the turn of the screw của Henry James xuất hiện ở Vn với tên Chuyện ma ám ở trang viên Bly; rất ít người đọc nó rồi tự hỏi, câu chuyện í thì liên quan gì đến cái tên The turn of the screw mà Henry James đặt, đây cũng là cái tên có lẽ gây nhiều tò mò nhất mà James sử dụng [cứ làm cú thử search, đại ý: what is the meaning of the turn of the screw by HJ; why is it called the turn of the screw; what does the title "the turn of the screw" mean...]. Từ 1890 sức khoẻ, tài chính của HJ trở nên tệ hơn, lại thêm một số bạn bè, người thân của HJ qua đời, trong một thư 1895, James viết: i see ghosts everywhere. 1898 The turn of the screw ra mắt, bản thân câu chuyện cũng là những hồn ma, bóng ma vờn quanh trang viên Bly; nó không chỉ là sự thấy của hai đứa trẻ, mà còn cả cô gia sư; cái thấy của cô gia sư như một turn of the screw - được HJ chuẩn bị cho người đọc tin, tin vào cô gia sư; và từ góc độ không chuẩn bị, không chịu vào vòng HJ đánh trống lảng, thì cô gia sư đóng vai trò đao phủ, đi siết các vòng screw
vô tình nhắc đến The turn of the screw vì nhân vật nữ chính trong Ngôi nhà cuả Người Hà Lan cũng có cả chồng HJ, trong đó The turn of the screw nằm phía trên cùng của chồng sách. Câu chuyện Ngôi nhà của Người Hà Lan kéo dài 5 thập kỷ xoay quanh những người sống trong ngôi nhà Người Hà Lan; chỉ là một ngôi nhà nguy nga, một điền sản có giá trị nhưng những người từng gắn bó, từng đến đó hay từng từ đó mà đi, đều để lại quanh ngôi nhà một bóng ma, đầy đủ các bóng ma tham vọng, tiếc nuối, đơn côi, những bí mật, những điều cần độ lùi thời gian mới được thổ lộ
tôi bắt đầu sợ những câu chuyện văn học hiện đại xoay quanh một trung tâm, như ở đây là ngôi nhà người Hà Lan, kể về con người và số phận con người từ trung tâm ấy phát tán. Ngoài tính đơn điệu, thì tôi còn gặp trở ngại vô phương, luôn cảm thấy câu chuyện dẫn dắt mình đi vô phương hướng. Nhất là khi thêm yếu tố, tác giả viết nó là nữ, và Mỹ. Câu chuyện có thể dài, có thể nhiều tình tiết, diến tiến nhanh hoặc chậm... câu chuyện có thể không hề chán. Nhưng điều sau cùng là, khi đọc xong nó, tôi không đọng lại gì, không làm tôi xếp được nó vào đâu trong những câu chuyện tôi từng đọc, từng lưu ý, nó không cung cấp suy nghĩ, cũng chẳng làm ưu tư
Một người đàn ông nhờ vận may có tiền mua một điền sản lớn. Rồi người vợ vì mặc cảm mình sống trong một dinh thự xa hoa còn ngoài kia kinh tế khó khăn đói khổ nên bà luôn ghét ngôi nhà, cảm thấy chỉ có phòng bếp là nhà mình và ý nghĩ có người hầu trong nhà là điều báng bổ nên bà ấy bỏ chồng. 2 con còn nhỏ [trong đó có đứa còn ẵm ngửa] đi sang Ấn Độ giúp đỡ người nghèo, 2 đứa trẻ sống với dì ghẻ - người mà bố chúng lấy với mong muốn người vợ mới sẽ yêu ngôi nhà thay cho người vợ bỏ đi đã ghét bỏ nó. Rồi chúng rời đi, cô chị từ bé đã trở thành người mẹ bao bọc quan tâm đứa em trai, đứa bé trai lớn lên chọn học ngành Y vì theo tính toán của người chị, muốn sử dụng tối đa quỹ uỷ thác giáo dục theo di chúc người bố để lại, học Y và mong muốn thành người kinh doanh BĐS như bố... cuối cùng, ngôi nhà nơi chứa những bóng ma bất hạnh lại trở thành chốn tiệc tùng phù phiếm của thế hệ trẻ nối dài dòng họ
dùng con mắt hiện tại nhìn quá khứ thì ta không nhìn quá khứ như chính ta trong quá khứ nhìn, chính thế, quá khứ cũng phản trắc vì quá khứ thay đổi. Ngay cả những đau đớn và tổn thương; chỉ có ta vẫn ở mê cung đau thương thôi, ta luôn trở lại nó, mê muội tìm về như Hansel và Gretel làm mọi cách đánh dấu để trở về nhà - another turn of the screw "ngôi nhà chết tiệt, nhưng đấy là nơi chúng tôi đoàn tụ: giống như những con én hay cá hồi, chúng tôi là những kẻ bị giam cầm bất lực bởi vấn đề di cư"
có lẽ tôi vẫn phải thử một quyển khác của Ann Patchett, đấy là nếu tiện thì thử. Sách do Hải Đăng làm, bìa sách mô phỏng tranh vẽ nhân vật nữ chính trong truyện - cô chị gái; quyển đầu tiên tôi đọc của Hải Đăng là why we sleep, đây là quyển thứ 2 tôi đọc của đơn vị xuất bản này; tôi hay nhầm Hải Đăng và San Hô :)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét