21.4.15

Từng quãng mười lăm năm


Đoạn tuyệt với một quãng đời là khi cố công tập hợp ký ức thì chúng vẫn cứ thuộc về một cuộc đời trước hẳn, là khi mà ta không hoàn toàn chắc mình đã từng sống qua nó. Những cái tên vô diện, những quán cà phê, những khách sạn, những cuộc khởi hành tới Mallorca, những sòng bạc tỉnh lẻ, những cú đặt cửa số 5 bình vôi...
và mùi vị của chạy trốn, những cô-cậu lỏi con chạy trốn tuổi trẻ lạc lối trôi dạt không thực sự biết, nhớ mình là ai
 "Và cuộc trò chuyện còn tiếp diễn thêm hàng giờ nữa trên sân thượng này. Những từ rỗng, những câu trống, cứ như thế, nàng và tôi, chúng tôi sống sót sau chính bản thân mình và thậm chí còn không thể đả động chút nào đến quá khứ. Nàng hết sức thoải mái trong vai diễn này. Và tôi không trách nàng: cả tôi, tôi cũng gần như quên sạch mọi thứ của đời mình, cứ thế dần dà, và mỗi lần từng mảng cuộc đời ấy rơi vụn thành bụi, tôi lại cảm thấy thật nhẹ nhõm dễ chịu"


Đọc Từ thăm thẳm lãng quên (Patrick Modiano)

20.4.15

Sớm mai cuộc đời


Buổi bình minh cuộc đời, cái lứa tuổi 15 ấy, chúng ta hay tư lự, thậm chí nhầm tưởng ta tư lự là cách ta đang trở nên thông minh hơn, băn khoăn quá nhiều, mong manh mà ngúng nguẩy dỗi hờn, ương bướng như thể con ngựa chứng đầu xanh. Nhưng sớm ban mai cuộc đời ấy ta chưa biết buồn, chưa biết đến nỗi buồn phải chia tay với tuổi thơ, nỗi buồn ngòn ngọt đắng chát của tình yêu, ta vẫn còn băn khoăn người ta nói gì khi nói về tình yêu nhỉ, người ta làm sao chịu được tình yêu hay chính xác hơn người ta làm gì với tình yêu :3
Chó hoang Dingo, hay là Câu chuyện mối tình đầu (Ruvim Phraerman) làm người đọc sống lại quãng thời gian tuổi 15 ấy đấy. Khi mà thốt nhiên chúng ta nghĩ đến một cậu bạn đen đúa, răng chìa như một chú ngựa non chỉ chăm chăm sút quả bóng nhựa vào ống đồng của ta mỗi khi cùng chơi, chỉ để ta càu nhàu, kêu la oai oái, cáu nhặng lên vì đau, chỉ để ta chú ý đến cậu, bởi đơn giản cậu thể hiện cậu rất có cảm tình với ta :v. Hay bỗng dưng nhớ đến gương mặt nhễ nhại mồ hôi của bạn, khi vừa cong mông đạp xe đến nhà ta, đập cửa gọi ta, gặp nhau nói vu vơ đôi ba câu rồi bạn lại cong mông đạp xe về vì tự nhiên muốn nhìn thấy T quá
như lúc này nhớ bạn và tự hỏi, có phải kỷ niệm đang ngóc đầu dậy và từ từ nhảy múa không hihihi
nếu người ta chia tay với quá khứ dễ dàng thì tình bạn là gì nhỉ, tình yêu là gì thế ;)

11.4.15

Được rồi được rồi, không thể khóc thế này mãi được. Suy nghĩ đi suy nghĩ đi. Não bộ phản ứng trước bất hạnh, chuyện buồn mạnh mẽ hơn hẳn niềm vui, sự phấn khích nên con người thường nhớ điều buồn bã lâu dài. Rồi rồi, tiếp nào, 6 tỉ đường đến hạnh phúc có nói nếu không tự nhiên cười được nụ cười tâm hồn Duchenne kia thì phải được đào tạo mới có thể cười được như thế, tức là phải biết cách đánh lừa bộ não. Tiếp đi tiếp đi nào. Hạnh phúc không bao giờ miễn phí. Dừng khóc đi nào. Hướng về tư duy tích cực đi. Tư duy tích cực ư, cái gì bây giờ nhỉ. Tư duy tích cực là mình chỉ đang khóc không ngừng vì cảm xúc buồn, dẫn đến cảm giác của mình là đau đớn không chịu đựng được. Được rồi, tiếp đi. Không chịu đựng được trong cơ thể với nỗi đau nên phải phát ra ngoài, qua nước mắt. Được rồi, như vậy là phản ứng hết sức bình thường. Rồi rồi, lau nước mắt đi đã, ướt xừ nó gối và áo ngủ rồi, lau cả nước mũi đi. Lau khô nước mắt nước mũi chưa. Khô rồi. Tốt. Nghĩ gì đi, cái gì hướng đến lạc quan, vui vẻ í. Cái gì bây giờ nhỉ. Con EMi. Đúng rồi, nhìn nó rất thộn, rất ngu, nhưng nó thông minh hơn vẻ ngoài ấy. Và nó tình cảm theo cách lạnh lùng, thâm trầm của nó. Và nó đang ngắm mình khóc. Quát nó chơi đi, cái tội chỉ biết nhìn mẹ khóc, chụp ảnh nó đi, nó cũng sợ máy ảnh, cái mặt nó lúc tránh máy ảnh nhìn ngu lắm. 
-EMi, don't look at me like that.
-EMi, tại sao con không bao giờ dỗ mẹ như con mèo trắng pha đen cũ í, mẹ khóc là nó nằm lòng meo meo nho nhỏ an ủi luôn
-EMi, nhìn vào máy ảnh đi
-EMi, sao con cứ nhìn mẹ như thế nhỉ. Tóm lại con là ai?
-EMi, lại đây. Mẹ nghĩ con béo phì rồi, không thấy xương sườn đâu nữa

....
Ơn mọi đấng, mẹ yêu con, EMi. Mẹ ngừng khóc rồi.

Em từng nói M sẽ sống mãi, mãi mãi. M còn được nhớ đến, thì M còn sống. M tan thành triệu triệu phân tử carbon thì M cũng bám lại trên vũ trụ này trong triệu triệu li ti ấy
Ở một thế giới nào đó, M có biết đêm nay ranh con của M nằm cuộn mình co ro trong chăn chỉ để cố gắng không gây một tiếng động thổn thức, chỉ để cố gắng chặn hai tay mình bằng cách bấu các móng tay này vào nhau. Em chỉ muốn cầm con dao cắt giấy kia làm gì đấy giải thoát cảm giác mà em đang không dung nạp nổi
Em từng hứa sẽ sống. Nên em tránh xa những gì gợi nhắc đến M, vì em muốn bảo toàn tính duy nhất, vì em muốn đánh lừa chính mình, ngụy tạo một cách thức khác để đi
Em đọc lại một thứ. Nhiều thứ sống dậy M ạ. Gần 3 năm rồi, phân tử carbon M tái tạo thành hình hài gì rồi?

8.4.15

đời sống là một vòng tròn


Sức mạnh thần thánh nào đã khiến Lốc nhấc cả mấy chồng sách lên để lấy được Khúc cầu hồn (John Hart) ra đọc, sau rất nhiều ngày quyển trinh thám này được mua về và bị quên lãng. Đọc xong phải chốt một câu là mình không ngạc nhiên khi ông John Hart này là nhà văn đầu tiên lập kỳ tích 2 năm liên tiếp trong lịch sử 56 năm đạt giải thưởng Edgar cho thể loại trinh thám hình sự hay nhất nước Mỹ. Điểm mình không thích duy nhất ở cuốn này đó là, câu chuyện oách như vậy, nhân vật Johnny 13 tuổi điểm sáng của cả câu chuyện cũng ngầu như vầy, mà sao hơn 540 trang sách mình không sao thích được cái giọng văn này, viết gì mà khô dữ cry emoticon
Đọc đến 3/4 truyện vẫn chưa thực sự biết thật ra nó còn có thể rẽ theo hướng nào được nữa mà vẫn còn 1/4 số trang thế này. Quyển trinh thám này có câu chuyện đòi hỏi người đọc phải thực sự có trật tự logic, sắp xếp riêng rẽ từng nhánh, tuyến sự kiện. Giống như là ta chơi tranh ghép: tất cả màu xanh bầu trời soạn để riêng một ô, tất cả màu xanh cây lá để một ô, tất cả màu xanh mặt nước để một ô...Ta chỉ thực sự nhìn được phần tranh bầu trời khi có miếng ghép nối bầu trời và hàng cây, chỉ thực sự nhìn được mặt hồ khi thấy chính bóng cây lá đổ xuống hồ nước. Khúc cầu hồn mang cho tôi cảm giác như vậy đấy. Rất thú vị ở mức độ chồng chéo rất có mảng, có miếng riêng biệt của nó. Nó đánh đố người đọc rối tinh rối mù như ma trận cho đến khi họ phải tự sắp xếp và nhìn ra điểm phân tách tội ác, sự kiện, hung thủ...Loáng thoáng tưởng rằng nó là câu chuyện về sự mất tích của các bé gái, về tội ác của lũ bệnh hoạn ấu dâm...thế mà không hẳn là như vậy.
Cốt lõi nó là câu chuyện về 4 gia đình tan vỡ như các mảng màu riêng biệt trong một bức tranh ghép mang tên: Đời sống là một vòng tròn
ps: ôi, tôi thích cậu bé Johnny quá kiss emoticon

6 tỉ đường đi



Trong Sáu tỉ đường đến hạnh phúc (Stefan Klein), nhà nhân chủng học, khoa học, tâm lý học Paul Ekman đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về bí mật của nụ cười. Ông bác bỏ tư duy niềm vui có thể học được, người mẹ cười với đứa bé và đứa bé cười lại, vậy tại sao một đứa bé mù bẩm sinh vẫn có thể cười tự nhiên nhất. Lý thuyết này được nghiên cứu kỹ hơn khi ông khảo sát một bộ tộc người với tư cách nhà nhân chủng học và đi đến kết luận: những cảm xúc cơ bản và cách cơ thể ta biểu hiện chúng đều là bẩm sinh
Nghiên cứu cho thấy chúng ta có 19 kiểu người và 18/19 kiểu cười ấy là không đích thực, mặc dù chúng có ích nhưng chỉ được sử dụng như chiếc mặt nạ khi ta không muốn cho người khác nhìn thấy cảm xúc thực sự của ta. Điệu cười đích thực kia mang tên Duchenne(nhà khoa học Pháp nghiên cứu về vòng cơ mắt): hai góc miệng nhếch lên, hai mắt co hẹp lại, vết nhăn xuất hiện tại hai khóe mắt, phần cơ trên của gò má bị đẩy lên. Lốc đã bảo rồi mà, cái nụ cười kiểu hoa hậu í, học cười để không lộ vết nhăn, cười chúm chím hoa mới nở, mọi người khen cười đẹp, chớ thật ra là nụ cười triệu đô đó, bao nhiêu tiền của đào tạo mới có được của người ta chứ chả đùa. Vì: Kiểu cười Duchenne là cảm xúc ngọt ngào của tâm hồn và chỉ có khoảng 10% nhân loại có thể điều khiển cơ mặt để cười kiểu Duchenne khi được yêu cầu mà không qua cuộc đào tạo đặc biệt nào

-------------------------
"...bộ não của chúng ta có hệ mạch đặc biệt đối với niềm vui, sự dễ chịu và cảm giác phấn chấn-chúng ta có một hệ hạnh phúc..."
"...bộ óc người trưởng thành vẫn tiếp tục thay đổi...các mạch trong não bộ của chúng ta thay đổi mỗi khi ta học điều gì đó...dùng loại kính hiển vi thích hợp, ta có thể nhìn thấy những biến đổi này trong não bộ. Khi đọc xong quyển sách, não của bạn trông sẽ khác trước khi bạn đọc. Những thay đổi này được kích hoạt bởi những ý nghĩ, nhưng còn nhiều hơn thế là bởi những cảm xúc. Điều này có nghĩa là, với những bài tập đúng đắn, chúng ta có thể làm tăng khả năng hạnh phúc của mình..."
-------------------------
"Bất hạnh tự nó xuất hiện nhưng hạnh phúc thì chúng ta phải mưu cầu mới có"
"Chúng ta thường có xu hướng coi hạnh phúc như là một niềm thích thú mà không cần có lịch sử, không phải trả giá, không phải một quá trình. Và điều này là phi thực tế"
"Những cảm xúc tích cực không tự nhiên sinh ra...những cảm giác tích cực không phải là may rủi số phận - chúng ta có thể và phải cố gắng để đạt được chúng"
hehehe đó là lý do vì sao hạnh phúc không miễn phí Biểu tượng cảm xúc tongue
------------------------
(đọc thêm sẽ viết tiếp)

4.4.15

MẮC KẸT TRONG KÝ ỨC

Rốt cuộc, 3 quyển của Gillian FLynn có mặt ở VN thì Gone Girl là miếng mồi ngon ở phiên bản điện ảnh thôi, chứ thua xa Bóng ma ký ức và Vết cắt hành xác.
ps: Vết cắt hành xác dịch nhiều câu, đoạn luẩn quẩn tối nghĩa, lủng củng kinh, chả thấy ai cảnh báo gì nhỉ tongue emoticon. Đi được trăm trang, nghĩ, với tình trạng này chắc không cố nốt nổi. Nhưng chết nỗi lại vào mạch truyện xừ nó rồi

Đọc Vết cắt hành xác, nhận ra 1 tí của mình. Đây là vết sẹo gần nhất (cũng cách đây gần 4 năm rồi, khi quá sợ hãi cuộc sống không có M, M bắt đầu phải ngồi xe lăn vì chân mất hẳn cảm giác, qua một cơn đau lớn và phải dùng đến cả phiện đen để giảm đau), 3 năm qua mình tập thói quen không để dao trong túi xách hoặc gần người, và đến bây giờ là sợ vật sắc, nhọn :p. Nghĩ lại những năm qua, mình khâm phục bản thân vì chịu đựng được cuộc sống mà không có M