+/ "...hoài nhớ trông như thể là sự đau đớn của vô tri"
Tôi đang tự hỏi Vô Tri có phải là đứa con gần gụi nhất của Milan Kundera? Vì tôi đọc ông tới cuốn này mới là cuốn thứ 3. Không nhiều, không đủ để hiểu.
Có biết không, tôi phải dừng rất lâu trước cái đoạn nhân vật nam (tôi cũng không nhớ tên nhân vật nữa) của Điệu valse giã từ dừng lại ở biên giới trước khi tiến tới một một nơi nào đó-hoặc không-là-một-nơi-nào?
Và rồi họ đều ra đi. Rời khỏi nơi (sẽ) chứa nỗi hoài nhớ.
+/ "Thành phố khi tôi sinh ra trải qua những tháng ngày nghèo nhất, thê thảm nhất, u tối nhất và ít vinh quang nhất trong lịch sử hai ngàn năm của nó. Với tôi, nó luôn luôn là một thành phố điêu tàn và của nỗi buồn mạt kỳ đế chế. Tôi bỏ cả đời đánh lộn với nỗi buồn này, hay (như mọi cư dân của thành phố) để biến nó thành của riêng tôi.
Istanbul-Hồi ức và thành phố
+/ “vẫn cố gắng hòa nhập vào một quê hương mới mênh mông, với một tay bám theo tương lai xa cội nguồn và một tay nắm giữ những quá khứ chưa muốn dứt lìa. Hai dòng sống vẫn trôi nhanh, cách biệt, bất kể những bất hạnh, bất lực, những đắng cay và tiếng cười đứng bên cuộc đời. Tôi không thể cưỡng lại dòng sống ở bên đây, và tôi cũng không thể trở về dòng đời bên đó.”
Giữa hai miền mưa nắng
+/ Khi em gặp anh, em quá nhỏ. Nhỏ. Và nhỏ bé.
Anh phải đi. Trở về đây sau 30 năm? trở về gần với sự đau đớn.
Cứ bay đi. Bay đi, thân yêu ạ.
Something about childhood memories
Phố nhỏ, không dài.
Một nhà thờ nhỏ và ít cây xanh.
Cha chánh xứ mắt toét, vừa giảng Phúc âm,
vừa chảy nước mũi.
Qua lời Cha,
Chúa bảo:
Sự cùng quẫn cuối cùng của con người,
đấy chính là cơ hội của Chúa.
Tớ nè Deli ơi :) lâu quá là lâu
Trả lờiXóa