớ đến tập truyện Con thuyền của Nam Lê, ở một góc nào đấy, câu chuyện cũng gợi đến điểm chung nhỉ: thuyền nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét