11.12.24

Hans Olav Lahlum: Người

 Hans Olav Lahlum: Người


[mưa lạnh đọc trinh thám sướng thật]

thêm một tác giả trinh thám Bắc Âu đáng để theo đuổi vài quyển: Hans Olav Lahlum. Tác giả trẻ, 1973, là nhà sử học, kì thủ cờ vua nên series K2 cùng cộng sự, một cô nàng ngồi xe lăn, có câu chuyện lấy bối cảnh những năm cuối 60 thế kỷ trước, lồng ghép nhiều chi tiết, sự kiện thế chiến 2. Thế mạnh của trinh thám Bắc Âu là câu chuyện có chiều sâu, khai thác chi tiết tốt hơn hẳn trinh thám Mỹ, series này thiên về tư duy điều tra cổ điển thu thập thông tin, bối cảnh ấy thì không trông mong gì các phân tích pháp y hay kết quả giám định khoa học tiên tiến


Người ruồi có câu chuyện hay hơn Người vệ tinh, nhất là tác giả đề tặng một người bà của mình, cuối sách nói rõ câu chuyện của người bà trong thế chiến 2, câu chuyện đó gợi cảm hứng cho Olav Lahlum viết Người ruồi; nhưng đó mới chính là một câu chuyện thu hút và nếu có đủ khả năng viết câu chuyện theo đúng tài/tư liệu lịch sử về người bà thì đó thực sự là một câu chuyện đề tài điệp viên/chiến tranh, số phận con người trong cối lịch sử... có sức nặng, thậm chí nó vượt thể loại trinh thám vốn dĩ bị nhìn là bình dân, tôi chắc phải dành thời gian tìm hiểu về câu chuyện người bà này của Olav Lahlum, theo như tác giả viết thì câu chuyện này đã được xuất bản dưới dạng tiểu sử, hồi ký và có người đã viết thành phóng sự báo chí, đề tài học thuật. Người ruồi không có plot twist, cũng dễ dàng đoán ra thủ phạm, suy luận không đánh đố... nhưng, như thế mạnh của trinh thám Bắc Âu thì bản thân câu chuyện đó đã hay, không quan trọng phá án, nhất là khi hình ảnh K2 ngô nghê làm nền cho Patricia - một tư duy sắc bén bị trói chặt với xe lăn


Còn Người vệ tinh được viết tốt hơn hẳn quyển đầu Người ruồi, nếu nhìn nhận theo hướng thể loại trinh thám; plot twist tốt hơn, nhịp ổn định và cái kết theo hướng trinh thám hơn... nhưng vì quá ấn tượng với niềm cảm hứng viết Người ruồi nên đó vẫn là đầu dây để tôi theo series này, có thể thêm 1-2 quyển nữa nếu được dịch, nghe nói series 6 quyển nhưng hiện mới có 3 quyển được dịch sang tiếng Anh 


theo cách nhìn của Olav Lahlum thì mỗi chúng ta có thể đều đang là những Người ruồi, là những Người vệ tinh. Không biết là Người vệ tinh của [những] ai, nhưng những Người ruồi phần lớn là những người mà họ cứ quẩn quanh mãi, thậm chí quẩn quanh trong thế giới những cuộc đời khác qua sách vở, sống những cuộc đời khác, sống đời mình như tiểu thuyết do kẻ khác viết, bởi ở đó, bất cứ ngõ ngách đường hầm nào, họ cũng bắt gặp chính mình 









 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét